Không phải tất cả sự lìa xa, đều là khúc ly biệt cuối cùng
Trong quá trình trưởng thành của mỗi người, có lẽ luôn có một người như thế, bạn rất sớm đã mất đi người ấy, nhưng cả một đời luôn sùng bái họ. Bắt đầu từ ngày tôi ra đời, ông luôn đem tôi đặt trong lòng bàn tay, xem như tôi là bảo bối quý giá nhất thế gian. Thời gian ông ở bên tôi có hạn, lưu giữ lại trong tôi tình yêu và sự vĩnh hằng.
Thực ra đã rất lâu rồi, tôi không nghĩ đến những hình ảnh ngày đó, chỉ là đêm qua đã mơ một giấc mơ, giống như một bộ phim đen trắng, người trong phim đang cố gắng ngồi lên ghế sofa, run rẩy giơ tay gọi tôi ngồi bên cạnh, miệng kêu "Đầu to, mau đến đây." Sau khi tỉnh lại, tôi không kìm được mà khóc. Tôi không biết đây là giấc mơ hay đoạn hồi ức trong đại não nhảy ra. Chỉ là ông ngoại à, con thực sự rất nhớ ông.
Mọi người đều nói hồi nhỏ tôi thân với ông ngoại nhất, luôn như thể con bọ xít dính chặt lấy ông, bắt chước tất cả điệu bộ của ông. Ông luôn dùng râu cọ vào, khiến tôi chạy khắp nơi trốn, lúc uống rượu cũng không quên hà vào mặt tôi một cái. Bàn tay của ông rất kỳ diệu, có thể đem những vật không bắt mắt biến thành đồ chơi, con quay, mặt dây chuyền nhỏ, thú nhồi bông.... Mỗi lần bố mẹ tức giận giả vờ định đánh tôi, tôi liền ê ê a a gọi ông ngoại bảo vệ, như thể khu an toàn độc quyền. Tiếc rằng theo từng ngày tôi lớn khôn, mắt ông càng ngày càng mờ, tai ông ngày càng nặng, thời gian ngủ càng ngày càng nhiều, sức khỏe ngày một yếu đi. Tôi mong muốn biết bao, một lần nữa được nắm tay ông bước chầm chậm, giống như ngày đó ông nắm tay tôi vậy.
Ông ngoại là cảnh sát, lời nói tác phong đều mạnh mẽ kiên cường, vô cùng uy nghiêm. Đôi khi ông nổi giận đến con vật nhỏ trong nhà cũng sợ hãi, nhưng ông ngoại chưa bao giờ hung dữ với tôi, bởi tuổi tôi quá nhỏ, lại luôn quấn lấy ông, lấy lòng ông, nên trong đám tiểu bối, ông thích tôi nhất. Ký ức lúc nhỏ bị phân tán, nhưng tôi luôn nhớ rất rõ ông ngoại giấu bố mẹ mang đồ ăn vặt cho tôi, lại luôn miệng nói răng ông không tốt, mỗi lần đều nhìn tôi ăn. Vào niên đại 5 xu có thể mua được kem bơ đó, chẳng có ai giống ông, mỗi lần đều mua cho tôi kẹo socola đắt nhất, nhìn thấy dáng vẻ trân quý và hài lòng của tôi, ông ngoại ở bên cạnh cười cưng chiều, lộ ra vẻ ấm áp dịu dàng khó thấy.
Chúng ta thường cần một người, cho dù bạn chẳng nói điều gì, người đó vẫn hiểu rõ. Ông ngoại chính là người hiểu tôi hơn cả bản thân tôi, ông chưa từng trách tôi. Về tính chất công việc, ông ngoại là người mắc chứng sạch sẽ, mỗi ngày tan làm ông đều giặt sạch chiếc áo sơ mi trắng, treo trên sân thượng phơi khô. Hồi đó tuổi tôi rất nhỏ, không hiểu tại sao ông ngoại ngày nào cũng giặt quần áo, có một lần tôi trông thấy chiếc áo sơ mi ông treo trên sân thương không ngừng nhỏ nước xuống, liền bước lên băng ghế nhỏ giơ tay vắt nước ở góc áo giúp ông, vì tay nhỏ quá không làm được, ngược lại dính vết bẩn in hình bàn tay. Mới đầu tôi bị dọa sợ, cảm thấy ông ngoại nhất định sẽ cực kỳ tức giận, vậy là kê chiếc ghế ngồi ở cửa nhà, bắt đầu khóc, còn xoắn hai tay vào nhau âm thầm lo lắng. Sau khi ông ngoại mua đồ ăn trở về tôi đang khóc lóc đáng thương ở cửa thì dở khóc dở cười, biết rõ chuyện chỉ giặt lại chiếc áo sơ mi trắng một lần nữa, đầu lông mày cũng không hề nhíu xuống. Ông ngoại biết tôi chỉ có ý tốt muốn giúp đỡ, nên ông chưa từng trách mắng tôi, ở trước mặt ông tôi vĩnh viễn là hình dáng chân thực nhất, nhẹ nhàng nhất, tôi không sợ phạm lỗi, càng không sợ ông chỉ ra chỗ sai sau khi phạm lỗi. Trong mắt tôi, ông là một người rất mạnh mẽ nhưng cũng rất dịu dàng, là người có thể mãi bảo vệ tôi.
Lúc ông ngoại đi, tôi mới 3 tuổi, khi mẹ nói "ông ngoại chết rồi" tôi hoàn toàn không biết có ý nghĩa gì, chữ "chết" đó sắc nét mà gọn gàng, nhưng thực sự khác với "đi rồi", "mất rồi"... Nghe người lớn nói, trước khi ông đi không hề có bất cứ dấu hiệu gì, giống như ngủ thiếp đi vậy. Thực sự là ngủ rồi. Đó là lần đầu tiên tôi đối diện với tử vong, nhưng tôi cái gì cũng không biết. Thân thể ông lạnh lẽo, cứng đờ phải không? Môi ông là màu xanh, không có hơi ấm phải không? Trong đám tang, tôi chỉ mang máng nhớ rằng tất cả mọi người đều hết sức tận tụy, tôi lại còn tưởng rằng đây chỉ là một trò chơi trốn tìm. Thanh minh năm thứ hai tôi cùng mẹ đi thăm mộ, tấm bia mộ đó yên lặng ở bên ông, nhưng tôi vẫn không hiểu, còn nói sao trò trốn tìm mãi chưa kết thúc vậy? Vậy nên tôi chạy từng vòng từng vòng quanh bia mộ, miệng lẩm bẩm, "Ông ngoại mau ra đi, trò chơi kết thúc rồi, mau về thôi." Ngoài sức tưởng tượng, tôi không hề sợ hãi, chỉ âm ỉ có một loại mong muốn được gặp lại. Mặc dù chuyện cách đã bao năm, nhưng cảnh tượng ngày hôm đó giống như thể được in trong não tôi vậy, tôi đơn phương tuyên bố trò chơi kết thúc rồi, nhưng ông ngoại không bao giờ xuất hiện được nữa.
Vào lúc tôi vừa biết ghi nhớ, ông ngoại đã rời đi rồi. Nhắc đến ông, tôi như có cả một bụng lời nói không hết, nhưng thế nào cũng không mở được miệng. Ở một góc độ nào đó mà nói, ông ngoại giống thần tượng tinh thần của tôi hơn, tôi của sau này cũng luôn học theo ông, mỗi ngày giặt quần áo. Ông làm việc coi trọng phong phạm, xử lý mọi thứ gọn gàng đâu vào đấy. Chịu ảnh hưởng từ ông nội, tôi cũng hy vọng bản thân có thể trở thành người quang minh chính đại, có ranh giới rõ ràng. Hồi nhỏ đến nhà bạn bè thân thiết cùng bố mẹ, ngay cả khi được phép tùy ý nô đùa, tôi cũng sẽ thành thành thực thực ngồi ở bên cạnh người lớn, không tùy tiện chạy nhảy, sẽ càng không đụng chạm lung tung. Tương tự như vậy, tôi cũng không thích bị người khác lấy đi những thứ thuộc về mình mà không nói lời nào, nếu như có đồ vật nào đó rất quan trọng lúc muốn dùng lại không tìm thấy, tôi có thể sẽ nhắc đến mấy ngày liền. Người khó chịu như tôi , tình nguyện bị người khác nói keo kiệt không đủ hào phóng, cũng không muốn bởi vì chuyện mình nhất thời huyên hoang mà đổ lỗi cho người khác. Mẹ nói bình thường ông ngoại tác phong rất ôn hòa, bất kể là nhận được giải thưởng của đơn vị hay giúp đỡ công việc trong phố, luôn giấu đi không cho người nhà biết. Người bây giờ vẫn còn ở cạnh tôi, đều vừa ôn hòa vừa cố gắng giống như ông ngoại. Tôi nghĩ, nếu ông ngoại có thể ở cạnh tôi lâu hơn một chút, tôi nhất định sẽ để ông nhìn thấy một Trịnh Sảng trầm ổn, thẳng thắn và có trách nhiệm hơn.
Ông ngoại
Tôi của hiện tại không đủ trưởng thành, tính cách đôi khi khó chịu, cũng không giỏi hòa đồng với người khác. Lúc không được như ý tôi luôn ngẩng đầu lên nhìn, như thể giữa tôi và ông ngoại có sợi dây liên kết vậy, ông sẽ phù hộ cho tôi, chỉ điểm cho tôi, dạy tôi cách chịu đựng sự hiểu nhầm, đối diện với biệt ly. Tôi biết thứ tôi phải học còn rất rất nhiều, con đường phải đi còn rất rất dài, những ngày tháng xa vời nhưng lại chẳng hề mất đi hơi ấm đó thật rõ ràng sắc nét, thời gian luôn làm bạn nhớ sâu sắc hơn. Chưa phải là muộn, rồi sẽ có một ngày nào đó tôi đủ lớn mạnh, ông nhất định sẽ nhìn thấy.
Thứ tôi muốn viết còn rất nhiều, nhưng bản tính luyên thuyên vào lúc này lại không hiển hiện ra được. Lời muốn nói quá nhiều nhưng lại không có trọng điểm, đầu bị từng đống từng đống đồ vật linh tinh chặn lại, giống như chiếc há cảo trong ấm trà muốn đổ cũng không ra, khả năng biểu đạt của tôi quả thật kém chết đi được.
Có lẽ, đối diện với người thân cận nhất, câu nói "người chết như ngọn đèn tắt", "nhập thổ vi an", là tuyệt đối không được. Lúc viết đoạn văn này, đến mấy ngày liền tôi đều mơ thấy ông ngoại về, bóng hình của ông mơ hồ quá, cúi đầu nói với tôi rất nhiều, giọng nói nhỏ nhẹ. Ông ngoại nói, ông quên nói lời tạm biệt con, tạm biệt, đứa trẻ ngoan. Tôi mong muốn biết bao mỗi ngày ông ngoại đều có thể đến trong giấc mơ, trò chuyện cùng tôi. Ngày tháng tôi không nhớ thời khắc cụ thể đó, ông nhắm nghiền mắt, giống như đang ngủ, không tỉnh lại được nữa. Nhưng tôi hy vọng ông vẫn còn, tôi không mong gì hơn ông vẫn còn.
Có người đi rồi, nhưng không phải là không còn nữa.
Đây không phải kết thúc, là lúc ông bắt đầu sống trong tim tôi.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip