Nek Tà
Trong tâm tưởng của nhiều người dân Khmer ở vùng đồng bằng sông CửuLong, ông Tà hay còn gọi là Nek Tà (hoặc Neak Ta) và ông Địa lànhững vị thần luôn gần gũi, thân thiện và mang lại phúc lành cho họ. Dođó, mỗi khi gặp chuyện rủi ro hoặc làm ăn sa sút họ thường van vái: "Xinông Tà, ông Địa gia trì cho tai qua nạn khỏi".
Về nguồn gốc của ông Tà, có rất nhiều cốt truyện li kỳ khác nhau đượcngười dân truyền miệng đến ngày nay.
Câu chuyện đầu tiên về nguồn gốc ông Tà là từ Tăng Pêm – đó là mộtngười đàn ông chừng 55 tuổi, ông chính là người cùng với ông Tư Trệt vậnđộng bà con quyên góp tiền để xây dựng miếu ông Tà, và tổ chức cúngông Tà vào dịp tháng tư vừa rồi, Ông đã cung cấp cho tôi rất nhiều câuchuyện về sự linh thiêng của ông Tà ở Ấp Tân Đại và những câu chuyện dochính bản than ông trải nghiệm. Câu chuyện được kể như sau: "Ngày xưakhi còn chưa có Đức Phật nữa, ở vùng đất này có một người đàn ông lấyđược hai bà vợ. Nhưng hai bà vợ này sống với nhau không có hợp, suốtngày đánh ghen với nhau, không ai chịu ai, vì thế ông chồng mới sắp xếpcho hai người vợ đó mỗi người ở một đầu giồng (giồng là dải đất cao, lớnbằng một làng, xã, là nơi tụ cư của người Khmer), một bà ở đầu giồng cònmột bà ở cuối giồng. Và hai người vợ đó sau này chết đi rất linh thiêng vàđược nhân dân thờ phụng và gọi là Nẹk tà.
Tăng Pêm giải thích thì Nẹk tàdịch ra tiếng Việt có nghĩa là những người có quan hệ như là sư huynh đệ,những người đàn bà có cùng chồng... Còn tà có nghĩa là ông, trong trườnghợp này Nẹk tà có nghĩa là hai người vợ của một ông. Quay lại câu chuyệncủa hai bà vợ, sau khi được chồng chia tách ra thì họ vẫn thường xuyênghen tuông nhau và hẹn nhau vào một thời điểm nào trong năm đó đểphân tranh cao thấp với nhau. Hiên tượng phân tranh này nhiều năm gầnđây vẫn còn sảy ra. Đó là hiện tượng vào ban đêm, những người dânthường thấy những cục lửa màu xanh lóe qua, lóe lại giữa hai miếu ông Tàở ấp Tân Đại. Theo họ đó là hai Nẹk tà đang giao tranh với nhau. Nhữngcuộc giao tranh này thường diễn ra vào thời điểm lúc qua mười hai giờđêm của một ngày nào đó sát với dịp diễn ra lễ cúng ông Tà. Thời giandiễn ra hiện tượng đó kéo dài trong khoảng chừng ba mươi phút.
Một sự tích khác về ông Tà là từ ông Tư Tiên cư trú tại ấp Phú Thọ, xã HiếuTrung, ông năm nay đã bảy mươi bảy tuổi rồi nhưng vẫn còn mạnh, Ôngđã tu trong chùa mười ba năm sau đó mới hoàn tục và lấy vợ. Bây giờ đãgià, nhưng ông cùng với vợ tiếp tục vô chùa tu tiếp từ lúc ông bảy mươi,ông dự định sẽ tu cho tới khi chết.
Sự tích này hoàn toàn khác với sự tích về ông Tà qua câuchuyện của Tăng Pêm: Ngày xưa trước thời điểm Đức Phật xuất hiệnkhoảng hơn hai trăm năm, có hai người đàn ông, một người là thần linh ở trên trời, còn người kia ở dưới đất. Hai người có một thù oán cá nhânkhông cách nào hóa giải, họ đánh giết lẫn nhau trong thời gian rất dài từđời này qua đời khác, cũng không hết. Cứ hoài như vậy, kiếp này người nàychết đi thì kiếp sau lại được đầu thai và tìm người kia để trả thù, người bịtrả thù thì lại đợi đến kiếp sau giết lại người kia. Vòng luân hồi thù hận đókéo dài cho đến khi Đức Phập xuất hiện, Đức Phật đã gặp hai người và cảmhóa họ. Họ đã nhận đức Phật làm thầy dù cho tuổi họ lớn hơn rất nhiều sovới đức Phật. Về sau, hai người này không còn thù hận nữa, trái lại họ bắttay làm bạn và cùng giúp nhân dân làm ruộng. Người sống ở dưới đất gầnvới nhân dân, ông biết các phương thức làm nông nghiệp và dạy cho nhândân biết trồng lúa. Còn ông thần ở trên trời biết cách làm mưa xuống chonhân dân, giúp mùa màng tươi tốt. Người sống ở dưới đất được người dânhết sức biết ơn và khi chết đi được nhân dân lập miếu để thờ cúng. Mỗinăm đến mùa gieo hạt nhân dân lại làm một lễ lớn để cúng Nekta – ôngthần ở dưới đất, thứ nhất là để cảm ơn ông đã dạy nhân dân biết cáchtrồng trọt, thứ hai là để ông chuyển lời lên bạn của ông – vị thần trên trờiđể làm mưa xuống.
Theo sự tích này, ông Tư Tiên cũng giải thích cho tôi rằng tại sao ở nhữngnơi thờ ông Tà lại có đá: Nó là những đền miếu thời Nekta đã bị đổ vỡ từrất lâu, đó là những bức tượng ông Nekta bị thời gian làm vỡ vụn rồi ngườidân mới gom chúng lại để làm kỉ niệm. Ông còn khẳng định rằng, cũnggiống như Đức Thích Ca, chỉ cómột thôi nhưng chùa nào cũng thờ. Không phải mỗi là một vị Phật khácnhau mà nhiều chùa thờ một ông và tượng có thể làm khác nhau nhữngbức tượng đó – tất cả đều là một Đức Phật. Ông Tà cũng vậy, một ông thôinhưng nhiều nơi thờ, lại có nguồn gốc không được ghi lại cho nên người tahiểu lầm là có nhiều ông Tà. Cúng ông Tà cũng không được dùng rượu vìông Tà là để tử của Phật cũng tuân theo năm điều giới cấm. Đó là :
Không sát sinh, giết người
Không ăn trộm ăn cắp
Không nói dối
Không hiếp dâm
Không uốn rượu.
Đầu heo và rượu được nhân dân mang đến miếu ông Tà, thực ra thì đầuheo không phải để cúng cho ông Tà, mà mang đến để cho những ngườiđến làm lễ người ta dùng với nhau để có sức kéo dài buổi lễ. Sau này,người dân không biết nên thờ cúng ông Tà bằng rượu mới đầu heo. Múachằng, rồi hát Dù kê hay Lâm thol cũng về sau này để cho nhân dân thamgia đông đảo cho nên nhân dân cho thêm những hình thức nghệ thuậtquần chúng để thu hút mọi người.
Ngoài hai sự tích kể trên thì còn có một sự tích khác về Nek Tà :
Hồi Đức Phật ra đời đã có tín ngưỡng cúng NeakTa, có một gia đình rấtgiàu gồm hai mẹ con. Người mẹ thấy con trưởng thành nên sắp xếp chocon trai lấy vợ nhưng vợ anh ta không thể có con để thay thế gia đình.
Mẹanh ta dự định cưới cho anh ta một cô vợ bé nhưng chưa kịp nói thì bị condâu nghe được. Người vợ đem chuyện này đi hỏi chồng có muốn có vợ békhông vì cô ấy không thể sinh con. Người chồng đồng ý, thế là cô vợ chínhcưới cho chồng một cô vợ bé nhưng quyền hành đều nằm trong tay cô vợchính.
Không chỉ thế, cô vợ chính tìm đủ cách để cô vợ bé không thể cócon, nếu cô vợ bé có con bà tìm mọi cách phá cho cô vợ bé bị hư thai. Mộtlần, hai lần rồi ba lần, cô vợ bé rất tức giận và tranh đấu với cô vợ chính,thề sẽ đến một lúc nào đó sẽ ăn thịt con của người vợ lớn.
Thế rồi, bà vợbé mất đi và đầu thai sống lại, tìm cách ăn thịt con bà vợ lớn. Cứ như thếhết kiếp này đến kiếp khác. Kiếp cuối cùng, cô vợ bé sinh ra thành bà chằnvà đi ăn thịt đứa con bà vợ lớn. Thế nhưng bà chằn không ăn thịt được vìcô vợ lớn đã ẳm em bé chạy vào trong chùa. Vừa đến chùa, lúc đó ÔngPhật đang thuyết pháp, còn bà chằn chạy đến chùa nhưng bị các nàng tiêngiữ cổng chùa chặn lại, không cho vô nhưng Ông Phật bảo nàng tiên cứ đểcho bà chằn vô vì ông Phật biết rất rõ về chuyện của hai người.
Sau khi vàochùa, hai người được nghe Phật thuyết pháp, Phật giảng nếu ai cũng muốn thắng, muốn trả thù thì không bao giờ chấm dứt, hết đời này sang đờikhác đi chăng nữa thì cũng như vậy. Hai người hiểu ra và không còn giậnnhau nữa, sau đó hai người bắt tay làm bạn. Ông Phật mới bảo cô vợ đangẳm đứa con giao đứa bé cho bà chằn ẳm, cô vợ sợ nên đã không đưa.Nhưng khi nghe Phật nói giờ bà chằn không thể ăn thịt em bé được vì bàđã thọ giới. Thế rồi, cô vợ cũng giao cho bà chằn, và em bé đã không khóc.
Sau đó, bà chằn đi theo cô vợ này về ở chung với họ, cô vợ có con nuôi bàchằn. Thời gian trôi qua, bà chằn mất đi, cô vợ mới đem chôn cất bà ở đầuxóm. Cô vợ có con xuất phát từ vùng nông thôn nên nghề chính là làmruộng. Năm nào ruộng nhà bà cũng trúng vụ, trong khi các hộ xung quanhthì không trúng mà có khi còn thất vụ. Bởi bà chằn thường báo cho cô vợcó con biết khi nào trời có mưa, chỗ nào nước sâu, nước cạn; chỗ nào nêntrồng chỗ nào không ... nên cô vợ có con mới trúng vụ. Cô vợ thấy dânlàng thất mùa quá, bèn kể câu chuyện giữa cô và bà chằn cho mọi ngườinghe, thế là người dân ra chỗ bà chằn được chôn cúng vái, xin cho đượctrúng mùa vụ.
Như vậy bà chằng trong chuyện chính là Neakta mà người dân bây giờ tônthờ. Và đồng thời cũng có lý khi mà ở trong những lễ cúng ông Tà đều cóhình thức múa chằng, đó là một cách múa mà những người đàn ông thamgia phải khỏe mạnh chia làm hai đội để đánh nhau, họ cũng vẽ lên mặtnhững đường nét quái dị, vừa nhảy múa vừa đánh lộn để mở đường chokiệu rước đầu heo đi xung quanh làng.
Một câu chuyện khác đó là: Chuyện kể của anh Giàu, người Kinh, 24 tuổi,con của người quản lý miếu Neakta ấp Tân Đại – Ngọc Phúc thu thập được :
Ngày xưa, thời người Khmer và người Việt mới đến đây còn hoang sơ thìcó giai đoạn người Khmer Đỏ tràn qua cướp bóc, giết hại người Khmer vàngười Việt. Ông Tà thấy vậy ra sức đánh đuổi giặc, ông giống như vị tướng,thân hình rắn chắc không có ai có thể chặt nổi. Bao nhiêu lính giặc qua đâyđều bại dưới tay ông. Một lần có hai tên giặc bên đó sang, tìm giết ôngnhưng không được. Ông thấy vậy mới ra điều kiện: ông sẽ cho bọn giặcgiết chết nếu như bọn giặc hứa sẽ không cho quân sang đánh, làm hạiđồng bào bên này. Cuối cùng bọn giặc nhận lời, ông đứng yên cho bọn đódùng kiếm chém ông nhưng ông vẫn không chết vì da thịt của ông rất rắnchắc. Thế là, ông bày cho bọn giặc dùng kiếm chặt bẹ dừa nước làm đôi rồidùng bẹ dừa nước đó chặt lên người ông, bọn giặc làm theo, quả nhiên lúcnày chúng có thể chặt ông ra thành nhiều mảnh. Thế là ông Tà chết và lâungày da thịt ông hóa thành những viên đá, người dân nhớ đến công ơncủa ông Tà nên đem những viên đá đó về thờ.
Ông Tà – một biểu tượng tâm linh của người dân Nam Bộ từ thời khẩnhoang mở cõi cho đến tận ngày nay. Đặc biệt đối với người dân làm nôngthì trước mỗi vụ mùa hoặc chuẩn bị đi đánh bắt tôm cá, họ đều khấn váiông Tà, xin cho mùa màng bội thu, tôm cá "trúng mánh", thể hiện niềm tincủa họ vào vị thần này là vô cùng to lớn.
Tục thờ cúng ông Tà được cho là ảnh hưởng từ người Khmer, nhiều nhànghiên cứu cho rằng "ông Tà" được đọc chệch từ chữ "Neak Ta" có nghĩa làthần linh, người cai quản một phum sóc hoặc một vùng đất rộng lớn theovăn hóa Khmer. Khác với ông Địa thường được xem là vị thần cai quản nhàcửa thì ông Tà được thờ để cai quản ruộng vườn, hoa màu, do đó mà nơithờ ông Tà cũng linh hoạt không kém. Có nơi thờ ông Tà ở trong nhà, cạnhbàn thông thiên, cũng có nơi thờ ông Tà ở ngoài ruộng, vàm kinh, vàmrạch, dưới những gốc cây to.
Vật thờ của ông Tà thường là một tảng đá, chính do vậy mà cũng có ngườigọi tục thờ ông Tà là tục thờ đá. Có những miếu chỉ thờ một tảng đá kèmtheo lư hương, nhưng cũng có miếu thờ một tảng đá to, xung quanh lànhững tảng đá nhỏ hơn để đại diện cho ma quỷ quy phục dưới chân ôngTà mà không dám quấy nhiễu người dân. Theo tiến trình lịch sử của sự giaothoa văn hóa mà ngày nay nhiều nơi thờ tự cả ông Tà và ông Địa chungmột nơi với ý mong muốn nhà cửa ruộng vườn đều có thần linh trông coi,an tâm gấp bội và với những nơi thờ như vậy thì tảng đá ông Tà sẽ đượcđặt cạnh bài vị bằng chữ Hán của ông Địa.
Việc dâng lễ thờ ông Tà cũng có nhiều nét thú vị. Khi người dân cúng bấtcứ đồ ăn thức uống gì cho ông Tà thì đều bắt buộc phải thử một miếng, lído cho việc này là để ông Tà an tâm rằng thức ăn không bị hạ độc. Theonhiều giai thoại kể lại ông Tà từng bị hạ độc nên ông rất kỹ tính khi dùng đồ cúng, cũng có những mẫuchuyện hài như có người trộn thuốc sổ vào đồ cúng ông Tà, báo hại ông bịlũ rượt mấy ngày mấy đêm nên từ đó về sau ai cúng gì thì phải ăn trước đểlàm tin.
Mặc dù là một vị thần nhưng ông Tà vô cùng gần gũi với người dân, nhữngcâu chuyện về ông Tà và người nông dân chơi khăm nhau, ông Tà yêu quýtrẻ con thế nào và vị thần này yêu thích các thức quà bình dân như nảichuối, hột vịt lộn,... ra sao càng thể hiện sự nhân cách hóa tín ngưỡng nhângian này trong tâm thức của người Nam Bộ nói chung và người dân làmnghề nông nói riêng. Ông Tà vẫn sẽ ở đó, tồn tại mãi với mảnh ruộng,mảnh vườn và là một phần không thể thay thế trong đời sống tinh thầncủa con người vùng đồng bằng sông Cửu Long trù phú.
Nguồn bài viết : http://truyenxuatichcu.com/than-thoai-viet-nam/su-tich-ong-ta-nek-ta-cua-nguoi-khmer-nam-bo.html
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip