Bài 1: Vào phủ chúa Trịnh (trích kinh kí sự)

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả: Lê Hữu Trác (1724 – 1791) hiệu: Hải Thượng Lãn Ông.

A) Cuộc đời: Là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn mở trường dạy học.

B) Sự nghiệp sáng tác: Hải thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển).

2. Tác phẩm: “ thượng kinh kí sự”

Kí sự: Là thể văn ghi chép câu chuyện có thật, tương đối hoàn chỉnh.

-Thượng kinh kí sự sáng tác 1783.

3. Đoạn trích: “ vào phủ chúa Trịnh”

- Trích “Thượng kinh kí sự” nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.

4. Bố cục: 2 phần.
+ P1 (…xem mạch Đông cung cho thật kĩ): Cuộc sống nơi phủ chúa.

+ P2 (còn lại): Cảnh LHT bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Quan cảnh cách sinh hoạt:

a. Quang cảnh trong phủ chúa:

- Đường vào phủ:

+ “Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp” qua nhiều lần cửa, mỗi lần cửa có lính gác.

+ Khuôn viên phủ chúa: “hậu mã quân túc trực”

+ Vườn hoa trong phủ: “ cây cối um tùm, chim kêu mùi hương”

+ Người ra vào tấp nập, phải có thẻ.

- Bên trong phủ:

+ “Nhà đại đường, quyển bồng, gác tía, đồ đạc dân gian chưa từng thấy, mâm vàng, chén bạc”

+ Cột: Sơn son thiếc vàng.

- Nội cung của thế tử:

+ “qua năm sáu lần trướng gấm, sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, nệm gấm, màn là che ngang sân, xung quanh lấp lánh, hương hoa ngò ngạt”

=> cách ghi chép tỉ mỉ, chi tiết.

=> Quang cảnh phủ chúa cực kì tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng.

b. Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa.

- Cách đưa đón thầy thuốc: “ đầy tớ chạy đằng trước hét đường, cáng chạy như ngựa lồng, người giữ cửa truyền bá rộn ràng”

=> Chúa giữ vị trí trọng yếu và có quyền uy tối thượng trong triều đình.
(Bài thơ của tác giả minh chứng rõ thêm quyền uy nơi phủ chúa)

Tác giả không được nhìn thấy chúa Trịnh, mọi việc phải thông qua truyền mệnh.

- Những lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử đều phải hết sức cung kính, lễ độ: “ Thánh thượng đang ngự yết kiến hầu mạch hầu trà”

Tác giả phải quỳ lạy thế tử.

- Chúa Trịnh luôn có “ phi tần chầu chực”

=> Cung cách sinh hoạt nhiều lễ nghi, khuôn phép cho thấy sự cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa.

c. Nhân cách con người Lê Hữu Trác và tâm tư của tác giả.

* Cách nhìn, thái độ của LHT đối với cuộc sống nơi phủ chúa.

- Đứng trước phủ chúa xa hoa: tác giả dừng dưng, châm biếm.

+ “Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường, bèn ngâm một bài thơ với lời khái quát :Cả trời Nam sang nhất là đây”

=> không đồng tình với cuộc sống quá no đủ những thiếu sinh khí.

- Khi được mời ăn sáng:

+ “ tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”

- Cảm nhận đường vào nội cung:

+ “ tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả”

- Nói về bệnh của thế tử:

+ “ Vì thế tử ở trong tạng phủ yếu đi”

=> Mặc dù khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa song tác giả vẫn dửng dưng trước những quyến rũ vật chất nơi đây, không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do

* Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của LHT:

- Lúc đầu: định chữa bệnh cầm chừng tránh bị công danh ràng buộc.

- Sau đó: Thẳng thắn đưa ra cách chữa đúng bệnh, kiên trì giải thích, dù khác ý với các quan thái yà lương tâm, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng.

=> Tác giả là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng, già dặn kinh nghiệm.

=> Ông là thầy thuốc có lương tâm và đức độ.

=> Xem thường danh lợi, quyền quý, yêu tự do và nếp sống thanh đạm.

III. Tổng kết:

a. Nghệ thuật:

- Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực. Tả cảnh cụ thể, sống động, chọn lựa những chi tiết “đắt” gây ấn tượng mạnh.

- Cách kể chuyện hấp dẫn, chân thực, hài hước.

- Kết hợp giữa văn xuôi và văn vần làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện kín đáo thái độ của người viết.

b. Nội dung:

Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh phản ánh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa, hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của tác giả.

Chúc bạn học tốt văn ^^ !

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: #dục#giáo