su ra doi cua nsnn
1. Sự ra đời của ngân sách nhà nước và thuật ngữ ngân sách nhà nước
Lịch sử tài chính công đã chứng minh rằng có sự khácnhau đáng kể giữa ngân sách nhà nước và thuật ngữ ngânsách nhà nước. Nếu ngân sách nhà nước - với ý nghĩa là quỹtiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước, ra đời từ rất sớmcùng với sự hình thành của nhà nước trong lịch sử thì thuậtngữ ngân sách nhà nước - với tính cách là một khái niệmkhoa học, lại ra đời muộn hơn rất nhiều, khi nhà nước đãphát triển đến giai đoạn nhất định mà ở đó sự phân biệt giữatài chính công và tài chính tư đã trở nên cần thiết như mộtnhu cầu bất khả tránh.
Trong thời kỳ đầu của lịch sử nhà nước, quỹ tiền tệ tậptrung lớn nhất của nhà nước (mà sau này được gọi là quỹngân sách nhà nước) do người đứng đầu nhà nước quyếtđịnh. Ở giai đoạn này, quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhànước tuy cũng được thiết lập và sử dụng cho nhu cầu của nhànước nhưng hoàn toàn chưa được quan niệm là "ngân sáchnhà nước" theo đúng nghĩa của danh từ này mà ngày naychúng ta vẫn thường quan niệm. Sở dĩ có thể nhận xét nhưvậy là bởi vì, trong giai đoạn này việc thiết lập, quản lý và sửdụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước hầu nhưkhông được kế hoạch hoá, không được xác định niên độ vàcũng không có luật lệ nào điều chỉnh một cách chi tiết, cụthể.(l) Mặt khác, vào thời điểm đó người ta cũng chưa thểphân biệt và phân tách một cách rạch ròi giữa các khoản chi tiêu công cộng mang tính quốc gia với các khoản chi tiêumang tính cá nhân của người đứng đầu bộ máy nhà nước.
Các khoản thu và chi của người đứng đầu quốc gia luôn đượchiểu đồng nghĩa với việc thu, chi của bộ máy chính quyềnnhà nước, mặc dù trong nhiều trường hợp chúng được thựchiện không phải hoàn toàn vì lợi ích quốc gia. Sự mập mờ vàthiếu minh bạch giữa lợi ích công và lợi ích tư trong việchình thành, quản lý, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhấtcủa nhà nước cùng với bản chất của chế độ tập quyền quânchủ đã khiến cho các khoản chi tiêu ngày càng gia tăng trongtình trạng không thể kiểm soát được. Trên thực tế, hầu nhưgánh nặng chi tiêu của bộ máy quyền lực khổng lồ này đềuđược chia sẻ bởi dân chúng bằng gánh nặng thuế khoá nhưngchính những người phải đóng thuế là dân chúng lại khôngthể kiểm soát được giới hạn các khoản thu và các khoản chimà nhà nước thực hiện. Sự độc quyền của nhà vua (với tưcách là người đứng đầu nhà nước) trong việc quyết định cáckhoản thu và chi tiêu của chính quyền nhà nước thời bấy giờcùng với sự mập mờ, thiếu công khai minh bạch trong hoạt động tài chính nhà nước chính là những đặc trưng cơ bản của~ lớn tài chính thời quân chủ.
Trong suất những năm tồn tại của nhà nước chiếm hữunô lệ và nhà nước phong kiến, chế độ thuế khoá nặng nề, bấtcông cùng với sự chi tiêu lãng phí của nhà nước đã nhennhóm trong lòng dân chúng những khát vọng về một chế độtài chính dân chủ, trong đó dân chúng phải có quyền thamgia kiểm soát việc thu thuế và quyết định việc sử dụng sốtiền thuế đó như thế nào cho các nhu cầu công cộng. Ýtưởng về sự tách bạch giữa tài chính công (hoạt động thu, chicủa nhà nước) và tài chính tư (hoạt động thu, chi của cá nhâncác thành viên trong bộ máy quyền lực nhà nước) đã bắt đầumanh nha từ trong lòng chế độ phong kiến và trở thành mụctiêu đấu tranh của các tầng lớp xã hội tiến bộ (trong đó đạidiện điển hình là giai cấp tư sản) nhằm chống lại chế độvương triều phong kiến. Chó đến khi quốc hội đầu tiên ra đờitrong lịch sử và trở thành một nhánh quyền lực trong bộ máynhà nước thì sứ mệnh đầu tiên của quốc hội là phải tìm cáchđoạt từ tay nhà vua thẩm quyền về tài chính, bao gồm quyềnbiểu quyết các khoản thu (chủ yếu là thuê) và biểu quyết cáckhoản chi tiêu mà chính quyền phong kiến sẽ được phép thựchiện trong thời hạn nhất định. Sự thắng lợi đầy khó khăn củanhững người đại diện nhân dân (tức là quốc hội) trong cuộctương tranh quyền lực với nhà vua vì mục đích đấu tranh choviệc hình thành một nền tài chính dân chủ tiến bộ đã từngđược xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời củathuật ngữ "ngân sách nhà nước" trong lịch sử.
Theo các tài liệu nghiên cứu một cách có hệ thống vềngân sách,(l) khái niệm "ngân sách nhà nước" bắt đầu hìnhthành đầu tiên ở nước Anh, sau đó được sử dụng rộng rãi ởPháp, với ý nghĩa chỉ "túi tiền" của người thủ quỹ ngân khố.
Cũng theo sự phân tích của các tài liệu này, kể từ khi xuấthiện quốc hội trong bộ máy nhà nước với hành trang đầu tiênlà quyền lực về tài chính, ý tưởng phân chia và phân tách mộtcách rạch ròi giữa các khoản thu, chi "công" với các khoảnthu, chi "tư ' cũng ngày càng trở nên rõ nét hơn. Theo quanđiểm này, tất cả những khoản thu và chi mang tính chất"công" đều thuộc về nhà nước, do nhà nước thực hiện và đượcgọi là "ngân sách nhà nước". Thuật ngữ "ngân sách nhà nước"đã ra đời trong hoàn cảnh đó và cho đến nay, nó vẫn luônđược thừa nhận như một thuật ngữ chính thống trong hệ thốngthuật ngữ của nền kinh tế học cổ điển cũng như hiện đại.
Ngày nay, thuật ngữ "ngân sách nhà nước" được sử dụngrộng rãi không chỉ trong các diễn đàn khoa học mà cả trongđời sống thực tiễn, với ngụ ý đề cao ý thức chính trị của dânchúng trong việc đóng thuế cho quốc gia để góp phần chia sẻgánh nặng chi tiêu với chính phủ. Mặt khác, việc sử dụngrộng rãi thuật ngữ này cũng nhằm phân biệt giữa ngân sáchcủa nhà nước với ngân sách của hộ gia đình, cá nhân và ngânsách của các tổ chức, đoàn thể xã hội.
Cùng với thời gian, sự phát triển không ngừng của khoahọc kinh tế cũng như của chính bản thân các hoạt động kinhtế đã làm cho thuật ngữ "ngân sách nhà nước" được quanniệm và giải thích ngày càng sâu sắc hơn. Nếu như lúc đầu,thuật ngữ ngân sách nhà nước chỉ được hiểu một cách đơnthuần, giản dị là bản dự trù các khoản thu và chi tiêu mangtính chất "công" thì về sau thuật ngữ ngân sách nhà nước đãđược quan niệm đầy đủ và rõ ràng hơn, với ý tưởng coi ngânsách nhà nước như là công cụ phân phối của cải vật chấttrong tay nhà nước để điều tiết các hoạt động kinh tế và duytrì bộ máy quyền lực chính trị trong xã hội.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip