TÀI LIỆU ÔN THI HỌC KÌ I

TÀI LIỆU ÔN THI HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC 2009-2010

CHUYÊN ĐỀ 1

TÁI HIỆN KIẾN THC VỀ GIAI ĐOẠN, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

VH VIỆT NAM VÀ VH NƯỚC NGOÀI ( 2 ĐIỂM)

                    BÀI 1:      KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

                                             TỪ CM T8-1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

I.VHVN TỪ CM T8 1945 ĐẾN 1975:

1)Hoàn cảnh lịch sử,xã hội,văn hoá:

-Đường lối văn nghệ của Đảng,sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất.

-Hai cuộc kháng chiến (Pháp Mĩ) kéo dài 30 năm đã tác động một cách mạnh mẽ,sâu sắc tới đời sống vật chất,tinh thần của toàn dân tộ,trong đó có văn học nghệ thuật.Hoàn cảnh đó đã tạo nên ở văn học giai đoạn này những đặc điểm và tính chất riêng của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt.

-Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển.Về văn hoá,từ năm 1945 đến năm 1975, điều kiện giao lưu bị hạn chế,nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hoá các nước XHCN(Liên Xô, Trung Quốc…)

2)Qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:( Phần này học sinh xem lại SGK)

*Các chặng đường:-1945-1954

                               -1955-1965

                               -1965-1975

*Các đặc điểm văn học VN từ CMT8 1945-1975:

-Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng CM hoá,gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

-Nền văn học hướng về đại chúng.

-Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

(+Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện sau:VH đề cập đến những vấn đềcó ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc.Nhân vật chính là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách,phẩm chất và ý chí của dân tộc,tiêu biểu là cho lí tưởng cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng cá nhân.Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn.Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca,trang trọng và đẹp một cách tráng lệ,hào hùng.

+Cảm hứng lãng mạn.:là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng.Cảm hứng lãngạn trong văn học giai đoạn này chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp con người mới,ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.)

II.VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX:

1)Hoàn cảnh lịch sử (hs xem lại SGK)

2)Những thành tựu ban đầu: (hs xem lại SGK)

3) Đặc điểm văn học giai đoạn 1975 đến hết thế kỉ XX:

-Từ 1975 và nhất là từ 1986,văn học Việt Nam từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới.Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá,mang tính nhân bảnnhân văn sâu sắc.Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài,chủ đề;phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật;cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy.

-Văn học đã khám phá con người trong mối quan hệ đa dạng và phức tạp,thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống,kể cả đời sống tâm linh.

-Cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong,quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường.

-Tuy nhiên,bên cạnh những mặt tích cực và những tìm tòi đúng hướng cũng nảy sinh những biểu hiện quá đà,thiếu lành mạnh.Văn học có xu hướng nói nhiều tới mặt trái của xã hội, ít nhiều có khuynh hướng bạo lực.

                                             BÀI 2:     TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

                                                                                         -HỒ CHÍ MINH-

I.HỒ CHÍ MINH (HCM):

1)Quan điểm sáng tác:

- HCM coi văn học là vũ khí đấu tranh cách mạng.

  (   “ Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

Hoặc:”Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận.Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.”)

-HCM luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.

(Tính chân thật được coi là thước đo giá trị của văn chương nghệ thuật.Người nhắc nhở giới nghệ sĩ”nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và đề cao tính sáng tạo”chớ có gò bó vào một khuôn,làm mất vẻ sáng tạo”)

-HCM luôn coi trọng mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung  và hình thức tác phẩm.Người luôn đặt câu hỏi “viết cho ai?”,”viết để làm gì? ” rồi mới quyết định “viết như thế nào?”.

2)Phong cách nghệ thuật HCM:

Phong cách nghệ thuật HCM vô cùng độc đáo và đa dạng.Nhìn chung, ở mỗi thể loại văn học,từ văn chính luận,truyện,kí đến thơ ca,HCM đều tạo được nh ững nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn.

-Văn chính luận:thường ngắn gọn,tư duy sắc sảo,lập luận chặt chẽ,lí lẽ đanh thép,bằng chứng đầy sức thuyết phục,giàu tính luận chiến và đa d ạng về bút pháp.Các tp tiêu biểu:Tuyên ngôn độc lập,lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,bản án chế độ thực dân

-Truyện và kí của NAQ nhìn chung rất hiện đại,thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ,nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén thâm thuý của phương Đông vừa hóm hỉnh,hài hước của phương Tây.Các tp tiêu biểu:Vi hành,những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu ,lời than vãn của bà Trưng Trắc.

-Thơ ca: Đây là lĩnh vực nổi bật ,thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật HCM.Những bài thơ tuyên truyền cách mạng thường giản dị,mộc mạc,dễ nhớ,dễ thuộc,có sức tác động trực tiếp đến người đọc,người nghe. Đa số những bài thơ nghệ thuật của Người có sự kết hợp chặt chẽ giữa bút pháp cổ điển và hiện đại,ngôn ngữ hàm súc,thâm thuý,hài hoà giữa tính trữ tình và tính chiến đấu.Tiêu biểu tập “nhật kí trong tù”.

II.TUY ÊN NGÔN ĐỘC LẬP:

1)Hoàn cảnh lịch sử:( hs xem lại SGK)

2)Gía trị lịch sử:-TNĐL là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn:là lời tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân,phong kiến,là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới,là mốc son mở ra kỉ nguyên độc lập tự do trên  toàn nước ta.

                         - Văn kiện lịch sử này không chỉ được đọc trước quốc dân đồng bào mà còn để công bố với toàn thế giới, đặc biệt là những lực lượng thù địch và cơ hội quốc tế đang mang dã tâm một lần nữa nô dịch nước ta.Cũng vào thời gian đó,nhà cầm quyền Pháp tuyên bố: Đông Dương là thuộc địa của Pháp,bị quân Nhật xâm chiếm,nay Nhật đã đầu hàng.vậy Đông Dương đương nhiên thuộc quyền “bảo hộ” của Pháp.Bản Tuyên ngôn độc lập đã cương quyết bác bỏ luận điệu này.

3)Gía trị văn học:- Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm chính luận đặc sắc.Sức mạnh  và tính thuyết phục của tác phẩm đư ợc thể hiện chủ yếu ở cách lập luận chặt chẽ,lí lẽ sắc bén,bằng chứng xác đáng,ng ôn ng ữ h ùng h ồn, đ ầy c ảm x úc.

                            -Tuyên ngôn độc lập  còn là một áng văn tâm huyết của HCM,hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người, đồng thời kết tinh khát vọng cháy bỏng về độc lập tự do của dân tộc ta.

                                      BÀI 3:  NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU,NGÔI SAO SÁNG

                                                                TRONG VĂN NGHỆ DÂN TỘC.

                                                                                                        -PHẠM VĂN ĐỒNG-

1.Tác giả:

  -PVĐ (1906-2000),một nhà cách mạng lớn của nước ta trong ths kỉ XX,quê huyện Mộ Đức,tỉnh Quảng Ngãi.

-Là người tham gia cách mạng khi chưa đầy 20 tuổi.

-Ông từng tham gia xây dựng căn cứ địa Việt-Trung và có mặt trong Uỷ ban dân tộc giải phóng ở Tân Trào.

-Sau cách mạng,PVĐ tham gia nhiều chức vụ quan trọng và có nhiều đóng góp to lớncho dân tộc(Bộ trưởng Bộ tài chính,Bộ trưởng Bộ ngoại giao,Phó Thủ tướng,Thủ tướng,uỷ viên bộ chính trị)

-PVĐ còn là một nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lí luận văn hoá văn nghệ lớn.

2.Hoàn cảnh và mục đích sáng tác :

-Vă bản được viết vào tháng 7-1963,kỉ niệm 75 năm ngày mất NĐC.

-Để tưởng nhớ NĐC; để định hướng, điều chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá về NĐC và thơ văn của ông;khơi dậy tinh thần yêu nước trong thời đại chống Mĩ cứu nước.

                 BÀI 4:                     THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI

                                                       PHÒNG CHỐNG AIDS, 1-12-2003.

                                                                                                        - Cô-phi An-nan -

 I.TÁC GIẢ:

- Cô- phi An- nan sinh ngày 8- 4- 1938 tại Gan na, một nước cộng hoà thuộc châu Phi.

- Ông là người châu Phi da đen đầu tiên được bầu làm Tổng thư kí Liên hợp quốc và đảm nhiệm chức vụ này 2 nhiệm kì (1/1997 đến 1/2007)

- Được trao giải thưởng Nô- ben Hoà bình năm 2001.

II.TÁC PHẨM:

1.Hoàn cảnh ra đời:1-12-2003,nhân ngày thế giới phòng chống AIDS.

2.Gía trị nội dung ,nghệ thuật:

-Bản thông điệp khẳng định phòng chống AIDS /HIV phải là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại,và những cố gắng của nhân loại về mặt này vẫn còn chưa đủ.Tác giả thiết tha kêu gọi các quốc gia và toàn thể nhân dân thế giới hãy coi việc đẩy lùi đại dịch đó là công việc của chính mình,hãy sát cánh bên nhauđể cùng “đánh đổ các thành luỹ của sự im lặng,kì thị và phân biệt đối xử” với những người bị nhiễm HIV/AIDS.

-Bài văn có sức thuyết phục mạnh mẽ vì đã thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc và cảm xúc chân thành của tác giả.

                             BÀI 5:                                 TÂY TIẾN

                                                                              - QUANG DŨNG -

I/Tác giả:

-QD(1921-1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm,quê huyện Đan Phượng,tỉnh Hà Tây.

-Sau cách mạng tháng tám vào quân đội.Sau 1954 là biên tập viên nhà xuất bản.

-QD là một nghệ sĩ đa tài(làm thơ,viết văn,vẽ tranh) nhưng thành công chủ yếu là thơ.Hồn thơ QD phóng khoáng,lãng mạn,hồn hậu,tài hoa.

-Các tác phẩm chính:Mùa hoa gạo(truyện ngắn 1950),Rừng về xuôi(truyện kí 1968),Mây đầu ô(1986),thơ văn QD (tuyển thơ vă 1988)

II/Về tác phẩm:

-Đoàn quân Tây tiến:là đơn vị quân đội thành lập năm 1947,có nhiệmnvụ phối hợp với lực lượng bộ đội Lào đánh tiêu hao lực lượng địch và bảo vệ biên giới Việt-Lào.

-Địa bàn hoạt động ở thượng Lào và vùng Tây Bắc tổ quốc. Địa bàn vừa rộng vừa phức tạp,chủ yếu là đồi núi,chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn,thiếu thốn.

-Lính Tây tiến phần đông là thanh niên Hà Nội,họ yêu nước hào hoa,lãng mạn,sống lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.

-Bài thơ ra đời năm 1948 tại Phù Lưu Chanh,khi QD chuyển đơn vị khác,nhớ về đơn vị cũ tác giả viết bài “nhớ tây tiến”,sau đổi thành”tây tiến”.

BÀI  6. TÁC GIẢ TỐ HỮU:

              I/ Cuộc đời:

-Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành , sinh năm 1920, quê quán Thừa Thiên –Huế.

-Ông sinh trưởng trong một gai đình nhà nho nghèo có truyền thống văn chương, vì vậy Tố Hữu đã đến với thơ từ rất sớm.

-Ông tham gia cm từ năm 17 tuổi và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên dân chủ ở Huế.

-Năm 1939 Tố Hữu bị bắt và bị giam ở các nhà lao khác  nhau từ miền Trung đến Tây nguyên.

-Năm 1942 Tố Hữu vượt ngục Đắc lay tiếp tục hoạt động cm.

-Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước: Ủy viên bộ chính trị , phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng.

-Tp tiêu biểu: từ ấy(1946),Việt Bắc(1954), Gió lộng(1961), ra trận(1971)…

-ông được tặng nhiều giải thưởng cho những đóng góp về thơ ca như : giải thưởng văn học ASEAN(1996), giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật(1996)

II/.S nghip văn hc: Con ñöôøng thô  hoaït ñoäng vaø con ñöôøng thô cuûa oâng coù söï thoáng nhaát khoâng theå taùch rôøi. Moãi taäp thô laø moät chaëng ñöôøng hoaït ñoäng caùch maïng.

1. TAÄP THÔ “ TÖØ AÁY”(1937 – 1946)

- Laø taäp thô ñaàu tay cuûa 10 naêm hoaït ñoäng caùch maïng say meâ, soâi noåi.

- Goàm 3 phaàn:

+ Maùu löûa (1937-1939): ca ngôïi lyù töôûng caùch maïng, keâu goïi quaàn chuùng ñaáu tranh (Töø aáy, Lieân hieäp laïi, …)

+ Xieàng xích (1939-1942): theå hieän tinh thaàn caùch maïng tröôùc nhöõng khoù khaên, thöû thaùch, hi sinh ( Taâm tö trong tuø, Con chim cuûa toâi, Khi con tu huù, Baø maù Haäu Giang, Daäy maø ñi, Tieáng haùt ñi ñaøy, …)

+ Giaûi phoùng (1942-1946): theå hieän nieàm vui chieán thaéng, ca ngôïi caùch maïng thaønh coâng (Hueá thaùng taùm, Xuaân nhaân loaïi,…)

- Nhaân vaät trung taâm: Caùi toâi tröõ tình cuûa nhaø thô – caùi toâi ñaäm chaát men say lyù tuôûng, chaát laõng maïn trong treûo, taâm hoàn nhaïy caûm, soâi noåi.

2. TAÄP THÔ “ VIEÄT BAÉC”  ( 1947 – 1954 )

- Vieát veà cuoäc khaùng chieán choáng Phaùp cuûa daân toäc:

+ Baûn anh huøng ca veà cuoäc khaùng chieán choáng Phaùp gian khoå, nhieàu hy sinh nhöng anh duõng, veû vang cuûa daân toäc.

+ Ca ngôïi nhöõng tình caûm cao ñeïp: tình ñoàng ñoäi, tình quaân daân, tình queâ höông ñaát nöôùc …

- Nhaân vaät trung taâm: quaàn chuùng nhaân daân (anh veä quoác, chò daân coâng, em beù lieân laïc, baø meï chieán só, …)

" Caùi toâi tröõ tình aån trong hình aûnh nhaân daân anh huøng.

- Mang caûm höùng söû thi haøo huøng vaø ñaäm chaát laõng maïn .

Taùc phaåm tieâu bieåu: Phaù ñöôøng- Reùt Thaùi Nguyeân…, Baø meï Vieät Baéc, Baø Buû, Baàm ôi, Löôïm, Saùng thaùng naêm, Hoan hoâ chieán só Ñieän Bieân, Ta ñi tôùi, Vieät Baéc,…

3.  TAÄP THÔ “ GIOÙ LOÄNG”( 1955 – 1961 )

- Ca ngôïi mieàn Baéc  xaây döïng cuoäc soáng môùi, xaây döïng chuû nghóa xaõ hoäi (Muøa thu môùi, Ba möôi naêm ñôøi ta coù Ñaûng ,… ) vaø tình cảm thiết tha sâu nặng với miền nam ruột thịt.

- Mang khuynh höôùng söû thi vaø caûm höùng laõng maïn; caùi toâi caù nhaân ñaõ hoaø vaøo caùi toâi cuûa nhaân daân, cuûa Ñaûng, cuûa thôøi ñaïi.

4.  TAÄP THÔ “RA TRAÄN” ( 1962 – 1971 ), “MAÙU VAØ HOA” ( 1972 – 1977 )

a/ Ra trn:

- Laø baûn anh huøng ca veà “Mieàn Nam trong löûa ñaïn saùng ngôøi” trong  cuoäc khaùng chieán choáng Myõ haøo huøng cuûa daân toäc (Chaøo xuaân 1967, …) vaø baøy toû tình caûm ñoái vôùi Baùc (Theo chaân Baùc ,…)

b/ Maùu vaø hoa

- Ghi laïi moät chaëng ñöôøng caùch maïng ñaày gian khoå hi sinh. Ñoàng thôøi khaúng ñònh nieàm tin saâu saéc cuûa queâ höông, cuûa moãi nguoài Vieät Nam môùi.

- Theå hieän nieàm töï haøo khi toaøn thaéng veà ta. (Nöôùc non ngaøn daëm, Vui theá … hoâm nay , ….)

- Mang khuynh höôùng söû thi vaø caûm höùng laõng maïn ñaäm chaát chính luaän.

5. TAÄP THÔ “MOÄT TIEÁNG ÑÔØN” (1992) vaø “TA VÔÙI TA”  (1996):

- Phaûn aùnh nhöõng vaán ñeà thôøi söï cuûa ñaát nöôùc vaø kieân ñònh nieàm tin vaø lyù töôûng, con ñöôøng caùch maïng.

- Gioïng thô traàm laéng, thaám ñöôïm chaát suy tö.

* Nhö vaäy, con ñöôøng thô cuûa Toá Höõu ñaõ phaûn aùnh ñöôïc nhöõng chaëng ñöôøng caùch maïng cuûa daân toäc ñoàng thôøi theå hieän söï vaän ñoäng trong tö töôûng vaø ngheä thuaät cuûa.

III/ Phong Cách Nghệ Thuật Thơ Tố Hữu.

1/ Thơ Tố Hữu đậm chất trữ tình chính trị

- đối với Tố Hữu, thơ trước hết phải là phương tiện phục vụ cho sự nghiệp C/mạng, cho những nhiệm vụ được hình thành trong  những giai đoạn lịch sử khác nhau.

- Thơ Tố Hữu thể hiện nhiệt tình chính trị ca ngợi những con người mang tư tưởng cộng sản, biểu dương những tình cảm cách mạng, cổ vũ khích lệ việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị của đất nước.

- Đối với Tố Hữu, chính trị trở thành nguồn cảm hứng, nguồn cảm xúc chân thành  sâu xa, thành lẽ sống niềm tin.

2/ Thơ Tố Hữu dạt dào cảm hứng lãng mạn và gắn liền với khuynh hướng sử thi.

Thể hiện những vần thơ nói về đất nước, về nhân dân, về lí tưởng, chứa chan cảm xúc, về tương lai với niềm lạc quan vô bờ bến. Tố Hữu là nhà thơ của những tình cảm lớn, niềm vui lớn, lẽ sống lớn.

3/ thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc từ nội dung đến hình thức nghệ thuật.

+ Ông thường sử dụng lối nói quen thuộc , lối so sánh ví von, truyền thống để diễn tả nội dung mới của thời đại.

+ Tố hữu sử dụng rất thành công các thể thơ truyền thống  như lục bát và thơ 7 chữ.

4/Thơ Tố Hữu giàu tính nhạc điệu, ông thường khai thác và sử dụng nhạc điệu trong thơ ca truyền thống. giọng thơ ngọt ngào, tâm tình, thương mến

BÀI 7. Bài thơ Việt Bắc

-Ngày 7/5/1954 chiến dịch Điện biên Phủ kết thúc thắng lợi, miền Bắc nước ta được giải phóng.Lịch sử đất nước bước sang một trang mới, cách mạng Việt nam bước vào một thời kì mới.

-Tháng 10/1954 ,các cơ quan Trung ương của Đảng và chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội , nhân sự kiện có tính chất lịch sử này, Tố Hữu làm bài thơ Việt Bắc.

BÀI 8. Đất nước:

   a. Tác giả:

-Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 trong một gia đình trí thức cách mạng.

-Quê quán: xã Phong Hòa,huyện Phong Điền , tỉnh Thừa Thiên –Huế.

-Năm 1964 sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội , Nguyễn khoa Điềm vào nam chiến đấu. Ông hoạt động ở chiến khu Trị -Thiên rồi vào nội thành Huế với các công việc như viết báo , làm thơ…

-Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ , thơ ông giàu cảm xúc, giàu chất suy tư.

-Sau 1975 , ông vừa hoạt động văn nghệ vừa đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.

-Năm 2000 , ông được tặng thường Nhà nước về văn học nghệ thuật.

-Tác phẩm chính: đất ngoại ô, mặt đường khát vọng, cõi lặng…

   b. Hoàn cảnh sáng tác:

-Trường ca Mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác và hoàn thành ở chiến khu Trị -Thiên năm 1971, thời điểm ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

-Đoạn trích Đất nước thuộc phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng.

BÀI 9. Sóng:

  a. Tác giả:

-Xuân Quỷnh( 1942-1988), tên khai sinh là Nguyễn thị Xuân Quỳnh.

-Quê quán: thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây( nay là Hà Nội).Bà xuất thân trong một gia đình công chức nhỏ , sớm mồ côi mẹ.

-Xuân Quỳnh từng hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật( làm diễn viên, làm báo…)

-Xuân Quỳnh là nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ.

-Thơ XQ là tiếng lòng của một  tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn , vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.

-Tác phẩm chính:Tơ tằm –chồi biếc, hoa dọc chiến hào, gió lào cát trắng..

-Năm 2001, XQ được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.

b. Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế tại biển Diêm Điền( Thái Bình), được in trong tập Hoa dọc chiến hào.

BÀI 10. Đàn ghi ta của Lor- ca:

   a. Tác giả:

-Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946 tại Mộ Đức, Quảng Ngãi.

-Sau khi tốt nghiệp khoa văn trường Đại học tổng hợp Hà Nội ông vào nam chiến đấu.

-Thơ Thanh Thảo phản ánh tâm tư của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại.

-Thanh Thảo được xem là một trong số các cây bút luôn nỗ lực tìm cách cách tân thơ và đạt được thành tựu đáng ghi nhận.

-Tác phẩm chính:Dấu chân qua trảng cỏ, những người đi tới biển , khối vuông Ru –bích.

b. Hoàn cảnh sáng tác: Đàn ghi ta của Lor-ca là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách và tư duy thơ kiểu Thanh Thảo, tác phẩm được in trong tập Khối vuông Ru-bích.

BÀI 11. Người lái đò sông Đà:

   a. Tác giả:

-Nguyễn Tuân (1910-1987 ), quê làng Mọc( Nhân Mục) nay thuộc Thanh Xuân , Hà Nội trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.

-Ông là người tính tình phóng khoáng, giàu lòng yêu nước và đến với văn học từ rất sớm.

-Trước CMT8 Nguyễn Tuân sáng tác xoay quanh 3 đề tài chính:”chủ nghĩa Xê dịch”, vẻ đẹp “vang bong một thời” và đời sống trụy lạc

-CMT8 thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tha tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút  tiêu biểu của văn học cm. Ông say sưa viết về cuộc sống mới , về những con người mới.

-Tác phẩm chính: vang bóng một thời, sông Đà, hà Nội ta đánh Mĩ giỏi…

-Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp văn học phong phú ,độc đáo và đầy tài hoa.

-Năm 1996 Nguyễn Tuân được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

b. Hoàn cảnh ra đời: người lái đò sông Đà được sáng tác năm 1958 trong chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của nhà văn.Đây là một trong số 15 bài tùy bút cảu Nguyễn Tuân in trong tập Sông Đà xuất bản năm 1960.

BÀI 12. Ai đã đặt tên cho dòng sông:

    a. Tác giả:

-Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế: là trí thức yêu nước gắn bó sâu sắc với thành phố Huế quê hương.

-Hoàng Phủ Ngọc Tường là cây bút chuyên về bút kí. Tác phẩm của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với trình bày giàu chất thơ và sự vận dụng tổng hợp tri thức triết học, địa lí, lịch sử…

-Tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Ai đã đặt tên cho dòng sông, ngọn núi ảo ảnh…

    b. Hoàn cảnh sáng tác :

-Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Được sáng tác năm 1981, được in trong tập sách cùng tên.

-Đoạn trích nằm ở phần thứ nhất của tác phẩm.

  CHUYÊN ĐỀ 2

VẬN DỤNG KIẾN THỨC XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG

ĐỂ VIẾT BÀI  NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (3 ĐIỂM)

 Đề 1:

Anh (chị) suy nghĩ như thế nào là người thành đạt trong cuộc sống hiện đại?

Đáp án:

Học sinh có thể nêu nhiều hướng suy nghĩ, nêu các ý kiến khác nhau chung quanh vấn đề “người thành đạt” theo định hướng:

- Phải nêu lên được quan niệm của mình: một người thành đạt trong cuộc sống hiện đại là một người:

     + Đối với bản thân: Có tri thức – có sự nghiệp,  đáp ứng được yêu cầu của thời đại; có đạo đức; có sức khỏe.

+ Đối với gia đình: Biết xây dựng được một cuộc sống hạnh phúc (đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần)

+ Đối với xã hội: Có những đóng góp cho xã hội và được xã hội công nhận, được mọi người kính trọng.

-> Để đạt được những điều đó không phải là dễ….

- Nêu ra một số dẫn chứng, ví dụ thực tế trong cuộc sống.

- Liên hệ bản thân: Có lí tưởng sống cống hiến, nỗ lực học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp, đóng góp sức mình vào công cuộc phát triển đất nước trong thời kì hội nhập.

Đề 2:

Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề tự học.

Đáp án:

Học sinh có thể nêu nhiều hướng suy nghĩ, nêu các ý kiến khác nhau chung quanh vấn đề này theo định hướng sau:

- Nêu quan niệm của mình: thế nào là tự học, người tự học:

+ Tự học là con đường rèn luyện thử thách và hình thành ý chí tự lập của mỗi con người trên con đường lập nghiệp

+ Người tự học là người biết tạo ra tri thức bền vững cho cuộc đời mình

+ Tự họclà một kinh nghiệm quí báu, là chìa khóa vàng cho sự thành đạt

   - Việc tự học có một ý nghĩa rất lớn đối với mỗi chúng ta và đối vói toàn xã hội…

        - Liên hệ những tấm gương tự học như : Bác Hồ, nhà văn Gorki,…. hoặc một số tấm gương trong cuộc sống chung quang ta.

-   Rút ra bài học cho bản thân: Chúng ta phải biết nỗ lực trong học tập, trong lao động để có thể tự học và tự rèn luyện bản thân, tránh dựa dẫm vào người khác, tránh chạy theo thành tích…Cuộc đời của mỗi chúng ta do chính bản thân mình quyết định, ta phải cố gắng hết sức để trở thành một người có ích cho gia đình, cho xã hội và cho chính bản thân mình, trở thành một người có tri thức, một người của thời đại, của thế kỉ mới.

Đề 3:

Em hiểu như thế nào về câu: “có công mài sắt có ngày nên kim”?

Đáp án:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau chung quanh vấn đề này theo định hướng sau:

-               Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: Học sinh có thể nêu lên cách hiểu của  riêng mình về câu tục ngữ này, nhưng đảm bảo những nội dung sau:

Nếu chúng ta biết cố gắng hết sức, chăm chỉ làm một công việc gì đó thì cuối cùng cũng sẽ đạt được kết quả dù cho có khó khăn đến đâu. Chỉ cần có quyết tâm và sự chăm chỉ thì không có gì là ta không làm được. Ở trên đời này này không có việc gì là không thể làm được, vấn đề là ta sẽ làm như thế nào? Mọi sự cố gắng luôn được đề đáp.

-               Nêu những dẫn chứng thiết thực để chứng minh cho vấn đề trên:

+ Lấy dẫn chứng trong cuộc sống

+ Dẫn chứng phải phù hợp với vấn đề: có thể là một tấm gương nào đó minh được đọc trên sách báo, hay gặp trực tiếp, cũng có thể lấy dẫn chứng về bản thân và những kết quả mình đã đạt được từ sự cố gắng và chăm chỉ đó.

  - Rút ra bài học cho bản thân:

+ Trong cuộc sống chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng nếu ta có quyết tâm và sự cố gắng thật sự thì nhất định sẽ đạt được thành công.

+ Là một học sinh, còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc mà chúng ta cần phải làm là phải học tập thật chăm chỉ, phải cố gắng hết mình để rằng luyện về nhân cách và kiến thức, để chuẩn bị một hành trang thật tốt cho tương lại.

+ Không có gì là không làm được, cần phải có niềm tin ở chính mình và sự cố găng, chăm chỉ trong học tập và rèn luyện.

+ Ý chí và sự chăm chỉ chính là chìa khóa để mở cánh cửa thành công trong tương lai.

Đề 4: Quan niệm của anh/chị về hạnh phúc?(vận dụng kiến thức đời sống và xã hội để viết một bài nghị luận khoảng 400 từ)

  Bài văn tham khảo:

        Hạnh phúc là phần thưởng lớn nhất mà cuộc sống dành tặng cho con người. Đó là đích hướng tới, là khát vọng, là  ý nghĩa của sự sống.Thế nhưng,cuộc sống có hp hay không nhiều khi lại phụ thuộc rất nhiều vào quan niệm của từng cá nhân con người,thậm chí của t ừng dân tộc,từng cộng đồng xã hội.

          Thực ra,hp chính là sự thoả mãn,sự bằng lòng,sự cảm nhận và hưởng thụ ở một mức nào đó về các giá trị vật chất và tinh thần.Hp có thể thật lớn lao,vĩ  đại và  cũng  có thể chỉ có thể là những điều bình dị của cuộc sống xung quanh ta.Là chủ của một tập đoàn kinh tế lớn,là chủ của một khối tài sản khổng lồ hay chỉ một ngụm nước đối với một người đi trên sa mạc đều là hạnh phúc.Hạnh phúc thật quý giá nhưng lại rất mong manh,dễ vỡ nếu ta không biết quý trọng,nâng niu,gìn giữ,vun đắp.Hạnh phúc chỉ thật sự có ý nghĩa khi chúng ta biết trân trọng nó,hiểu được giá trị của nó.

            Biết bằng lòng cũng là một cách để có được hp.Cuộc sống luôn rộng lớn,và nhu cầu của con người là vô tận.Chúng ta luôn phấn đấu cho những điều ca hơn, đẹp hơn,lớn hơn nhưng nhiều khi cũng phải biết bằng lòng với những gì mình đang có.Nếu không,chúng ta sẽ không bao giờ cảm nhận được hp là gì.

          Tuy nhiên,hp không phải lúc nào cũng là sự hưởng thụ.Hay nói cách khác không phải lúc nào cũng nhận về mình.Có những lúc mình cho người khác,mình giúp đỡ người khác,mình làm được một việc tốt,trong lòng mình ngập tràn một niềm vui không gì diễn tả được. Đó là hp.Nam Cao cũng từng quan niệm”hp là một cái chăn hẹp mà người này kéo thì người kia hụt”.Nếu có hp mà phải chà đạp lên quyền lợi và sự sống,hp của người khác thì đó không phải là hp.

         Như vậy,hp là phần thưởng cao quý của con người .Nhưng hp đó chỉ có ý nghĩa khi chúng ta hài hoà được hp cá nhân với hp của cộng động,của xã hội. .”Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Đề 5:  Suy nghĩ của anh/chị về lối sống buông thả của một bộ phận thanh niên hiện nay.(Bài viết không quá 400 từ)

Bài tham khảo:

   -Thanh niên ở thời đại nào cũng là thành phần quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.Tuy nhiên,trong cuộc sống hiện đại ngày nay,không ít thanh niên đang có lối sống buông thả,hưởng thụ,không cần biết đến ngày mai như thế nào.

-  Đã qua rồi thời của những thế hệ thanh niên nối tiếp nhau lên đường ra trận, để rồi sự hi sinh của họ được đền đáp bằng nền độc lập tự do của đất nước.Ngày nay,cs đang ngày một hiện đại,chất lượng sống ngày một nâng cao, đất nước đạt nhiều thành tựu nhưng cũng đang phải đối mặt với không ít thử thách. Đa số thanh niên đều ý thức được vai trò của mình,ra sức học tập vì ngày mai lập nghiệp.

-  Thế nhưng,không ít thanh niên đang rơi vào lối sống sai lầm:thích hưởng thụ,sống lêu lổng,buông thả để rồi dẫn tới con đường tội phạm.Không khó để tìm thấy một em học sinh còn nhỏ tuổi đã hút thuốc,uống cà phê,xài điện thoại hoặc nghiện internet.Lớn hơn một chút thì nhậu nhẹt,suốt ngày chăm lo sắc đẹp hay nhảy nhót quay cuồng ở vũ trường.

 - Điều đáng buồn là bộ phận thanh niên này đang ngày một gia tăng.Phần lớn những người nghiện hút,vi phạm luật giao thông,vi phạm pháp luật đều là thanh niên học sinh.Lẽ ra,họ phải ngồi trên ghế nhà trường để học tập hoặc lao động trong các nhà máy thì họ lại tụ tập quán xá,vũ trường,thậm chí ngồi tù.Khi họ thức tỉnh thì mọi cái đã muộn.Nỗi đau không chỉ riêng họ mà cả gia đình và xã hội.

-Lối sống đó cần phải lên án.Những thanh niên như thế cần sớm thức tỉnh trước khi quá muộn.

-Chúng ta là những học sinh, điều quan trọng nhất là học tập và rèn luyện để có tương lai tốt đẹp và cống hiến cho xã hội.Bên cạnh đó,chúng ta cũng cần “nối vòng tay lớn” để giúp những thanh niên lầm đường lạc lối sớm trở về với cuộc sống đời thường.

 Đề 6:  Suy  nghĩ của anh/chị về nhận định sau:”Vào đại học không phải là con đường duy nhất”(Bài viết không quá 400 từ)

Hướng dẫn làm bài.

-Vào đại học là một ước mơ cao đẹp mà bất kì một hs nào cũng mong muốn và phấn đấu để đạt được.Nhưng có ý kiến lại cho rằng:”Vào đại học không phải là con đường duy nhất”.Theo tôi, đây là một quan niệm đúng đắn.

-Đại học là phần thưởng cao quý,là kết quả cho sự phấn đấu của hs trong 12 năm học. Ở đó ,chúng ta tiếp tục được học tập,rèn luyện.Và quan trọng hơn ,nó mở ra một tương lai tươi sáng cho người học.

-Lâu nay,trong quan niệm người Việt Nam chung ta,vào đại học là một sự giỏi giang,là niềm tự hào không chỉ của cá nhân người học mà còn là của cả gia đình,dòng họ.

-Thế nhưng,nếu không đỗ vào đại học không có nghĩa là cuộc đời đi vào ngõ cụt.Nhất là trong giai đoạn hiện nay việc thừa thầy thiếu thợ càng trở nên phổ biến.

-Không vào được đại học chúng ta có thể học những trường thấp hơn,thậm chí là một trường dạy nghề nào đó.Xã hội rrất cần những kĩ sư,bác sĩ nhưng cũng không thể không cần những người lao động bình thường,nhiều khi chỉ là người làm vệ sinh môi trường.

-Không có nghề thấp hèn.Miễn là mình có một nghề để nuôi sống bản thân, đóng góp phần nhỏ vào sự bình yên và phát triển của xã hội. Điều quan trọng là chúng ta hiểu được ý nghĩa của nghề nghiệp đó,thấy yêu ,tự hào và luôn cố gắng nỗ lực hết mình.

-Như vậy vào đại học là một điều tốt nhưng đó không phải là con đường duy nhất.

-Chúng ta hôm nay đang là học sinh,chúng ta sẽ ra sức cho kết quả cuối cùng thật đẹp đẽ.Nhưng nếu không đựoc,chúng ta vẫn có nhiều con đường khác cho bản thân,gia đình và xã hội.

CHUYÊN ĐỀ 3

VẬN DỤNG KHẢ NĂNG ĐỌC - HIỂU

VÀ KIẾN THỨC VĂN HỌCTIẾNG VIỆT, LÀM VĂN

ĐỂ VIẾT NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (5 ĐIỂM)

                   Đề 1:          Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Tây tiến” của Quang Dũng

                                     (Sách văn 12-cơ bản tập 1,NXB GD 2008).                             

                              “Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi

                             Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

                             Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

                             Mường Lát hoa về trong đêm hơi

                             Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

                             Heo hút cồn mây súng ngửi trời

                             Ngàn thước lên cao,ngàn thước xuốngS

                             Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

                             Anh bạn giải dầu không bước nữa

                             Gục lên súng mũ bỏ quên đời

                             Chiều chiều oai linh thác gầm thét

                             Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

                             Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói

                              Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

*GỢI Ý LÀM BÀI:

-MB:

     Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất trong sáng tác của QD và cũng là thành phần không thể thiếu trong bức tranh bằng thơ về người lính kháng chiến chống Pháp. Được viết năm 1948 khi QD vừa rời xa đơn vị Tây Tiến một thời gian,bài thơ dạt dào những cảm tưởng xúc động,chân tình một thời chinh chiến đầy gian lao khổ ải nhưng vô cùng anh dũng.Nét độc đáo nất của bài thơ là cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng khi viết về người lính Tây Tiến. Điều đó được thể hiện tập trung trong đoạn mở đầu của bài thơ.

-TB:

+  Mở đầu đoạn thơ cũng là  mở đầu bài thơ,QD gợi cảm xúc chung bằng nỗi nhớ.Nhà thơ không sao tránh khỏi những xúc động,bồi hồi như thốt lên,kêu lên để tưởng nhớ những kỉ niệm sâu sắc đã đi qua trong cuộc đời:

                               “Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi

                                 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Nhà thơ gọi tên những gì quen thuộc,thân thiết nhất: đó là dòng sông Mã như tượng trưng cho tính chất thất thường,lúc hiền hoà,lúc dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc; đó là đông đội Tây tiến gồm đa số là thanh niên Hà Nội hào hoa lãng mạn,anh dũng kiên cường.Chính QD đã cùng đoàn quân ấy trải qua bao tháng ngày đầy gian khổ,hi sinh nhưng cũng thắm thiết tình đồng đội,nghĩa đồng bào.Bởi vậy,câu thơ thứ 2 điệp lại 2 lần từ “nhớ” như để nhấn mạnh,khắc sâu nỗi nhớ khôn nguôi.QD còn rất tài hoa khi dùng 2 chữ “chơi vơi” để gợi cảm giác mờ ảo,xa xôi của sự hồi tưởng cũng như tính chất bay bổng,lãng mạn của trí tưởng tượng.

+      Nếu ở 2 câu đầu nỗi nhớ có phần mờ ảo,xa xôi thì đến 2 câu sau nỗi nhớ đã khá định hình.Kỉ niệm về đoàn binh TT trở về ngập tràn trong tâm tưởng của nhà thơ.

                            “ Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

                             Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

    Ở đây,tên những bản làng quen thuộc như Sài Khao,Mường Lát in đậm trong trí nhớ của QD cùng với những hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn.Hình ảnh đoàn quân im lìm,gan góc,dãi dầu đi trong sương sớm gợi bao sự gian lao vất vả.Vậy mà các anh vẫn cảm nhận được tất cả những vẻ đẹp của núi rừng.Đó là tâm hồn tinh tế,hào hoa của những chàng trai thủ đô một thời vì nước quên thân.

+Với ngòi bút lãng mạn,QD đã miêu tả thiên nhiên Tây Bắc vừa bao la hùng vĩ vừa hiểm trở,dữ dội như thử thách ý chí,nghị lực của con người.

                            “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

                             Heo hút cồn mây súng ngửi trời

                             Ngàn thước lên cao,ngàn thước xuống

                             Nhà ai Pha Luông  mưa xa khơi”

     Trong hồi tưởng của QD có lẽ đấy là những chặng đường hành quân đầy kỉ niệm nhưng hết sức gian truân.Có những con đường lên cao,lên cao rồi gập ghềnh,khúc khuỷu,mờ mịt xa vời.Cái khó khăn,trắc trở cũng như cái vất vả nặng nhọc của người chiến sĩ được diễn đạt qua hàng loạt những thanh trắc xuất hiện trong một câu thơ:” Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”.

     Cũng có những chặng đường ẩn hiện trong mây,người chiến sĩ như bước trên những cồn mây với cảm giác mũi súng chạm t ới trời” Heo hút cồn mây súng ngửi trời”.Hình ảnh nhân hoá có phần cường điệu “súng ngửi trời” là cách nói đùa vui tinh nghịch cho thấy dù gian khổ vất vả đến đâu cũng không làm mất đi tính cách lạc quan yêu đời của người chiến sĩ.

     Lại có những chặng đường như gấp khúc giữa chiều cao và chiều sâu,hai bên dốc núi gần như dựng đứng:” Ngàn thước lên cao,ngàn thước xuống”.Người chiến sĩ vượt qua con đường ấy phải là người bình  tĩnh ,tự  chủ ,có nghị lực kiên cường.Chúng ta như nhìn thấy sự vất vả trên khuôn mặt,hơi thở dồn dập trong lông ngực của các anh.Vậy mà,câu thơ tiếp lại toàn thanh bằng như một nốt nhạc du dương:” Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.Dường như đấy là cảm giác nhẹ nhõm của người chiến sĩ khi tạm dừng chân trên đỉnh dốc,cũng là dây phút mơ màng khi họ phóng tầm mắt ra xa để thấy những mái nhà thấp thoáng trong màn mưa mênh mông như biển khơi.

+    Sự kết hợp những thanh bằng trắc và sự đan xen những hình ảnh vừa gân guốc vừa mềm mại đã tạo ra tính nhạc cho đoạn thơ. Đó cũng là nét bút tài hoa của QD.Bởi vậy mà có ý kiến cho rằng” đọc thơ QD như ngậm âm nhạc trong miệng” là vì vậy.

 +       Cũng trên con đường hành quân không thể thiếu tình đồng đội,nghĩa đồng bào.

                           “ Anh bạn giải dầu không bước nữa

                             Gục lên súng mũ bỏ quên đời

                             Chiều chi ều oai linh thác gầm thét

                             Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

                             Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói

                              Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

    Có  thể thấy QD không dấu diếm bao nỗi gian khổ,vất vả,hi sinh của cuộc đời chiến binh.Do đó, có thể hiểu 2câu đầu nói về cái chết trên đường hàng quân nhưng cũng có thể hiểu đấy là trạng thái nghỉ ngơi của người chiến sĩ tạm dừng chân trên đỉnh dốc.Câu thơ thấm đượm bao tình cảm của nhà thơ đối với đồng đội cẩu mình bởi hơn ai hết QD hiểu rằng đằng sau vẻ “bỏ quên đời” rất nhẹ nhàng ấy lạ cả một sự hi sinh cao đẹp của người lính Tây Tiến.

+   Người lính Tây tiến ra đi như không có chuyện gì xảy ra. Để rồi thiên nhiên Tây Bắc vẫn tiếp tục những điêu nhạc rùng rợn”                 

                                 “ Chiều chiều oai linh thác gầm thét

                                  Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

+  Thế nhưng,cái đọng lại trong tâm trí của tác giả lại là một hình ảnh rất đỗi nên thơ:”

                             Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói

                              Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

  Câu thơ chất chứa bao nhiêu tình cảm cao đẹp của tình quân dân.Hình ảnh “cơm lên khói” đủ sức xua tan cái khắc nghiệt của rừng thiêng nước độc bởi đó là sự sống,là mái ấm gia đình,là yêu thương,là trìu mến.QD mang theo trong nỗi nhớ của mình cả mùi thơm nếp xôi,cả hơi nóng của vắt xôi mà cô gái Tây Bắc trao vội giữa đường hành quân.Thật cảm động và thật cao đẹp bi ết bao. Đằng sau vẻ đẹp của câu thơ là vẻ đẹp của người lính TT lãng mạn hào hao,luôn quên những nhọc nhằn để hướng tới những vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống.

-KL: Đoạn thơ mở đầu bằng hoài niệm và kết thúc bằng hoài niệm.Qua đoạn th ơ,khung  cảnh thiên nhiên Tây Bắc hiện ra với vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng,diễm lệ.Nhưng nổi bật trong khung cảnh thiên nhiên đó vẫn là hình ảnh con người chiến sĩ Tây Tiến với nghị lực phi thường,với tình đồng đội,tình quân dân ấm áp,với tâm hồn lãng mạn,hào hoa của thanh niên thủ đô đi kháng chiến. Điều đó giúp chúng ta hiểu vì sao hình ảnh người lính Tây Tiến trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thời đại,của dân tộc.

     Đề 2:   Phân tích cơ sở pháp lí và cơ sở thực tế của bản “Tuyên ngôn độc lập” của HCM. (Sách ngữ văn 12-tập 1 NXBGD 2008)

Hướng dẫn làm bài:

MB:Trong lịch sử dân tộc,có những áng văn hùng tráng còn mãi với muôn đời. “Tuyên ngôn độc lập” của HCM cũng là một áng văn như thế.Ngoài giá tri lịch sử,tp còn trở thành một điển hình cho thể loại văn chính luận.Trong đó phải kể đến tính trí tuệ,sự khéo léo khi phân tích cơ sở pháp lí và cơ sở thực tế của bản “Tuyên ngôn độc lập”.

TB:

+ Cơ sở pháp lí:

-Trong tranh luận, để bác bỏ luận điểm của một đối thủ nào đó không có gì đích đáng hơn là dùng lí lẽ của chính đối tượng ấy.Người ta gọi đây là kiểu lập luận “lấy gậy ông đập lưng ông”.Mở đầu bản tuyên ngôn,Bác đã nhắc tới 2 bản tuyên ngôn nổi tiếng của nước Pháp và Mĩ-hai bản tuyên ngôn của thế kỉ XVIII, đánh dấu buổi bình minh của cách mạng Tư sản và nêu thành những nguyên tắc pháp lí của những quyến sống cơ bản của con người. Đó là bản tuyên ngôn 1776 của nước Mĩ:”Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạn được…mưa cầu hạnh phúc.”.Tiếp đó là bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp 1791:”Người ta sinh tự do và bình đẳng về quyền lợi,và phải luôn luôn tự do và bình đẳng về quyền lợi”.Sau khi dẫn ra 2 bản tuyên ngôn,Bác khẳng định:” Đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được.”

-Như vậy,Bác đã có cơ sở pháp lí vững chắc cho lập luận của mình sau này.Bác đã ngấm ngầm vạch rõ sự sai trái trong việc xâm lược nước ta của đế quốc Mĩ và thực dân Pháp.

-Về ý nghĩa, đó là một rất khéo léo và kiên quyết.Khéo léo vì Bác đã rất trân trong những tư tưởng tiến bộ của người Mĩ và người Pháp cũng là của nhân loại.Như vậy,họ xâm lược Việt Nam là họ đang đi ngược lại chính ho, đi ngược lại với tổ tiên,làm vấy bẩn lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại mà họ đã có.

-Đáng chú ý là cái mới của bản tuyên ngôn náy:Nếu 2 bản tuyên ng ôn c ủa M ĩ v à Ph áp xu ất ph át t ừ quyền lực tự nhiên để khẳng định quyến sống của con người thì Bác lại từ quyền lực,chủ quyền của mỗi dân tộc để khẳng định quyền lợi của dân tộc đó.”Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng…”.Trong hoàn cảnh đương thời,sự phát triển về lập luận như thế là hành động cách mạng táo bạo,tài tình.Như vậy,HCM đã đặt ngang hàng 3 bản tuyên ngôn với nhau,cũng có nghĩa là 3dân tộc đều có quyền như nhau trong việc quyết định chủ ưuyền của dân tộc.

+Cơ sở thực tế:

-Ở thời điểm lịch sử đó,việc xác đinh cơ sở pháp lí chưa đủ khi nước ta đang đứng trước nguy cơ xâm lược của nhiều kể thù.Bởi vậy,cần phải có cơ sở thực tiễn để vạch rõ sự phi nghĩa của Pháp cũng như khẳng định sự chính nghĩa của Việt Nam.

-Trước hết,qua những chứng cứ cụ thể,xác thực,bản tuyên ngôn đã vạch rõ những  việc làm trái với nhân đạo và chính nghĩa của thực dân Pháp.Chúng đã lợi dụng lá cờ “Tự do-bình đẳng-bác ái” ,lợi dụng danh nghĩa “bảo hộ”,”khai hóa” để cướp nước ta, áp bức đồng bào ta.

Bản tuyên ngôn đã chỉ rõ:về chính trị có 5 tội ác(tước đoạt tự do dân chủ;luật pháp dã man:chia để trị;chém giết những người yêu nước;ràng buộc dư luận và thực hiện chính sách ngu dân; đầu độc bằng rượu cồn và thuốc phiện.)Về kinh tế:bóc lột,vơ vét,gây ra thảm hoạ…(bóc lột; độc quyền in giấy bạc;sưu cao thuế nặng; đè nén Tư sản ta,bóc lột công nhân ta dã man;gây thảm hoạ chết đói cho hơn 2triệu đồng bào).

    -Chúng lại bán nước ta 2 lần cho Nhật.

-Từ những cơ sở thực tế đầy sức thuyết phục đó,HCM đã vạch trần bộ mặt độc ác,phi nghĩa của thực dân Pháp và khẳng định sự chính nghĩa thuộc về ta.

-Độc lập chủ quyền thuộc về ta là một lẽ đương nhiên còn bởi vì đó là cả một quá trình đấu tranh gian khổ của dân tộc Việt Nam.”Pháp chạy.Nhật hang,vua Bảo Đại thoái vị.Dân ta đã đánh đõ….dân chủ cộng hoà”.

-Tất cả những cơ sở thực tiến đó không những rất xác đáng mà còn thẫm đượm tấm nhiệt huyết và tấm lòng của Bác dành cho nhân dân,cho dân tộc.

KB:Như vậy,với khả năng phân tích và lập luận khéo léo về cơ sở pháp lí cũng như cơ sở thực tế,HCM đã có một nền tảng vững chắc cho việc khẳng định nền độc lập chủ quyền ở đoạn sau.Qua đó,chúng ta không chỉ thấy được một trí tuệ hơn người mà còn cảm nhận được tấm lòng vì dân vì nước cảu Bác.

    Đề 3:  Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến  trong bài thơ cùng tên của Quang Dũng(SGK 12 Tập1 NXB DG 2008)

Hướng dẫn làm bài:

MB: Tây tiến là bài thơ hay nhất,tiêu biểu nhất của.Bài thơ được viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông rời xa đơn vị một thời gian.Trong bài thơ này,QD đã khắc hoạ thành công hình tượng tập thể những người lính Tây tiến với một vẻ đẹp lãng mạn,thấm đẫm tinh thần bi tráng.

TB:

a)Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến:

   -Hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến đ ược xây dựng bằng bút pháp lãng mạn với khuynh hướng tô đậm cài phi thường,sử dụng rộng rãi các thủ pháp đối lập để tác động vào cảm quan người đọc,kích thích trí tưởng tượng phong phú của người đọc.

   -QD đã chọn những nét tiêu biểu nhất của những người lính Tây Tiến để tạc nên bức tượng đài về người lính chống Pháp.Qua ngòi bút của QD,hình tượng những người lính xuất hiện đầy oai phong lẫm liệt.QD không hề che dấu những gian khổ,thiếu thốn ghê gớm mà người lính phải chịu đựng.

                                              ”Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

                                                 …………………………..dữ oai hùm”

Chỉ có điều,cái nhìn lãng mạn của QD đã nhìn thấy người lính TT ốm mà không yếu, đã nhìn thấy bên trong cái hình hài tiều tuỵ của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường,chói ngời lí tưởng.

   -Hình tượng người lính Tây Tiến còn có thêm vẻ đẹp của chất hào hoa,mơ mộng,lãng mạn.Tâm hồn tươi trẻ của những chàng trai Tây Tiến bị cuốn hút,hấp dẫn bởi cái đẹp ,cái hào hoa,mơ mộng,tình tứ của cảnh vật và con người,của vữ trụ và âm nhạc nơi xứ lạ.Có thể nói,bằng ngòi bút lãng mạn của mình,QD đã tạo nên bức tượng đài tập thể về người lính Tây Tiến không chỉ bằng những đường nét khắc hoạ dáng vẻ bên ngoaimf còn thể hiện được cả thế giới tâm hồn đầy mộng mơ của họ(Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm)

   -Khác với vẻ đẹp người lính trong thơ Chính Hữu:Vẻ đẹp của người lính xuất thân từ nông dân,mộc mạc,giản dị bước ra từ đồng quê nghèo khó. Ở đây,người lính Tây Tiến thể hiện được tâm hồn đẹp đẽ,giàu lòng lạc quan,yêu đời.Trong gian khổ,con người vẫn hướng tới lí tưởng,hướng tới tương lai,tới những gì yêu thương nhất. Đó là nguồn sức mạnh tinh thần giúp họ vượt qua những khó khăn nghiệt ngã của hiện tại.  

   -Những mộng mơ của người lính TT không phải là một thứ “mộng rớt”như ai đó từng phê phán. Đó là một nét tâm lí rất thực,là cách cảm,cách nghĩ của cả một lớp người trong một thời kì lịch sử đặc biệt một đi không trở lại của dân tộc.

    b)Chất bi tráng của người lính Tây Tiến:

   -Khi viết về người lính Tây Tiến,QD đã nói tới cá chết,sự hi sinh nhưng không hề bi luỵ, đau thương:”gục lên súng mũ bỏ quên đời; áo bào thay chiếu anh về đất).Cảm hứng lãng mạn đã khiến ngòi bút của ông nói nhiều đến cái buồn,cái chết nhưmột chất liệu thẩm mĩ tạo nên cái đẹp mang tính bi hùng.

   -Cảm hứng của QD mỗi khi chìm vào cái bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của lí tưởng,của tinh thần lãng mạn.Vì vậy mà những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi đã bị mờ đi trước lí tưởng quên mình vì tổ quốc của người lính Tây Tiến.

                         “Rải rác biên cương…

                           ……………………….khúc độc hành”

Cái sự thật về người lính gục ngã bên đường không có manh chiếu che thân qua cái nhìn của nhà thơ lại được bọc trong chiếc áo bào sang trọng.Và rồi,cái bi thương ấy lại một lần nữa bị át đi bởi tiếng gào thét của dòng sông Mã.

   -Hình tượng người lính Tây Tiến thấm đẫm tinh thần bi tráng.Cái chết của những người lính được QD miêu tả thật trang trọng,thể hiện sự trân trọng của QD trước những hi sinh của đồng đội.

    -Bài thơ của QD là một thành công,có ý nghĩa tiên phong cho khuynh hướng viết về chiến tranh mà không cần né tránh những hi sinh,mất mát.

KL:

Hơn 50 năm.hình tưọng người lính Tây Tiến vẫn sống mãi với cuộc đời.Chúng ta vẫn mãi vinh danh những con người kiên cường,bất khuất,oai hùng mà cũng hết sức lãng mạn ,hào hoa.QD đã góp vào bảo tàng những người lính một bác tượng đài vừa đặc biệt vừa bất tử. 

              Đề 4: Hãy phân tích hình tượng sóng trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.

 Dàn ý chi tiết:

 I. Mở bài:

-Tình yêu là đề tài muôn thuở của thơ ca. Từ xưa đến nay, nhiều thi sĩ đã viết về tình yêu bằng những cảm xúc phong phú làm rung động lòng người.

 -Đặc biệt trong thơ Xuân Quỳnh, tình yêu đặt ra bao nhiêu trăn trở, suy tư.

- Một trong những bài thơ tình nỗi tiếng của Xuân Quỳnh là bài “Sóng”

- Tứ thơ toàn bài xoay quanh một hình tượng sáng tạo có giá trị thẩm mĩ- hình tượng sóng- thể hiện nhưẽng trạng thái của tình yêu thấm đẫm chất trữ tình trong sáng.

II. Thân bài:

1. Hình tượng sóng qua âm điệu của bài thơ:

  - Hình tượng sóng trong bài thơ diễn tả những cảm xúc, những sắc thái tình cảm vùă phong phú đa dạng, vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim đang rao rực yêu đương. Hình tượng sóng hiện lên qua hình ảnh và nhịp điệu nhịp nhàng, lúc sôi nổi dồ dập, lúc dịu êm sâu lắng như nhịp sóng sau lắng ngoài biển khơi, cũng la fnhịp của những con sóng tình cảm của một trái tim khao khát yên đương:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ…”

- Âm điệu những dòng thơ năm tiếng như những đợth sóng vỗ suốt chiều dài của bài thơ. Trên mặt đại dương, sóng nước triền miên, trong cuộc đời thường, tình yêu luôn hiện hữu và vĩnh hằng. Sóng co skhi dâng lên dữ dội, tình yêu sôi nổi nồng nàn, sóng có lúc dịu êm, tình yêu sâu lắng thiết tha:

“COn sóng dưới lòng sâu,

Con sóng trên mặt nước…”

2. Hình tượng sóng thể hiện tâm trang của nhân vật trữ tình trong thơ:

- Những câu hỏi:

“Sóng bắt đầu từ gió,

Gió bắt đầu từ đâu?

Thể hiện tâm trạng của người đang yêu lắng suy tư về sự huyền diệu, cái bí ẩn của tình yêu, cô gắng tìm ngọn nguồn của tình yêu nhưng không có được lời giải đáp. Vì tình yêu vốn không tuân theo quy luật của lí trí. Câu trả lời không phải để giải đáp, mà chỉ là một cảm nhận chân thành, như một lời thú nhận:

“ Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau…”

- Hình tượng sóng gợi nỗi nhớ của người đang yêu:

“Ôi con sóng nhớ bờ..”

Nỗi nhớ ấy thiết tha mãnh liệt, tràn ngập cả không gian nhiều phương nhiều hướng, chiếma hữu cả thời gian ngày đem, ngay trong giấc mơ:

“Con sóng dưới lòng sông

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được…”

Nỗi nhớ không chỉ trong ý thức, tiềm thức mà dường như ở tận cùng vô thức:

“Lòng em nhớ đến anh

    Cả trong mơ còn thức…”

- Vẫn hình tượng sóng biểu hiện niềm tin và lòng thủy chung của những người đang yêu. Nếu:

“Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở…”

thì người con gái đang yêu:

“Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương”

Niềm tin và lòng chung thủy thật cảm động. Con sóng lúc nào cũng hướng tới bờ, tình yêu chung thủy nhất định cũng sẽ tới bến hạnh phúc, dù thời gian có chia cách, không gian có ngăn trở.

- Hình tượng sóng- tình yêu mang ý nghĩa thật cao đẹp. Tình yêu gắn liền với cuộc sống, chan hòa với cuộc đời lớn lao mở rộng, “giữa biển lớn tình yêu”, và vĩnh viễn với thời gian “để ngàn năm còn vỗ”. Khác vọng của tình yêu cũng là khát vọng được sống, gắn bó với cuộc đời như những con sóng hòa vào biển rộng bao la.

III. Kết bài:

Hình tượng sóng đã thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Hình tượng sóng cùng âm điệu thơ khi mãnh liệt sôi nổi, khi sâu lắng dịu dàng đã thể hiện khát vọng yêu thương và được thương yêu trong trái tim của những người tuổi trẻ hồn hậu và trong sáng.

  Đề 5 : Phân tích hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc trong bài thơ “Việt Bắc” của      

              Tố Hữu.

 Dàn bài chi tiết:

I. Mở bài:

-Gới thiệu về tác giả:  là một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một nhà chính trị, một nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng Việt Nam. Ở Tố Hữu có sự gắn bó chặt chẽ giữa nhà thơ, nhà cách mạng và nhà chính trị. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị.

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, hòa bình được lập lại, miền Bắc được giải phóng và bắt đầu xây dựng cuộc sống mới. Tháng 10/1954 chính phủ kháng chiến rồi chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Nhận sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy. Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc.

- Hình ảnh thiên nhiên được tái hiện trong không gian và thời gian, gắn bó với một thời kháng chiến gian khổ nhưng đằm thắm tình người.

II. Thân bài:

1. Thiên nhiên gắn với một thời kháng chiến gian khổ nhưng đằm thắm tình người:

“Mưa nguồn sối lũ những mây cùng mù”

“Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son”

“Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”.

2. Thiên nhiên thơ mộng, mang đậm màu sắc dân tộc:

- Thiên nhiên bốn mùa đẹp:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi…

                                        Ngày xuân mơ nở…

                                        Ve kêu rừng phách đổ vàng..

                                         Rừng thu trắng rọi hòa bình…”

Vẻ đẹp một bức tranh tứ bình đặc sắc, đậm đà phong cách dân tộc. Mỗi mùa có một nét đẹp riêng dào dạt sức sống: màu xanh của núi rừng, màu đỏ tươi của hoa chuối, màu trắng của hoa mơ, màu vàng của rừng phách, màu trăng xanh hòa bình. Thiên nhiên trong thơ Tố Hữu rất hữu tình, mang vẻ đẹp cổ điển.

- Thiên nhiên hư ảo, gợi nhớ gợi thương:

“Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương”

                                “Bản khói cùng sương”

“Sớm khuya bếp lửa, người thương đi về”

3. Thiên nhiên cùng người đánh giặc và ghi dấu những chiến công:

“Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”

“Sông lô, phố Ràng”

“Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”

4. Thiên nhiên gắn với con người, con người lao động cần cù và thủy chung cách mạng. Những người mẹ nắng cháy lưng “địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”, những cô gái “hái măng 1 mình”, “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” mà “Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”. Thiên nhiên Việt Bắc càng đẹp hơn với sự gắn bó với con người đang sống và hoạt động. Vì vậy thiên nhiên Việt Bắc không hoang vu buồn tẻ, ma ftrái lại nó tràn đày sức sống- Sức sống mãnh liệt của một đất nước đang kháng chiến.

III. Kết bài:

Thiên nhiên trong thơ Tố Hữu đẹp dẽ, tươi sáng, thơ mộng, đầy sức sống đến lạ thường. Đúng như Hoài Thanh từng nói: “Những câu thơ của Tố Hữu viết về thiên nhiên trong Việt Bắc có thể sánh với bất kì đoạn thơ miêu tả thiên nhiên nào trong văn học cổ điển”.

                 Đề 6: Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor –ca của Thanh Thảo

Dàn ý:

a.       Mở bài: Sau năm 1975 Thanh Thảo là một trong những tên tuổi nổi bật của làng Thơ Việt Nam. Ông nổi bật bởi vì ông là một trong số không nhiều nhà thơ nỗ lực tìm kiếm cách tân nghệ thuật và đã thành công. Bài thơ Đàn ghi ta của lor-ca là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Thanh Thảo minh chứng cho sự thành công đó.

b.      Thân bài:

*Đàn ghi ta của Lor –ca là một tác phẩm tiêu biểu cho lối  viết giàu suy tư, mãnh liệt , phóng túng và ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưg của tư duy thơ Thanh Thảo.

                   b1. Khổ thơ đầu: giới thiệu về nghệ sĩ Lor-ca

               những tiếng đàn bọt nước

               …

               Trên yên ngựa mỏi mòn

-Lor –ca được giới thiệu bằng những nét chấm phá có tính chất tiêu biểu của một thiên tài nhạc sĩ: tiếng đàn bọt nước( trôi nổi, vỡ tan), áo choàng đỏ gắt, giai điệu âm nhạc”li-la li-la” , vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn…

-Các hình ảnh ấy đều có giá trị tượng trưng cho âm nhạc, cho nền văn hóa Tây Ban Nha, quê hương của đàn ghi ta, quê hương của môn đấu bò tót.

-Các hình ảnh ấy gợi nên một đấu trường Tây Ban Nha nhưng không phải là đấu trường bình thường ,mà là đấu trường giữa con người cách tân nghệ thuật với nền nghệ thuật già nua, đấu trường giữa khát vọng tự do dân chủ của công dân-nghệ sĩ Lor-ca với nền chính trị độc tài.

                 b2. Khổ thứ 2, 3: Cái chết của Lor-ca

                                 Tây Ban Nha

                                   …

                             Ròng ròng máu chảy

-Cái chết của Lor-ca được khắc họa bằng những chi tiết “ áo choàng bê bết đỏ” và “ tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”.

-Cái chết củaLor-ca là cái chết bi tráng, đột ngột cái chết khiến những người yêu mến anh  và cà đất nước Tây Ban Nha sững sờ” bỗng kinh hoàng”.

-Lor-ca chết tiếng đàn tượng trưng cho khát vọng và sức sống của chàng: màu nâu với khát vọng tự do và tình yêu, màu xanh của sự sống đã không còn , thành ra vỡ tanròng ròng màu chảy.

    b3. Khổ thứ tư: sức mạnh bất tử của người nghệ sĩ

                                                                     không ai chôn tiếng đàn

                                                                                              …

                                                                    Long lanh trong đáy giếng

 -Đây là một khổ thơ thể hiện nhiều ý tứ sâu xa khác nhau nhiều cách cảm nhận khác nhau.

-Hai câu: không ai …mọc hoang

+Sinh thời Lor-ca có di ngôn:” khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”.Lời di ngôn ấy gợi ý cho chúng ta hiểu về nhân cách người nghệ sĩ , Lor –ca luôn muôn thế hệ sau sẽ tài năng hơn mình. Thế nhưng sức ảnh hưởng của Lor-ca quá lớn , ông mất đi những mong muốn của Lor –ca về việc cách tân nghệ thuật không có ai tiếp tục. Thanh Thảo nuối tiếc cho điều đó.

+ Sự tiếc nuối của tác gỉa cho nền nghệ thuật của Tây Ban Nha vắng thiếu không có người dẫn đường như “ cỏ mọc hoang”.

 +Khát vọng nghệ thuật của Lor-ca như tiếng đàn sống mãi, không thể chôn cất .

-Hai câu: giọt nước mắt …trong đáy giếng.

+Bọn phát xít giết được Lor-ca nhưng chúng không thể giết được khát vọng cách tân nghệ thuật của Lor-ca. tinh thần của Lor-ca vẫn sống trong chiều rộng của không gian” như cỏ mọc hoang”, chiều sâu của mặt đất” trong đáy giếng “ và chiều cao của vũ trụ” vầng trăng”

+ Cái chết của Lor-ca đã để lại niềm thương tiếc cho biết bao người , trong đó cỏ tác giả. Không những thế ngay cả thiên nhiên cũng thương tiếc cho cái chết bi thảm của Lor-ca.

   b4. Những khổ thơ cuối: suy niệm về cuộc giã từ cảu Lor-ca

       Đường chỉ tay đã đứt

       …

       li-la li-la li-la

      -Những khổ thơ cuối cùng xuất hiện rất nhiều hình ảnh tượng trưng. Mỗi hình ảnh mang một ý nghĩa khác nhau thể hiện những suy tư của tác giả về cuộc đời của nghệ sĩ Lor-ca.

      - Khổ thơ: đường chỉ tay  …màu bạc

          + Đường chỉ tay đã đứt là nói đến sự chấm dứt của một số phận , một nghệ sĩ thiên tài.

          +Nhưng số phận chấm dứt không có nghĩa Lor-ca chết. Lor-ca bơi ngang dòng sông thời gian trên chiếc ghi ta màu bạc.bên kia dòng sông là thế giới của tự do của vĩnh hằng, Lor-ca trở nên bất tử trong lòng nhân dân Tây Ban Nha và những người yêu mến Lor-ca.

-         Khổ thơ: Chàng ném…lặng yên bất chợt.

  +Lor-ca không chết mà chàng chủ động rời bỏ tất cả, cả tình yêu lẫn  trái tim đầy khát vọng.

  +Bọn phát xít không thể giết Lor-ca mà chỉ có thể làm cho tiếng đàn của Lor-ca “ lặng yên bất chợt”

-Khổ cuối: li-la li-la li-la. Tiếng đàn ngân vang mãi trong lòng mọi người… lor-ca sống mãi.

*bài thơ sử dụng nghệ thuật ẩn dụ với những hình ảnh tượng trưng ở tần số cao” Áo choàng đỏ gắt” chỉ tây ban nha, “ áo choàng bê bết đỏ “ chỉ cái chết của Lor-ca…Về mặt cấu trúc, bài thơ có lối cấu trúc tựa như một tác phẩm âm nhạc, kết hợp hình thức mượn âm tiếng đàn tạo cho bài thơ nét độc đáo riêng.Việc tác giả không sử dụng cách viết hoa và cách ngắt dòng thông thường giúp người đọc có thể cảm thụ tác phẩm theo cách riêng của mình.

C.    Kết bài:Đàn ghi ta của Lor -ca đã để lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về cuộc đời và cái chết của một nghệ sĩ thiên tài bằng những hình ảnh , những chi tiết độc đáo.Có thể nói với Đàn ghi ta của Lor-ca Thanh Thảo đã ghi tên mình vào lớp những nhà thơ tài năng của văn học Việt nam hiện đại.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: