𝐑Ố𝐈 𝐋𝐎Ạ𝐍 𝐍𝐇Â𝐍 𝐂Á𝐂𝐇 𝐂𝐇Ố𝐍𝐆 ĐỐ𝐈 𝐗Ã 𝐇Ộ𝐈 - 𝐒𝐨𝐜𝐢𝐨𝐩𝐚𝐭𝐡
Date: 15/2/2022
cre: The Psychology - CLB Tâm Lý Học THPT Hoàng Hoa Thám
__________________________________________________________
Sociopath là một thuật ngữ chỉ những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội (Antisocial personality disorder - ASPD)
Chứng rối loạn này bao gồm hành vi bốc đồng, thiếu sự đồng cảm và thao túng người khác theo ý muốn của bản thân. Những hành vi này giúp phân biệt "sự rối loạn nhân cách chống đối xã hội" với các triệu chứng khác, ví dụ như tự kỷ cũng có thể có hành vi thiếu sự đồng cảm với người khác.
Thuật ngữ "Sociopath" thường mang ý nghĩa tiêu cực, tuyệt đối không nên gắn mác "Sociopath" cho người khác nếu bạn chưa có nhận định rõ ràng.
Như chúng ta đã biết thì nhân cách là sự kết hợp của cảm xúc, hành vi và suy nghĩ. Nó ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận về những quan niệm sống, nhìn nhận bản thân và thế giới xung quanh. Có thể nói những người mắc chứng "rối loạn nhân cách chống đối xã hội" là những người có khuyết tật trong nhân cách.
NGUYÊN NHÂN:
- Do gen di truyền.- Các biến cố, tình huống đặc biệt trong đời sống gây tổn thương về mặt tinh thần có thể khiến con người mắc phải.- Những thay đổi đột ngột trong cách hoạt động của não có thể khiến triệu chứng trở nên nặng hơn.
BIỂU HIỆN:
+Thiếu sự đồng cảm: như đã nói ở trên, những biểu hiện cơ bản của người mắc chứng "Rối loạn nhân cách chống đối xã hội" là sự thiếu đồng cảm và hoàn toàn vô cảm khi làm điều xấu, không có cảm giác tội lỗi đối với hành động của bản thân. Tóm lại, những người bệnh không hề có khái niệm về đạo đức trong hành vi của mình và họ có thể làm bất kì điều gì họ muốn dù việc đó có tồi tệ hay điên rồ đến mức nào.
- Một biểu hiện điển hình của những người bị "Rối loạn nhân cách chống đối xã hội" đó là có xu hướng hung hăng và bạo lực. Không chỉ hung hăng về mặt hành động mà còn có khuynh hướng sử dụng bạo lực qua lời nói. Dù dưới bất kì hình thức nào, những người đó luôn xem thường cảm xúc của người khác thậm chí còn xem những hành vi của người khác là một việc gây sự- điều này sẽ khiến họ tìm cách trả thù.
- Một triệu chứng phổ biến khác của người bị "rối loạn nhân cách chống đối xã hội" là vô trách nhiệm. Họ hoàn toàn xem nhẹ trách nhiệm của bản thân đối với xã hội như không đóng tiền điện, tiền nước,...
+ Có hành vi nguy hiểm: những người bị "rối loạn nhân cách chống đối xã hội" rất bốc đồng và luôn muốn có sự thỏa mãn nhất thời. Vì vậy, họ có xu hướng làm những hành vi rất nguy hiểm và thường không quan tâm tới an nguy của tất cả mọi người kể cả chính bản thân họ.
Muốn đối phó thì tốt nhất là hãy cẩn thận với những gì bạn nói. Người bệnh có thể lấy thông tin từ những cuộc trò chuyện và lợi dụng nó để điều khiển hoàn cảnh vì lợi ích của riêng họ. Bên cạnh đó, họ là những bậc thầy trong việc thao túng tâm trí của con người. Họ có thể thao túng để kiểm soát cảm xúc của người khác nhằm gây ra sự nghi ngờ hoặc rắc rối.
Điều quan trọng nhất là tránh đối đầu với họ hết sức có thể. Chúng ta cần phải hiểu rằng họ không bao giờ bị ảnh hưởng bởi lương tâm, họ là những kẻ liều lĩnh và nguy hiểm. Vì thế, họ sẽ làm mọi thứ để đạt được thứ chúng muốn, kể cả khi phải hi sinh tính mạng của người khác.
Rất khó để điều trị cho những người mắc phải chứng này, cần phải áp dụng những biện pháp tâm lí trong thời gian dài hay thậm chí là không thể chữa khỏi.
Các chuyên gia tâm lí sẽ dựa trên tình trạng của người bệnh mà sử dụng những liệu pháp điều trị tâm lí khác nhau. Liệu pháp hành vi nhận thức sẽ giúp khám phá ra những suy nghĩ, hành vi tiêu cực và có khả năng tác động tới người bệnh để thay đổi sang những suy nghĩ, hành vi tích cực hơn. Còn phương pháp điều trị tâm động năng hay phân tâm có thể làm nâng cao nhận thức về những ý thức, ý nghĩa biểu hiện bệnh và vô thức. Điều này có thể giúp tình trạng của bệnh nhân chuyển biến tốt hơn.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip