Chương 7: Gieo chữ giữa tro tàn
Trong đám trẻ con đến học chữ, có một cậu bé tên là Lâm Đinh, nhỏ hơn A Nhi và Tiểu Bảo vài tuổi, dáng người gầy nhẳng như que củi, mái tóc rối bù vì lâu ngày không được chải chuốt. Đinh không lanh lợi, học trước quên sau, lại hay lẫn lộn các nét chữ. Bọn trẻ con đôi khi trêu ghẹo cậu, gọi là "đầu đất", nhưng Đinh không giận, chỉ cười ngốc nghếch rồi tiếp tục cắm cúi viết.
Ngày nào Đinh cũng là người đến sớm nhất, về muộn nhất. Có hôm Như Ý quay lại sau khi đi giúp người bị thương, đã thấy Đinh đang lén lau chữ trên nền đất để tập viết lại lần nữa. Tay cậu bé run run, nét chữ xiêu vẹo, nhưng vẫn cố gắng chép lại thật ngay ngắn.
Nàng nhẹ bước lại gần, đứng phía sau hồi lâu không lên tiếng. Khi thấy Đinh viết sai một chữ đơn giản, cô khẽ ngồi xuống bên cạnh, dịu dàng sửa lại:
"Chữ này con viết sai rồi, nét gạch này phải thẳng hơn một chút, thế này nè..."
Lâm Đinh sững người. Cậu đỏ bừng cả mặt, lí nhí nói:
"Tiểu tiên sinh... con, con biết con dở lắm... nhưng con thật sự muốn học chữ. Để sau này có thể đọc được bức thư cuối cùng của cha con... trước khi cha đi lính, ông viết cho con một lá thư, con giữ hoài nhưng vẫn không đọc được..."
Như Ý ngẩn người.
Một làn gió nhẹ lướt qua làm lay động mấy cành cây khô ven hiên miếu. Trong khoảnh khắc ấy, nàng nhìn thấy ánh sáng trong đôi mắt bé con kia—thứ ánh sáng của một đứa trẻ mồ côi, sống giữa loạn lạc, vẫn cố níu giữ lấy ký ức cha mình bằng tất cả lòng kiên trì vụng dại.
Nước mắt nàng rơi xuống không kịp ngăn.
"Con không dở đâu, Đinh. Con chỉ đang học chậm hơn một chút thôi. Ta sẽ ở đây, dạy con từng chữ một... đến khi con đọc được thư cha con viết."
⸻
Hôm sau, cả đám trẻ con mỗi đứa góp một chút—đứa đem theo quả ngọt, đứa mang ít rau, có đứa còn lén mẹ hái mấy củ khoai lang—gộp lại thành bữa cơm đơn sơ mà ấm áp nhất Như Ý từng ăn. Chúng gọi đó là "lễ tạ chữ", tự bày ra mâm lễ nhỏ để cảm ơn người thầy lạ lùng đã sống cùng mình trong miếu hoang.
Từ lúc đó, những người dân trong vùng bắt đầu chú ý đến nơi này. Họ đến khám bệnh, mang theo túi gạo, gói thuốc, đồ dùng còn dùng được, lát gạch lại nền miếu, che thêm mái rơm, rồi dựng nên một nơi vừa là trạm y, vừa là lớp học.
Từ một căn miếu hoang, nơi đây dần trở thành một mái nhà nhỏ.
Và người ở trong đó, là ánh sáng duy nhất của họ giữa chiến loạn.
Gió đêm vờn qua những tán cây đổ bóng loang lổ lên mái ngói vỡ vụn của ngôi miếu cũ. Bên trong, ánh đèn dầu lập lòe chiếu lên gương mặt an yên của đám trẻ đang tụm lại nghe cô "tiểu lang" giảng về những điều tử tế.
Khi lũ trẻ đã về, Như Ý thu dọn lại chiếu trải, tay vừa xếp gọn những tờ giấy viết chữ, vừa khe khẽ hát ru một điệu dân ca cô từng nghe thuở nhỏ.
"Đinh—"
Tiếng hệ thống vang lên trong đầu cô, như giọt sương rơi giữa đêm tĩnh.
[Nhiệm vụ phụ - Chữa lành ký ức]
Một cụ bà sống cuối làng bị mất trí nhớ sau khi con trai bà mất tích giữa chiến loạn. Cả làng tránh né, cho rằng bà điên. Hãy giúp bà khơi lại ký ức và tìm lại niềm tin vào con người.
Như Ý thoáng sửng sốt. Đây không phải một nhiệm vụ đơn giản kiểu "chăm sóc cây non" hay "chữa lành người bệnh" như trước. Đây là một mảnh ký ức đổ vỡ, là một tâm hồn bị giam cầm trong bóng tối quá khứ.
Cô nhìn ra khoảng sân gạch vỡ nát, nơi từng đứa trẻ vừa dẫm lên bằng chân trần đầy bụi.
"Cây à," cô thì thầm như đang nói với những bụi cỏ ven tường, "Chúng ta đi gặp bà ấy, được không?"
Cỏ lay động nhẹ, như gật đầu.
Và hệ thống—ở sâu trong tâm trí—khẽ cười, như nó cũng từng đau và tự nhũ với chính mình: " Hửm, chữa lành câu chuyện của người khác, đôi khi cũng là chiếc gương chữa lành chính cô."
Chiều hôm ấy, mưa bụi lất phất như khói, trời xám một màu tro cũ. Như Ý quấn kỹ áo tơi, tay cầm bao thuốc nhỏ, đi men theo con đường bùn lầy dẫn về phía cuối thôn. Gió lùa qua những cành cây khô kẽo kẹt, mang theo hơi lạnh và một nỗi buồn khó gọi tên.
Người dân kể với nhau, nơi cuối thôn có một bà lão sống một mình trong căn nhà gỗ xiêu vẹo, từ lâu đã không còn người thân thích bên cạnh. Dân làng bảo bà có vấn đề về tâm trí, ngày nào cũng ra sân thắp hương gọi chồng con, rồi khóc một mình dưới gốc cây hòe già.
Cô dừng trước ngôi nhà. Cửa không khóa. Như Ý gõ nhẹ:
"Lão nhân gia, tại hạ là lữ y qua đường, nghe nói người bệnh nên mạo muội đến xem một chút."
Không có tiếng trả lời.
Cô đẩy cửa bước vào, mùi nhang cũ và tro lạnh tỏa ra như một hơi thở tịch liêu. Trong căn nhà nhỏ, mọi vật đều được lau chùi sạch sẽ, nhưng đã cũ sờn theo năm tháng. Trên chiếc bàn thờ lớn, có một hàng dài bài vị xếp ngay ngắn.
"Phu quân Trác Văn Dật chi linh vị."
"Trưởng tử Trác Vân Khải chi linh vị."
"Thứ tử Trác Vân Tường chi linh vị."
"Tam tử Trác Vân An chi linh vị..."
Cô đếm được bảy bài vị, đều là của đàn ông, điều là nhà họ Trác.
Như Ý đứng lặng người. Không gian như ngưng đọng. Gió rít nhẹ qua khe cửa, mang theo tiếng lạch cạch yếu ớt – tiếng gậy gõ trên nền gỗ. Một bóng người chậm rãi bước ra từ gian trong.
Đó là một bà lão gầy gò, dáng người cong như cành củi khô, tóc trắng xóa xõa dài sau lưng đôi mắt vô hồn khi nghe tiếng gọi mặt mà thoáng chóc liền vui mừng. Trên người bà là áo vải lam vá chằng chịt, tay cầm cây gậy trúc đã mòn đầu run run đi tới
"Các con về à... mẹ vừa mới nấu canh ngưu tất, món con thích nhất đó, Vân Tường à..."
Như Ý nhẹ giọng: "Lão nhân gia, ta là người ngoài, không phải người thân của bà."
Bà lão ngẩng lên, đôi mắt đục ngầu thoáng ánh sáng, rồi nhanh chóng dịu xuống như mặt hồ không gợn.
"Ồ... lại là người qua đường. Ta lại lầm rồi. Xin lỗi... nhưng mà ngươi có thấy con ta đâu không, nó mớ vừa đi ra chiến trường thôi, nó nói là sẽ sớm quay về, nó hiền lắm không dám nói nặng lời ai bao giờ"
Cô đi đến đỡ lấy hai đôi bàn tay đã nhăn đi vì thời gian, có lẽ ở lại nhìn các con mình ra đi lần lượt như vậy chính là tận cùng của đau khổ trên thế gian rồi, bởi nói không gì quý hơn hoà bình, cô đỡ tay bà lão ngồi xuống ghế rồi định đi thấp nhang cho những tướng sĩ trẻ tuổi này
Trái tim khẽ run, trán thoáng lạnh, rồi nhẹ giọng hỏi: "Đây là... người thân của bà?"
Bà lão gật đầu, khóe môi nở một nụ cười cũ kỹ như đã từng rất tươi, giờ chỉ còn là dư âm:
"Phu quân ta là tướng sĩ, ba đứa con đều theo chân cha ra chiến trường. Lúc đưa tiễn, ta không khóc... ta nghĩ sau chiến tranh, tất cả sẽ quay về."
Bà quay người, run rẩy ngồi xuống bên chiếc ghế trúc đã mối mọt.
"Nhưng rồi... từng người một, biến mất. Không thư, không tin, không người báo tử. Ta không còn biết nên chờ bao lâu nữa, nên... dựng linh vị, coi như họ đã về với tổ tiên."
Như Ý cúi đầu, cảm nhận được sự mất mát ấy không chỉ là nỗi đau, mà còn là gốc rễ đã bị bứng trốc khỏi đất.
"Vậy vì sao bà vẫn sống một mình giữa nơi hẻo lánh này?" – cô khẽ hỏi.
Bà cười, như thể vừa buồn vừa kiêu hãnh:
"Vì ta sợ, nếu đi rồi... lỡ ngày nào đó, chúng nó trở về thì ai nấu canh ngưu tất cho chúng ăn? Ai sẽ thắp nhang đầu năm mới? Ai sẽ mở cửa nhà cho chúng?"
Như Ý đứng lặng hồi lâu, rồi quỳ xuống trước bàn thờ, rút ba nén nhang từ túi vải, châm lên ngọn lửa nhỏ trong lò sưởi và dâng lên từng linh vị.
"Ba vị công tử Trác gia, nếu còn nhân duyên trong trời đất, xin hãy cho mẫu thân người một điềm báo, để người biết lòng chờ không vô vọng." Bà lão chạm vào Như ý cười mơ hồ, khẽ gọi "con về rồi.."
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip