chương 10: bữa sáng ấm áp.
Khi mặt trời lên cao khoác lên mình ánh nắng trang hoàng khẽ vẽ những vệt sáng lên tấm chăn mềm và trên gương mặt thanh tú của Đào. Cô thức giấc rồi xuống nhà.
Tiếng leng keng va chạm bát đũa, tiếng nước rửa rau chảy rì rào, và cả… tiếng chửi rủa khe khẽ từ phòng bếp vang ra.
“Đừng có bỏ cả nắm muối vô nồi phở chứ!” – Thanh cau mày nhìn Quân.
“Thế ai bảo em đoán đại vì mất cái muỗng đong!” – Quân hậm hực, tay vẫn khuấy nồi canh màu sắc đáng ngờ.
“Đây là... trứng luộc hay trứng nổ vậy?” – Khang ngơ ngác nhìn lòng trắng bay tung tóe trong nồi nước sôi.
Cả gian bếp Gió Lam chìm trong một hỗn hợp kỳ quái giữa khói, mùi cháy và… tinh thần quyết tâm khó hiểu. Hôm nay là chủ nhật – ngày nghỉ, và nhóm quyết định tự nấu ăn cho “khách quý”.
Vấn đề chỉ là… không ai thật sự biết nấu ăn.
Đăng Dương đứng cạnh máy nướng bánh mì mà chẳng biết cách bật. Long chán quá đang cắt cà rốt thì ra cầm ngược con dao. Hưng thì vẫn rất nghiêm túc, nhưng vừa nấu vừa dò Google khiến điện thoại ướt sạch.
Còn Thành Dương? Anh ngồi trên ghế, mặt lơ đãng, ánh mắt hiện rõ rằng đã quá quen với căn bếp hỗn độn mà cả đám bày ra rồi.
Mọi thứ tệ dần. Rất tệ.
---
“Để em làm cho.” – Giọng Đào vang lên sau lưng khiến cả bếp đồng loạt quay lại.
Cô mặc chiếc áo thun đơn giản, tóc buộc cao, ánh mắt hơi ngái ngủ nhưng rất tỉnh táo. Quang Anh theo sau, tay đã xắn áo lên từ bao giờ.
“Hai người... biết nấu à?” – Quân hỏi, mắt nghi ngờ.
“Anh ăn thử đi là biết.” – Quang Anh cười tươi, vỗ vỗ vai Hưng.
Chưa đầy mười phút, căn bếp dường như biến thành nơi khác. Dao thớt gọn gàng, chảo nóng đều, mùi thơm bắt đầu lan tỏa. Đào đảo trứng bằng tay thoăn thoắt, miệng căn dặn Quang Anh: “Đừng cho nhiều đường quá.” Cậu bé gật đầu lia lịa, đang rang cơm với kỹ thuật không khác gì đầu bếp thứ thiệt.
Mọi ánh mắt dán vào hai chị em.
Không ai nói gì, nhưng rõ ràng là choáng.
---
Khi bữa sáng được dọn ra bàn, tất cả cùng im lặng – không phải vì xúc động, mà vì đang ăn say mê.
Cơm chiên trứng thơm nức, dưa chua xào chua ngọt vừa phải, canh bí đao thịt bằm trong veo. Cả đám ăn như chưa từng được ăn, hết món này tới món khác.
“Ôi mẹ ơi... Lâu lắm rồi tôi mới được ăn món bình thường trong nhà này.” – Thành Dương thốt lên, miệng còn dính hạt cơm.
“Tụi em nấu ăn thế này chắc tao tăng cân mất.” – Long nói, gắp thêm miếng thịt kho.
“Đúng là thiên thần giáng thế.” – An chống cằm, nhìn Đào bằng ánh mắt như sắp... viết đơn xin cưới đến nơi.
Mọi người cười ầm cả bàn.
Chưa từng – thật sự chưa từng – Gió Lam lại có một bữa sáng đông đủ và rộn ràng đến vậy.
Không có những vết thương, không có gánh nặng quá khứ, không ai phải giả vờ gồng mình. Chỉ có tiếng đũa va nhau, tiếng cười chen vào nhau, và một cảm giác lạ lùng – thứ cảm giác gần như... hạnh phúc.
Đào cúi đầu ăn, má ửng hồng vì những lời khen. Quang Anh hí hửng như vừa lập được chiến công.
“Tụi em phải thường xuyên tới đây mới được.” – Thanh nói, giọng nghiêm túc một cách buồn cười.
“Ờ đúng đấy, ít nhất là ba bữa một ngày.” – Quân thêm vào.
“Còn thêm món tráng miệng.” – Hưng chỉnh lại.
Tiếng cười rộ lên lần nữa.
Và Đào, lần đầu tiên sau bao năm, mỉm cười mà không thấy sợ hãi hay gượng gạo.
Cô không biết Gió Lam là gì trong cuộc đời mình. Nhưng sáng nay, nơi đây giống như... một nhà bếp ấm áp mà cô từng mơ đến, khi còn là một đứa trẻ sống trong căn nhà tồi tàn với tiếng rượu và tiếng khóc mỗi đêm.
---
Từ sau bữa sáng hôm ấy, một thói quen kỳ lạ bắt đầu hình thành ở Gió Lam.
Ban đầu là “vô tình ghé ăn”, sau đó là “sáng rảnh thì ghé chơi”, rồi chuyển sang “sao chưa thấy tới nữa?”, và cuối cùng là: “Hôm nay ăn gì vậy chị Đào ơi?”
Đến mức Quân – người vốn chỉ quen ăn mì gói và bánh bao lạnh – bắt đầu dậy sớm hơn để đứng trước nhà đợi.
Cứ mỗi buổi chiều sau giờ làm việc, cả nhóm lại lấm lét nhìn ra cổng — như chờ một điều gì đó.
Và khi chiếc túi giữ nhiệt màu xám bạc quen thuộc xuất hiện từ xa, ai nấy lập tức… vứt hết công việc đang làm.
“Tới rồi! Cơm tới rồi!” – Thành Dương hét to, vung vẩy cây vĩ cầm còn chưa kịp tra dây.
“Tắt lửa nồi mì đi, mau!” – Quân hô hoán.
“Mau lấy chén! Ai chậm là mất phần đó!” – Khang nhào ra như cơn gió, thậm chí đẩy cả Long đang ngồi gần cửa.
Đào hơi bất ngờ trước cảnh tượng như… dân đói thời bao cấp, nhưng rồi bật cười. Cô đã quen với việc được chào đón bằng những gương mặt vừa rạng rỡ vừa hỗn hào thế này.
Quang Anh thì thích chí cười khanh khách, tay mở túi, lấy ra từng hộp cơm nghi ngút khói: canh chua cá bông lau, thịt kho tàu trứng cút, rau muống xào tỏi, và có cả chè đậu xanh tráng miệng.
“Trời đất ơi, đứa nào cưới Đào về chắc sống thọ trăm tuổi!” – Long thốt lên, mắt sáng như đèn pha liếc nhìn An.
“Phải giành chứ đừng mơ.” – An nói chen vào, nhưng giọng lại nhẹ tênh, ánh mắt hướng về Đào như không dám nhìn lâu.
“Mỗi lần ăn là tui thấy muốn... khóc á.” – Thanh đùa nửa thật, vừa ăn vừa viết sổ nợ.
“Khóc vì ngon hay vì thấy mình mắc nợ?” – Quân chọc, bị ăn nguyên cùi chỏ vào vai.
---
anh em xã đoàn.
imqlee
mình dc nuôi r anh em ơi😭
duongdomic
bánh flan Quang Anh làm ngon quá😭
toi có thể ăn món 2 ng họ nấu từ đây đến cuối đời
weantodale
ê tính ra từ lúc ở đây lúc nào cũng ăn đồ tiệm á
Đào với Quang Anh tới một cái nhớ cơm nhà liền luonn
kaitynguyen
thằng Khang ăn nhiều quá
m ăn hết cá Đào làm cho t r
hurrkhang
ê nha
m cũng lấy hết bánh flan Quang Anh làm cho t mà
huwnghihi_
t đã sống đến ngày cái bếp nhà gió lam hết cháy r ư🤧
ngokienhuy_bap
từ lúc ăn đồ ăn của 2 chị em là t k nhớ mùi mì gói luon
crisdevilgamer
Quang Anh nấu ngon quớ
mình bắt cóc 2 ng đó về tiệm dc k
duongdomic
dc dc em đồng ý
kaitynguyen
đồng tính
ụa
đồng tình
hurrkhang
ai cũng biet m lét r khỏi khoe
weantodale
hồi cái bản lề nó bung nữa cho coi
---
Từ những ngày đó, Gió Lam bắt đầu ấm lên. Không phải vì điều gì to tát, chỉ là… có cơm nhà để ăn.
Cái bếp bụi bặm nay được lau sạch sẽ mỗi chiều. Bàn ăn được kê lại ngay ngắn. Có hôm, mọi người thậm chí còn... trải khăn bàn, đặt hoa dại Quang Anh hái được vào lọ thủy tinh giữa bàn.
Dần dần, những con người tưởng chừng chỉ biết sống bằng thuốc lá, rượu bia và giấc ngủ không yên... bắt đầu mong chờ thứ rất nhỏ: một bữa ăn ấm áp có người nhớ tới mình.
---
Có hôm Hưng bị thương ở tay, vẫn cố gắp bằng đũa trái. Đào thấy vậy thì nhẹ nhàng đút cho một miếng cá. Cả bàn im như thóc. Rồi vài giây sau nổ tung:
“Hưng ơi, anh bị đau tay bên phải nè, đút tui một miếng coi!” – Thành Dương gào lên.
“Mẹ kiếp, tao cụt luôn tay trái được không?” – Long cười ngặt nghẽo, quay sang buông câu đùa với Khang.
Quang Anh thì thản nhiên:
“Anh Quân ăn ít lại, cho tụi em phần nhiều chút.”
Cả nhóm phá lên cười.
Rồi không biết từ lúc nào, Gió Lam bắt đầu thay đổi.
Bàn ăn được dọn gọn gàng hơn. Chén bát không còn để cả ngày chưa rửa. Những người từng sống bằng gói mì, ly cà phê đá, hoặc quên cả ăn, giờ bắt đầu biết mong chờ một bữa cơm nóng, một mùi thơm từ bếp, hay một nồi canh đơn giản do Đào nấu, một miếng bánh nhỉ Quang Anh làm.
Những món ăn ấy, không chỉ làm đầy bụng – mà như lấp lại những khoảng trống, những năm tháng mà họ từng sống vội, sống lạnh, sống bằng bản năng sinh tồn.
Không ai nói ra, nhưng ai cũng biết — hai chị em này, từ khi bước vào Gió Lam, đã thay đổi mọi thứ.
Từ một căn nhà chứa đầy quá khứ dữ dội, Gió Lam dần trở thành mái ấm kỳ lạ nhất, nơi những con người bị xã hội gắn mác “nguy hiểm” lại sống như những đứa trẻ háo hức chờ bữa cơm.
Đào thì không hay nói nhiều, nhưng mỗi lần dọn cơm xong, ánh mắt cô dịu dàng lướt qua từng người – ánh mắt như người mẹ, người chị, người em, người thân.
Hôm đó, Thành Dương ngồi cạnh cây hoa quế ngoài hiên, khẽ nói với nó:
“Họ tới rồi. Em có thấy không?”
Cây không trả lời, nhưng gió nhẹ thối qua khẽ lây cánh hoa như thể nó đang gật đầu với anh, hương hoa thơm hơn mọi hôm.
Và họ, từng người một, cũng bắt đầu thay đổi – không vì ai ép buộc, mà vì muốn giữ lại cảm giác này lâu hơn một chút.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip