Phần Không Tên 2


Trao duyên

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Tên tuổi của nhà thơ không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang xa trên thi đàn thế giới. Sở dĩ tác giả đạt được niềm vinh quang đó là vì ông đã có một sự nghiệp sáng tác giá trị, trong đó xuất sắc nhất là Truyện Kiều - tác phẩm lớn nhất của nền văn học Việt Nam, song tác phẩm này còn thành công ở gá trị nghệ thuật, nghệ thuật thơ lên đến đỉnh cao. Đặc biệt là nghệ thuật diển tả tâm trạng nhân vật. một trong những đoạn trích đặc sắc nhất về cuộc độc thoại nội tâm đó chính là trao duyên được trích từ câu 723 đến câu 756 trong truyện kều .

Mặc dù nhan đề đoạn trích là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, "Trao duyên", ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời đính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng Kim. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều. Đoạn trích Trao duyên thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều, đồng thời cho thấy khả năng miêu tả nội tâm nhân vật tài tình của Nguyễn Du
I

Nếu như 16 câu thơ đầu là tâm trạng của kiều khi trao dyên và trao kỉ vật cho em mình thì 18 câu thơ sau chính là tâm trạng của kiều khi trao duyên

"Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa."
* "Phím đàn" và "mảnh hương nguyền": Kỉ vật mà Kim Trọng và Kiều có chung kỉ niệm – đêm thề nguyền: chàng đốt hương, nàng đánh đàn. Đây đều là những kỉ vật trong tâm tưởng, quá khứ mà Kiều vẫn cất giữ trong lòng. Chúng vừa gợi lại kí ức đẹp, vừa báo hiệu tương lai chẳng lành: vật còn người mất – sự tương phản xót xa.
* Hai chữ "ngày xưa" nghẹn đắng trong họng. Từ "xưa" mang âm bằng, gợi sự quyến luyến, nuối tiếc, kéo Kiều trôi tuột vào quá khứ – đêm thề nguyền thiêng liêng, trang trọng và hạnh phúc là vậy nay lại gợi lên nỗi đau đến xé lòng.
* Hai từ "của tin" cho thấy: những kỉ vật giữa Kim Kiều không chỉ mang giá trị vật chất mà còn giàu giá trị tinh thần. Chúng tượng trưng cho sự thủy chung, cho niềm tin tưởng tuyệt đối mà hai người trao gửi ở đối phương. "Của tin" là sợi dây vô hình kết nối hai linh hồn đồng điệu về cảm xúc của Kim, của Kiều. Dù bây giờ lòng tin ấy có mất đi, tình duyên Kiều đã sắp đặt cho em gái, nàng vẫn muốn giữ lại những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ ấy cho riêng mình.
=> Chi tiết này chứng minh tình yêu sâu sắc, vô bờ mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng. Tình yêu càng da diết, nỗi khổ tâm dằn vặt trong nàng càng lớn, càng dày vò nàng.
c. Sau khi trao kỉ vật, Kiều không thấy thanh thản:
"Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên."
* Điệp từ "nên" nhấn mạnh vào tương lai được ấn định của Kim Trọng và Thúy Vân, tương lai không có Thúy Kiều trong đó. Mỗi chữ "nên" là một lần con dao số phận cứa vào trái tim nàng đau nhói. Nàng hình dung ra viễn cảnh hạnh phúc của người yêu và em gái mà xót xa cho chính mình.
* "Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên": Kiều tự nhận mình là hồng nhan bạc phận, là kẻ bất hạnh, "giật mình mình lại thương mình xót xa". Kiều vẫn mong trong quãng thời gian tươi vui sắp tới của Kim, Vân, nàng không bị lãng quên.
=> Sau khi đưa tận tay kỉ vật đôi lứa cho Vân, nỗi đau, sự bất lực trước số phận nghiệt ngã của Kiều không dừng lại, mà còn được tô đậm thêm. Bóng dáng nàng Kiều nhỏ bé, đáng thương, tội nghiệp là dấu ấn khó phai trong lòng người đọc "Truyền Kiều".

2. Thúy Kiều dặn dò em:
Dẫn dắt:
Sau khi trao kỉ vật cho Thúy Vân, Thúy Kiều trốn chạy khỏi thực tại đau buồn, phũ phàng, hướng tới tương lai, một tương lai đen tối, thảm thương, mù mịt trong dự cảm.
a. Thúy Kiều mong em sẽ nhớ tới mình:
"Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về."
* "Mai sau dù có bao giờ": Thúy Kiều mường tượng ra tương lai hạnh phúc vẹn toàn của Thúy Vân và Kim Trọng. Hai chữ "mai sau" với Kim, Vân đã được ước định trăm năm. Còn "mai sau" của nàng thì mờ mịt vô định.
* "Đốt lò hương ấy so tơ phím này": Thúy Kiều hồi tưởng lại cảnh cũ – đêm thề nguyền – sau khi Kim Trọng thêm hương vào lò, Kiều đã đánh đàn cho chàng nghe. Đây là cảnh quá khứ của nàng, lại là cảnh tương lai của Vân. Kiều buồn bã, xót xa, tủi thân, ngậm ngùi đắng cay khi nghĩ người mình yêu sẽ cùng làm những việc này với người con gái khác. Liệu khi ấy, Kim Trọng và Thúy Vân có nhớ tới "người mệnh bạc" này?
* "Trông ra ngọn cỏ lá cây/ Thấy hiu hiu gió thì hay chị về": Quá đau đớn cho tình cảnh mình, Thúy Kiều không còn tỉnh táo mà lạc vào những suy tưởng mông lung. Nàng nghĩ đến cái chết, và muốn nhắn Thúy Vân rằng hồn này sẽ trở về thăm em, thăm lại tình xưa.
* Từ láy "hiu hiu" gợi ra viễn cảnh tương lai u tối, ảm đạm của Kiều, tạo không khí u buồn, bi thương, tang tóc.
=> Thúy Kiều đáng thương trước nghịch cảnh quá khứ – tương lai. Nàng bất lực, đớn đau, mong chờ, hi vọng sự thương nhớ, đồng cảm nơi người thân.
b. Thúy Kiều bảo toàn nguyện ước trăm năm với Kim Trọng:
" Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai."
* "bồ liễu" là loài cây tượng trưng cho người phụ nữ yếu đuối. "Nát thân bồ liễu": Thúy Kiều nghĩ đến tương lai, nghĩ đến cái chết không được toàn thây, nghĩ đến những đau đớn dày vò tâm hồn và thể xác.
* "nghì" là nghĩa, phẩm chất đạo đức rất được coi trọng trong quan niệm Nho giáo xã hội xưa. Nghĩa trong đoạn này là ân nghĩa, nghĩa tình giữa Kiều với Kim Trọng.
* "trúc mai" là cây trúc, cây mai, chỉ tình yêu "thanh mai trúc mã" xứng đôi vừa lứa, chỉ sự gắn kết sâu sắc giữa hai tâm hồn.
=> Dù sống hay chết, Kiều vẫn cố đền đáp tình cảm cho Kim Trọng. Khi còn ở trần gian không được ở bên nhau thì nàng nguyện hướng tới chàng nơi địa phủ. Cho đến tận cùng đau thương và mất mát, không gì có thể phá vỡ được tình yêu của Thúy Kiều. Kể ca cái chết "nát thân bồ liễu" cũng không thể may mảy làm hư hại tấm lòng thủy chung son sắt của nàng. Như vậy, khối hồn oan đau đớn của Kiều vẫn còn mãi.

c. Kiều khát khao được giải oan, được đồng cảm:
"Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rưới xin giọt nước cho người thác oan."
* "Dạ đài cách mặt khuất lời": chỉ chốn âm phủ âm dương cách trở.
* "người thác oan": Kiều tuy tự nguyện hi sinh bản thân để cứu cha và em nhưng vẫn ý thức rằng bị mình bị oan uổng, sau khi chết, linh hồn không siêu thoát được.
* Chính vì đau buồn, tủi hồ nghĩ đến oan khuất mình phải chịu, Thúy Kiều mới "Rưới xin giọt nước". Từ "xin" khắc họa hình ảnh người con gái nhỏ bé đáng thương, cầu lòng thương, cầu được nhớ đến, cầu được cảm thông sâu sắc.
+ Trong niềm tin tôn giáo cổ truyền, nước trong là chất tinh khiết có thể rửa sạch oan khuất, khiến cho hồn oan được mát mẻ.
+ Trong chuyện dân gian, giọt nước mắt Mị Nương khóc cho Trương Chi rơi xuống chén trà, chén ngọc tan ra thành nước, giúp cho linh hồn chàng siêu thoát.
=> Thúy Kiều khát khao sự thương xót, đồng cảm ở Thúy Vân và Kim Trọng, mong muốn nhận được giọt nước mắt giải oan của em gái, nỗi nhớ nhung thấu hiểu của người yêu.
Tiểu kết: Nguyễn Du đã mượn quan niệm "âm dương tương liên tương giao" để khẳng định tình cảm lớn lao mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng. Nàng muốn sau khi chết sẽ trở về với linh hồn bất tử, mãi ở bên dõi theo chàng Kim. Qua đó, ta thấy được nét đẹp phẩm chất ở Kiều. Đó là sự thủy chung, trọng tình trọng nghĩa, coi trọng lời thề.

"Bây giờ trâm gãy gương tan
[...] Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng!"
* "Trâm" và "gương" là những vật trai gái ngày xưa thường tặng cho nhau để làm kỉ niệm của tình yêu. Cả câu ý nói tình yêu tan vỡ, khắc họa hoàn cảnh trớ trêu của đôi thanh mai trúc mã Kim Kiều.
* "phận bạc như vôi": Kiều than thở số phận đã ngược đãi, tạo hóa trêu ngươi.
* "nước chảy hoa trôi lỡ làng": Tình cảm, lòng tin yêu của Kim Trọng Kiều không thể đền đáp được, nàng day dứt, dày vò bản thân, tuyệt vọng.

"Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!"
* Những từ "muôn vàn", "trăm nghìn" tô đậm tình yêu lớn lao, vô bờ, nồng đậm của Kiều với Kim Trọng. Tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ và trong sáng ấy là không thể cân đo, đong đếm được.
* Đối lập với hai từ trên là những từ "ngắn ngủi", "ngần ấy": Thời gian hạnh phúc của Kim Kiều sao quá ngắn ngủi, duyên phận cũng không cho hai người ở bên nhau, cơ hội được gặp lại người yêu của Kiều cũng không có.
=> "Ái ân" và "tơ duyên" đối lập với nhau, tạo nên bi kịch tình yêu, khiến

Kiều chua xót, đau thương lại bất lực không làm gì được ngoài cất lên những tiếng than đầy ai oán "...muôn vàn ái ân!", "...ngần ấy thôi!" Sự tình ra nông nỗi này, nàng biết trách ai bây giờ, chỉ có thể trách số phận không cho nàng hưởng hạnh phúc mà thôi.
* Trong đoạn này, Kiều gọi Kim Trọng hai tiếng đầy thân thương và trân trọng – "tình quân". "Tình quân" là người yêu, Thúy Kiều còn rất nhớ, rất yêu chàng, vẫn muốn được gọi chàng là người yêu của mình => Kiều thật khổ đau, đáng thương!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

Giờ đây mọi chuyện đã tan vỡ, lỡ làng, nói làm sao hết những tình cảm tha thiết, da diết, những kỉ niệm ngọt ngào ân ái ngày xưa đã trao nhau. Thôi thì thiếp đành cam chấp nhận số phận, tơ duyên ngắn ngủi, hạnh phúc quá mong manh, kiếp này đã lỡ phu thê, thiếp xin bái biệt đi về cõi âm. Lời nhắn nhủ vừa mang nỗi tiếc nuối, vừa cam chịu chỉ "có ngần ấy thôi" ít ỏi quá chàng ơi, nhưng không thể nào kéo dài thêm được nữa.

Câu thơ chứa chan tình cảm, xót xa đau cho kiếp số phũ phàng, chua chát - lời thơ như hờn oán, trách móc than thân trách phận:

Phân sao phận bạc như vôi?

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Lời thơ uất nghẹn, phận gì? mà bạc như vôi? Phận trâu ngựa, kiếp chó mèo chứ không phải là phận người, kiếp người nữa. Cuộc đời quá cay đắng, bạc bẽo hay xã hội quá bất công, tàn nhẫn với con người tài sắc vẹn toàn như Thuý Kiều. Đành rằng cuộc đời "nước chảy hoa trôi" nhưng cũng có giới hạn thôi chứ sao mà quá bi đát, quá phũ phàng đến vậy. Quay về với thực tại Thuý Kiều như bừng tỉnh, thốt lên:

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

"Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!"
* Nếu như trong đoạn trên Kiều gọi là Kim Trọng là người yêu, thì đến đây lại chuyển cách xưng hô là "lang" nghĩa là chồng. Kiều đối với Kim Trọng gắn bó, thương yêu sâu đậm như chồng. Tình cảm của nàng bộc lộ theo mức độ tăng dần cùng đó là nỗi đau xót ngày một lớn, không thể dồn nén thêm nữa.
* Những tính từ cảm thán "ôi", "hỡi" khiến câu độc thoại nội tâm của Kiều như đang nói với Kim Trọng, lại tăng thêm sự ai oán, sầu khổ, vật vã trong lời nói của nàng.
* "Thiếp đã phụ chàng": Kiều tự nhận lỗi về mình, cho rằng mình phụ chàng Kim nên vô cùng day dứt, tự trách bản thân => Kiều tội nghiệp, đáng thương biết bao!

Tiểu kết: Tám câu cuối sử dụng nhiều hình ảnh đối lập và câu cảm thân để tăng tính gợi cảm, tô đậm nỗi buồn, khắc họa hình ảnh Thúy Kiều nhỏ bé, bất hạnh trước sự sắp đặt trớ trêu của số phận.

Việc "trao duyên" đã thành, việc bán mình cũng đã xong, thì bi kịch của Thuý Kiều cũng đến. "Ôi", "Hỡi" Kim Lang, Thuý Kiều gọi tên tình nhân lần sau cuối trong nước mắt nhạt nhoà, nàng ôm nỗi đau giằng xé tâm can khi biết chắc chắn rằng từ đây nàng đã mất chàng Kim mãi mãi. Sự thật ấy làm cho Thuý Kiều kêu lên thống thiết "thôi thôi" một cách vật vã, đớn đau "đứt từng đoạn ruột". Điều đó cho ta thấy được tình cảm của Thuý Kiều dành cho Kim Trọng vô cùng lớn, vô cùng sâu đậm, chung thuỷ sắc son.

Sự "hi sinh" của Thuý Kiều làm cho người đời cảm phục, tình cảm của Thuý Kiều làm cho chúng ta trân quý yêu thương. Đó là điểm sáng chói ngời trong phẩm giá con người Thúy Kiều, khiến cho nàng sống mãi trong lòng người đọc.

k

  Đoạn " trao duyên" trong " Truyện Kiều" là một khúc " đoạn trường" trong thiên " Đoạn trường tân thanh". Với con mắt tinh đời , Nguyễn Du đã phát hiện thấy trong truyện của Thanh Tâm Tài Nhân một tình tiết rất cảm động và bằng nghệ thuật tuyệt vời , ông đã dựng lại đoạn " trao duyên" hết sức sâu sắc và độc đáo. Tác giả đã đối lập hai tính cách của hai chị em một cách tài tình: con người của đời thường và con người của phi thường. trong sự kiện " sóng gió bất kì" này, Thúy Vân vô tư , hồn nhiên ( cũng đừng vội chê trách Thúy Vân . Nhân vật này còn là một kho bí mật trong công trình nghệ thuật kiệt tác của Nguyễn Du mà chúng ta chưa kịp bàn ở đây), còn Thúy Kiều thì lại càng đau đớn hơn. Nguyễn Du đã dụng công miêu tả tâm lí, sự vận động nội tâm nhân vật, cũng có thể nói Nguyễn Du đã đạt đến phép biện chứng của tâm hồn. Chỉ qua đoạn trao duyên , chúng ta cũng cảm nhận được Thúy Kiều là một cô gái giàu tình cảm, giàu đức hi sinh , có ý thức về tình yêu và cuộc sống. Một nhân cách như vậy mà vừa chớm bước vào đời như một bông hoa mới nở đã bị sóng gió dập vùi tan tác.Nói như Mộng Liên Đường Chủ nhân là khúc đoạn trường này như có máu rỏ trên đầu ngọn bút của Nguyễn Du, như có nước mắt của thi nhân thấm qua trang giấy. Hơn hai trăm năm rồi, những giọt nước mắt nhân tình ấy vẫn chưa ráo.  

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: