Chương 8: Vai trò của biểu tượng
Khi nhà phân tâm học chú trọng đến biểu tượng, trước hết họ khảo sátnhững biểu tượng "tự nhiên", đối chiếu với biểu tượng "văn hóa". Loại thứnhất thoát thai từ nội dung phi ý thức của cái psyché, như thế nó biến đổi rabiết bao nhiêu hình ảnh có tính cách biểu tượng chính yếu khác. Tuy nhiên,trong nhiều trường hợp, người ta có thể tìm thấy nguồn cội tối sơ của chúng,nghĩa là những ý nghĩ và hình ảnh tìm thấy ở các xã hội cổ sơ. Còn như biểutượng văn hóa là những biểu tượng dùng để diễn tả những "chân lý vĩnhcửu". Những biểu tượng này đã nhiều lần thay đổi, có thể do một tiến trìnhcấu tạo có ý thức, và trở thành những hình ảnh tập thể được các xã hội vănminh chấp nhận.
Tuy nhiên những biểu tượng văn hóa vẫn giữ phần lớn tính chất huyềnnhiệm quyến rũ nguyên thủy làm người ta say mê. Người ta biết rằng chúngcó thể gây ra cho một số người những phản ứng tâm tình sâu xa, nhờ sinh lựctâm thần của chúng, chúng có tác động gần như những thành kiến. Chúng làmột yếu tố mà nhà tâm lý học phải kể đến. Thật là ngu muội mà bỏ quachúng chỉ vì lý do xét về phương diện duy lý nó có vẻ phi lý và không dínhdáng gì đến vấn đề. Chúng là một thành phần quan trọng của cơ cấu tâm thầnvà đóng một vai trò chính yếu trong sự xây dựng xã hội loài người. Ta khôngthể tước bỏ đi mà không làm mất một phần hệ trọng. Một khi bỏ quên haydồn nén, sinh lực đặc thù của những yếu tố ấy biến vào trong tiềm thức vàgây ra những hậu quả không thể lường được. Bởi vì sinh lực tâm thần khôngdùng đến sẽ làm thức tỉnh hay tăng cường những khuynh hướng bản năngtrong tiềm thức, những khuynh hướng ấy không được phép bộc lộ hay ít rachưa bao giờ được phép hiện hữu trong ý thức mà không bị bóp nghẹt.Những khuynh hướng ấy hợp lại thành một cái "bóng mờ" của tâm trí ra, nóluôn luôn có mặt và có cơ phá hại. Cả đến những khuynh hướng có thể gâyảnh hưởng tốt trong một vài trường hợp, cũng trở thành ác quỷ nếu chúng bịdồn nén. Vì thế cho nên ta hiểu rằng những người suy tưởng có quân bình rấtsợ cái tiềm thức, lại sợ thêm cả tâm lý học.
Thế kỷ này đã cho phép ước lượng những tai họa sắp đến khi chúng ta đãmở cửa cái thế giới bí mật âm u.
Những biến cố khủng khiếp đã làm đảo lộn thế giới ngày này mà trongnhững năm sống vô tư vô lự khoảng đầu thế kỷ này không ai có thể tưởngtượng ra được. Và từ đấy thế giới trở thành điên dại. Không những nước Đứcvăn minh bộc lộ tính hung hãn dã man trong họ, mà tính man rợ đó cònthống trị cả người Nga, rồi châu Phi cũng bốc lửa. Không lạ gì khi thế giớiphương Tây phải lo ngại.
Con người ngày nay không hiểu rằng quan niệm duy lý đã để họ phó mặccho thế giới bí hiểm âm u trong thâm tâm họ khu xử (vì nó làm cho họ mấthẳn khả năng phản ứng trước những biểu tượng và ý tưởng huyền bí). Họthoát được hay ít ra tưởng rằng mình thoát được mê tín dị đoan, nhưng đồngthời họ cũng mất những giá trị tâm linh đến mức độ đáng lo ngại. Truyềnthống đạo đức và tâm linh đều tan rã, họ phải trả giá cho sự suy sụp ấy bằngsự hỗn loạn và sự phân tán lan tràn khắp thế giới.
Các nhà nhân loại học thường mô tả tình trạng xáo trộn xảy ra cho nhữngxã hội bán khai khi những giá trị tâm linh tan rã vì sự xâm lấn của nền vănminh hiện kim. Con người trong những xã hội ấy mất ý hướng cuộc sống củamình, những tổ chức xã hội tan rã và đời sống tinh thần của cá nhân cũng tanrã. Ngày nay chúng ta cũng đang ở tình trạng ấy. Nhưng chưa bao giờ chúngta hiểu thật sự tình trạng suy vong của mình, bởi vì những người hướng dẫntâm linh chúng ta chỉ chăm lo bảo vệ đạo pháp tôn giáo mà không chịu tìmhiểu tính chất bí hiểm hiểm của biểu tượng tôn giáo. Theo ý tôi, tín ngưỡngkhông hề làm cho người ta mất suy xét (khí giới hữu hiệu nhất của loàingười); nhưng khốn thay, nhiều người tin đạo hình như sợ hãi khoa học(trong trường hợp này khoa học tâm lý học), đến nỗi họ mù tịt không biết gìvề những động lực tâm thần huyền nhiệm đã bấy lâu chi phối vận mệnhngười đời. Chúng ta đã làm cho sự vật mất hết bí hiểm và huyền nhiệm:chúng ta không còn thấy cái gì thiêng liêng nữa.
Từ một thời kỳ đã xa hơn, khi những ý niệm phi ý thức còn có đường tiếpxúc với tâm thức thì tâm thức còn hội nhập cả hai phần đó thành một tập hợptâm thần nhất trí. Nhưng con người văn minh ngày nay không thể làm nhưthế được nữa. Trí khôn "sáng suốt" của họ tự cấm đoán họ phương tiện thâunạp phần đóng góp của bản năng và tiềm thức. Những phương tiện ấy chínhlà những biểu tượng huyền nhiệm mà mọi người đều cho là có tính chấtthiêng liêng.
Thí dụ ngày nay chúng ta nói đến "vật chất", chúng ta mô tả đặc tính củavật chất. Chúng ta thực nghiệm trong phòng thí nghiệm một vài khía cạnhcủa vật chất. Nhưng danh từ "vật chất" vẫn là một ý niệm hoàn toàn khôkhan phi nhân tính và thuộc về lĩnh vực trí thức, không có âm hưởng vangdội gì trong tâm thần ta cả. Khác hẳn hình ảnh cổ xưa của vật chất là GrandaMère (1) có thể diễn tả sâu xa ý nghĩa tâm tình của Đất Mẹ. Cũng như thế,cái gì ngày xưa gọi là "l'esprit" (tinh thần) bây giờ đồng nghĩa với "intellect"(trí năng) không còn nghĩa rộng rãi là Chúa tể của vạn vật ( Père de Tout).Nó còn thoái bộ đến mức chỉ còn là thứ tư tưởng của người cho mình làtrung tâm vũ trụ; nguồn sinh lực dồi dào của tâm tình gợi lên bởi danh từ ấyđã mai một trong cái trí thức hoang vắng như sa mạc.
Hai nguyên tắc siêu tượng của vật chất và tinh thần còn là nền tảng củahai hệ thống tư tưởng Tây phương và Cộng sản. Tuy nhiên quần chúng vàlãnh tụ của họ không hiểu rằng không có gì khác biệt nhiều nếu Tây phươngdùng một danh từ thuộc giống đực (dương) như chữ Cha tượng trưng chotinh thần để chỉ nguyên lý vũ trụ, còn thế giới Cộng sản dùng một danh từ vềgiống cái (âm) như chữ Mẹ tượng trưng cho vật chất để chỉ nguyên lý đó,chúng ta không biết gì về tinh lý của tinh thần cũng như vật chất. Ngày xưa,người ta dùng những lễ nghi tục lệ phiền phức để tôn thờ những nguyên lýđó, ít ra như thế cũng chứng tỏ rằng những nguyên lý đó có tầm quan trọngđối với tâm thần người ta. Còn như ngày nay chúng ta chỉ có những ý niệmtrừu tượng về những nguyên lý ấy mà thôi.
Kiến thức khoa học tiến bộ thì thế giới cũng mất dần tính chất của conngười. Con người cảm thấy mình cách biệt với vũ trụ bởi vì con người khôngtham dự vào thiên nhiên, cạnh khía tâm tình phi ý thức của họ không thamdự vào những hiện tượng thiên nhiên. Và những hiện tượng thiên nhiên dầndần không còn là trận lôi đình của Ngọc hoàng Thượng đế, sét không còn làkhí giới trả thù của thiên thần. Sông không còn có hà bá, cây không còn cóma, hang đá không còn có quỷ. Hòn đá, cái cây, con vật không còn đối thoạivới người và người ta không trao đổi tâm tình với nó làm như nó nghe được.Sự liên lạc của con người với thiên nhiên đã bị gián đoạn, vì như thế mà biếnmất những sinh lực tâm tình sâu xa được tạo ra bởi những liên lạc với nhữngbiểu tượng của con người.
Biểu tượng của giấc mơ cố gắng đền bù lại sự mất mát quan trọng, tiết lộbản chất nguyên thủy của ta bản năng ấy. Khốn thay biểu tượng diễn tả bằngngôn ngữ thiên nhiên quái dị đến nỗi ta không thể hiểu được. Bởi vậy chúngta cần phản phiên dịch thứ ngôn ngữ ấy ra những danh từ và ý niệm hợp lýcủa tiếng nói ngày nay. Tiếng nói ngày nay gạt bỏ hết những cái rắc rối thuởtrước, nhất là khía linh diệu của sự vật nó diễn tả. Ngày nay, khi chúng ta nóiđến con ma hay những con vật huyền bí nào khác, không phải chúng ta nóiđể gọi ma lên. Những danh từ ấy ngày xưa mãnh liệt là thế mà nay mất cảmãnh lực, mất cả vinh quang. Chúng ta không còn tin bùa chú nữa. Bây giờrất ít những tục bí mật hay những cách cấm kỵ, tương tự; thế giới của chúngta ngoài mặt đã xóa bỏ những mê tín dị đoan như bùa pháp, tà thuật, ấy làkhông nói đến những người chó sói, ma cà rồng, linh hồn rừng rú và nhữngvật quái dị khác của rừng thiêng nước độc thuở ban sơ.
Đúng hơn, ngoài mặt thế giới của chúng ta đã gột sạch những yếu tố dịđoan và phi lý. Nhưng ta nghi ngờ không biết thế giới nội tâm của chúng tađã gột bỏ được những yếu tố cổ lỗ chưa (nói thế giới nội tâm thực sự chứkhông phải hình ảnh mà ta có về thế giới nội tâm đó). Có phải con số 13 vẫncòn kiêng kỵ, đối với nhiều người không? Biết bao nhiêu người còn bị giamhãm bởi những thành kiến phi lý, những ảo tưởng phù phiếm? Nếu ta lấy conmắt thiết thực mà nhận xét người đời, ta sẽ thấy còn sót lại rất nhiều tàn tíchcổ lỗ vẫn còn giữ vai trò của mình cứ như chẳng có gì thay đổi từ 500 nămnay. Hiểu rõ điều ấy thật là cần thiết: con người ta ngày nay tập hợp mộtcách kỳ dị những tính chất thu thập lần hồi qua sự phát triển của trí óc hàngmấy ngàn năm. Và chính cái thực thể pha trộn ấy, con người và những biểutượng của họ, chúng ta phải chăm lo cho nó, và phải khảo sát đời sống tinhthần với sự chăm chú nhất. Sự hoài nghi và sự tin tưởng khoa học cùng cóchỗ đứng bên cạnh những thành kiến lỗi thời, những cách suy tưởng và cảmđộng đã qua rồi, những cách ương ngang cố chấp vô nghĩa, những sự mùquáng ngu muội.
Vậy là những con người ngày nay, họ tạo ra những biểu tượng mà cáctâm lý học gia chúng tôi đem ra nghiên cứu. Muốn giải thích những biểutượng ấy và ý nghĩa của nó, sự cần thiết là phải xét xem biểu tượng liên hệđến một kinh nghiệm hoàn toàn cá nhân hay người ta tạo ra nó nhân mộtgiấc mơ, nhân một trường hợp đặc biệt có vận dụng cái hiểu biết của một ýthức tập thể.
Ta hãy lấy làm thí dụ một giấc mơ có con số 13. Vấn đề là phải biết ngườinằm mơ có tin rằng ấy xui xẻo hay không, hay là con số 13 trong giấc mơ ấychỉ ám chỉ những người còn mê tín con số 13. Trong trường hợp thứ nhất,phải kể đến sự kiện người ta còn bị ám ảnh bởi con số 13 xui xẻo. Như vậy,người ta sẽ lo ngại lắm nếu phải ở một phòng khách sạn số 13 hay một bữacơm có 13 thực khách. Còn như trong trường hợp thứ hai, con số 13 có lẽ chỉđược coi như một cách ngạo mạn hay khinh miệt người ta mà thôi. Ngườinằm mơ tin dị đoan còn bị "mê hoặc" bởi con số 13. Người nằm mơ "thôngđạt nhã lý" hơn đã gạt bỏ âm hưởng tâm tình nguyên thủy (sa tonalitéaffective originelle) của nó rồi.
Thí dụ trên đây chứng tỏ sự bộc lộ siêu tượng trong những kinh nghiệmthực tiễn. Siêu tượng vừa là hình ảnh lại vừa là xúc động. Người ta chỉ có thểnói đến siêu tượng khi nào hai khía cạnh đó cùng xuất hiện một lúc. Khi nàochỉ có hình ảnh thì siêu tượng chỉ tương đương với một sự tả cảnh không cóâm vang gì. Nhưng khi siêu tượng chứa chất xúc động tâm tình thì hình ảnhtrở nên huyền nhiệm (hay có sinh lực tâm thần). Siêu tượng trở nên linhđộng dĩ nhiên phải gây ra hậu quả.
Tôi nhận thấy rất khó mà hiểu được ý niệm ấy bởi vì tôi chỉ dùng chữ đểtả cái gì không thể lấy một định nghĩa chuẩn xác để diễn tả đúng bản chấtcủa nó. Nhưng vì có nhiều người muốn cho siêu tượng là thuộc bộ phận mộthệ thống máy móc có thể học thuộc lòng, cho nên tôi thấy cần phải nhấnmạnh rằng biểu tượng không phải chỉ là những chữ, hay những ý niệm triếtlý. Đó là những phần những đoạn của đời sống, những hình ảnh thuộc thànhphần của đời sống một người bộc lộ bằng cảm xúc. Bởi vậy không thể chosiêu tượng một định nghĩa võ đoán hay phổ quát. Phải cắt nghĩa nó tùy theotình trạng tâm lý toàn diện của một cá nhân sử dụng nó.
Thí dụ, trong trường hợp một người Ky Tô giáo mộ đạo, biểu tượng thậptự chỉ có thể suy diễn trong nội dung Ky Tô giáo, trừ khi người nằm mơ cólý lẽ quan trọng để tìm hiểu ý nghĩa ở nơi khác. Cả trong trường hợp ấy cũngphải nghĩ đến ý nghĩa Ky Tô giáo của nó. Nhưng không thể nói rằng bất cứ ởđâu hay lúc nào biểu tượng thập tự cũng có cùng một ý nghĩa. Nếu như thếthì biểu tượng mất tính chất huyền nhiệm, mất sinh lực của nó và trở thànhmột danh từ rất thường.
Những người không hiểu rõ phương diện tình cảm đặc biệt của siêu tượngchỉ thấy nó là một tập hợp những ý niệm thần thoại mà người ta có thể sắpxếp làm cho tất cả đều có ý nghĩa cả. Những cái tử thi kia giống hệt nhau vềphương diện hóa học, nhưng những người sống không giống nhau. Siêutượng chỉ bắt đầu sống khi nào người ta kiên tâm khám phá ra tại sao siêutượng có một ý nghĩa cho một người sống và ý nghĩa ấy thế nào.
Ngôn từ trở thành vô dụng khi người ta không hiểu từ đó chứa đựngnhững ý nghĩa gì. Điều này rất đúng về phương diện tâm lý học mà hằngngày người ta nói đến siêu tượng cũng như chúng tôi nói đến anima,animus (2) và Grande Mère, v.v... Người ta có thể biết hết về thánh thần,hiền triết, tiên tri, nữ thần của các dân tộc trên thế giới: nếu người ta coichúng như những hình ảnh thường, chưa bao giờ minh xác được mãnh lựchuyền nhiệm, thì người ta nói đến như thể nói mê, không biết mình nói cáigì. Những chữ mà người ta dùng đều trống rỗng, không có giá trị gì cả. Đờisống của những chữ ấy chỉ bừng lên nếu người ta cố gắng kể đến cạnh khíahuyền nhiệm của chúng, nghĩa là sự liên lạc của chúng với người sống. Chỉđúng vào lúc ấy, người ta mới hiểu rằng tên gọi siêu tượng chẳng có gì quantrọng, và rằng tất cả phụ thuộc vào cách thức mà chúng liên hệ với chúng ta.
Nhiệm vụ sáng tạo của những biểu tượng giấc mơ là sự cố gắng làm chocái tâm thức đã tiến bộ, đã sáng suốt, nhớ lại tinh thần nguyên thủy của conngười. Thuở trước tâm thức chưa bao giờ được sáng suốt như thế, người tachưa bao giờ biết suy xét phê phán. Trong một quá khứ xa xôi, tinh thầnnguyên thủy đó là toàn thể cá tính của con người. Dần dần tâm thức người taphát triển thì cũng mất liên lạc với sinh lực tâm thần nguyên thủy rồi càngngày càng mất thêm. Thậm chí hoạt động tinh thần có ý thức chưa bao giờbiết đến hoạt động tinh thần nguyên thủy, bởi vì hoạt động tinh thần nguyênthủy đã biến vào trong tiến trình tạo lập cái tâm thức, và chỉ có tâm thức biếtsuy nghĩ mà thôi. Nhưng hình như cái mà ta gọi là tiềm thức vẫn giữ nhữngđặc điểm của trí óc con người nguyên thủy. Những biểu tượng giấc mơ hầunhư luôn luôn tham chiếu những đặc điểm ấy; hình như tiềm thức tìm cáchlàm sống lại những cái mà trí óc đã loại bỏ đi trong quá trình tiến hóa như:ảo ảnh, hình ảnh trong giấc mơ, hình thức tư tưởng cổ lỗ, bản năng chínhyếu....
Điều đó cắt nghĩa được tại sao người ta không tin hay có khi lo sợ nếu nóiđến cái gì thuộc về tiềm thức. Vì đó không phải là những tàn tích vô hại haykhông ảnh hưởng gì đến ta. Trái lại tiềm thức rất nhiều sinh lực cho nênthường làm cho ta bứt rứt. Nó có thể làm cho ta sợ sệt thực sự. Nó càng bịdồn nén, nó càng thêm ảnh hưởng đến toàn thể con người chúng ta dưới hìnhthức suy nhược thần kinh. Ấy chính sinh lực tâm thần tạo cho nó uy thế lớnlao đó. Mọi việc đều xảy ra như con người sau khi qua một thời kỳ vô thức,bất thần nhận thấy một lỗ hổng trong trí nhớ, nhiều việc quan trọng xảy ramà họ không thể nhớ lại được. Nếu họ tin rằng cái psyché chỉ thuộc về cánhân (đó là sự tin tưởng thông thường) họ sẽ cố gắng nhớ lại ký ức thiếu thờicó vẻ như đã mất. Nhưng những lỗ hổng trong ký ức tuổi thơ chỉ là triệuchứng trong sự mất mát quan trọng hơn nhiều, mất cái psyché tối cổ.
Một mầm giống diễn tả lại những giai đoạn tiền sử khi nó phát triển, trí ócngười ta cũng vậy, nó cũng trải qua nhiều giai đoạn tiền sử. Nhiệm vụ chínhyếu của giấc mơ là nhắc lại cho trí nhớ của ta cái tiền sử ấy và cái thế giớicủa tuổi thơ ấu còn ở mức độ những bản năng sơ thủy nhất. Sự nhắc lại đócó thể có hậu quả tốt đẹp cho tâm thần, như Freud đã để ý đến từ lâu. Sựnhận xét này xác định quan điểm cho rằng những lỗ hổng trong ký ức tuổithơ là một mất mát thực sự, nhớ lại được sẽ làm tăng sức sống và sự thư tháitâm hồn.
Vì đứa trẻ còn nhỏ, tư tưởng có ý thức của nó còn đơn giản và hiếm hoi,cho nên chúng ta không hiểu rằng những ẩn khúc sâu rộng của tâm trạng trẻem nguyên do tại tâm trạng ấy khởi thủy đồng nhất với cái psyché tiền sử.Tinh thần nguyên thủy ấy cũng có mặt hoạt động trong đứa trẻ như nhữnggiai đoạn tiến hóa sinh lý của nhân loại hoạt động trong mầm giống của bàothai. Nếu độc giả nhớ lại những điều tôi nói ở trên về những giấc mơ kỳ lạcủa đứa con gái nhỏ ghi lại để tặng cha, độc giả sẽ hiểu tôi muốn nói gì.
Người ta thấy hiển hiện trong bệnh mất trí nhớ của trẻ con nhiều yếu tốthần thoại thường thường sau này tái phát trong những loại tâm bệnh. Nhữnghình ảnh thuộc loại ấy có tính chất huyền nhiệm cao kỳ, và vì thế cho nên rấtquan trọng. Nếu những ký ức ấy tái hiện trong đời sống trưởng thành, có khigây ra những rối loạn tâm lý sâu xa, nhưng đối với một số người khác thì tráilại, chúng làm cho họ khỏi bệnh như có một phép lạ, hay làm cho họ đổi tínngưỡng, tin một tôn giáo khác. Rất nhiều khi chúng làm xuất hiện trong trínhớ một giai đoạn đời sống đã biến mất từ lâu, sự nhớ lại đó lại có ý nghĩacho đời sống của họ và làm cho đời sống của họ trở nên phong phú. Sự nhớlại những kỷ niệm tuổi thơ, và sự tái tạo những tâm trạng liên hệ đến nhữngsiêu tượng có thể mở cho người ta những chân trời rộng rãi và mở rộng tầmhoạt động của tâm thức, nhưng với điều kiện là tâm thức tiêu hóa và hộinhập những yếu tố bị bỏ mất hay mới tìm thấy. Những yếu tố đó không phảilà vô thưởng vô phạt, một khi người ta thâu nhận nó, nó sẽ thay đổi cá tínhcủa người ta và ngược lại, người ta cũng thay đổi nó. Giai đoạn thâu nhận ấyngười ta gọi là "tiến trình nhân cách hóa", trong giai đoạn ấy sự giải thíchnhững biểu tượng đóng một vai trò quan trọng về phương diện thực tiễn. Bởivì biểu tượng là những cố gắng tự nhiên để hòa giải và kết hợp những yếu tốtrái ngược nhau trong cái psyché.
Dĩ nhiên là nếu người ta chỉ nhìn những biểu tượng rồi gạt nó ra ngoài thìchẳng thấy hiệu quả gì, tình trạng suy nhược thần kinh lại tái diễn, sự cốgắng tổng hợp không đi đến kết quả nào. Khốn thay một số ít người thừanhận là có siêu tượng lại chỉ coi đó là những danh từ như những danh từkhác mà bỏ quên đời sống thực sự của siêu tượng. Khi người ta đã loại bỏmột cách không chính đáng tính cách huyền nhiệm của nó, tự dưng sẽ xảy ramột tình huống xáo trộn, thậm chí không còn có thể nhận ra được. Đành lànhiều khi một siêu tượng có thể có nhiều hình thức hay siêu tượng này có thểmượn hình thức của siêu tượng kia, nhưng mỗi siêu tượng có một vẻ huyềnnhiệm riêng, khi nó đã hiện ra trong trí óc người nào thì vẻ huyền nhiệmriêng đó là giá trị của nó.
Ta phải luôn luôn nhớ đến giá trị tâm tình của nó và kể đến giá trị đó khidùng lý trí để luận giải giấc mơ. Người ta dễ mất liên lạc với nó vì cảm xúcvà suy tưởng là hai tác động hoàn toàn đối nghịch nhau, suy tưởng là tựnhiên gạt bỏ cảm xúc và cảm xúc là gạt bỏ suy tưởng. Tâm lý học là khoahọc duy nhất dùng đến yếu tố giá trị (tình cảm) bởi vì yếu tố đó là mối dâyliên lạc giữa sự kiện tâm thần và đời sống. Chính vì thế cho nên người tathường cho rằng tâm lý học không có tính cách khoa học. Điều mà nhà phêbình không biết đến là chính nhu cầu khoa học và thực tiễn bắt buộc phảidành cho tâm tình một địa vị xứng đáng trong công việc nghiên cứu.
(1) Như ta gọi là Đất Tổ
(2) Xin coi giải thích ở những phần trên.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip