Minh Châu cám giác bản thân quả thật là tối dạ, sáng sủa. Mãi đến lúc chạy ra ngoài sáng, tự vấp vào cái váy của bản thân, cô mới nhớ ra là bản thân đang mặc váy và yếm. Cô đã ngỡ như mình rất là ngầu, rất bản lĩnh, nhưng thực ra thì chắc bất kì ai ở thời đại này nhìn thấy tình huống của cô cũng ngại vl rồi nhường cho cô mất.
Vì họ quá xấu hổ đó! Phi lễ thì chớ nhìn.
Cô ngượng ngùng bám Francis hỏi lão xem làm sao để cô có thể tự làm quần áo cho bản thân. Trời ơi, hãy nghĩ thử mà xem, có lẽ thời đại này mặc kiểu cô gái Hà Lan hở tay và chút cổ đã gọi là hở hang lắm rồi. Ông ta rõ ràng cũng ngại, kiếm ngay ra cho cô được một cái áo cũ to đùng và một bộ kim chỉ cũng như kéo.
Ổng quả thực là ném đồ cho cô, xong chạy mất dạng, không thèm nói đến một câu, không thèm hỏi xem cô có khả năng khâu vá hay không. Mà cô chắc chắn ổng cũng biết khâu vá. Nghĩ thử xem, trên một chuyến tàu buồm dài ngày như vậy. Chỉ cần có chút gió ngược hướng với buồm, chỉ cần chênh lệch không khí nhiều từ cánh buồm tới đỉnh buồm, chỉ cần một con chim đâm sầm vào cánh buồm, nó đều có thể rách. Có thể khẳng định rằng, khả năng sửa buồm, hay còn gọi là khả năng khâu vá của lão thủy thủ ắt hẳn là khá lắm. Vậy mà lại chạy đi không ba hoa đến một câu, rõ ràng là cũng ngại rồi.
May quá, thực ra cô biết khâu vá chun chút. Tất cả đều là nhờ chương trình giảng dạy ở Việt Nam. Cảm ơn môn Công Nghệ 6 đã xóa mù cho cô. Mấy mũi khâu cơ bản như mũi thường, mũi đột mau, mũi vắt, cũng như cách bắt đầu hay kết chỉ cô đều có thể làm được. Cô ngồi xổm trên sàn tàu ắt hẳn là chẳng sạch sẽ gì, bắt đầu cố gắng xâu kim.
Thuyền vẫn cứ thế chao đảo, kể cả khi sợi chỉ cũng như cây kim đã tương đối to hơn so với đồ của thời hiện đại. Minh Châu phải làm đủ mọi trò, từ ép sợi chỉ phải chui qua được kim, cho đến mân mê sợi chỉ bằng lỗ kim trên đầu ngón tay. Nhưng thời nào cũng vậy thôi, xâu được kim luôn không dễ dàng gì. Chỉ có điều đáng ngạc nhiên đối với cô chính là cây kim thời này cũng đã khá thẳng và nhẵn. Cô đã nghĩ là làm thứ gì đấy thẳng như thế này cực kì khó khăn.
Nhìn cuộn chỉ to tròn màu cháo gà, cô có cảm giác là thời kì này đã phải có máy dệt tự động rồi. Nhưng cứ nghĩ kĩ lại, cô lại nhận ra cách mạng công nghiệp ở tận thế kỉ 19, máy dệt may ra chỉ được tạo ra đâu đó 20, 30 năm trước thế kỉ 19 là cùng. Có nghĩa là rất có khả năng, cô còn chẳng có khả năng sống được cho đến lúc máy dệt được tạo ra.
Những giọt nước mắt bắt đầu rơi trên má cô. Minh Châu có thể cố gắng tự phân tích, tự trấn an bản thân. Nhưng nhìn những thứ mà ở thời hiện đại, đã có thể được tạo ra bởi những công nghệ rất khác chỉ có thể làm cho cô nhận ra, cô đã xa nó như thế nào. Cô từng nghe rất nhiều người bạn nói với cô rằng cô sống ở gần thời điểm trên thế giới còn tồn tại chế độ nô lệ hơn là những người ở chế độ nô lệ sống gần với ngày thành lập nước Mỹ.
Những câu nói như vậy đã từng thật xa lạ với cô. Dù sao thì cô cũng đẻ từ hồi Việt Nam có mạng máy tính, cô còn chẳng nhớ mấy về cái thời điện thoại với mạng Internet chung một dây. Cô đã lớn lên với 3g và wifi cơ mà. Minh Châu chưa hề tưởng tượng ra cuộc sống, những thứ đơn giản nhất ở thời đại của cô ở một thời đại khác là xa xỉ phẩm như thế nào.
Ít nhắt, cô vẫn có thể tự khâu ra quần áo. Minh Châu chỉ có thể tự vỗ lên vai bản thân mà khen về nền giáo dục nước nhà như vậy. Cũng nhờ vậy mà thời đi du học, cô đỡ phải mua quần áo mới, chỉ cần sửa sửa vá vá rồi thêu lên mấy chỗ vá xấu mấy bông hoa là xong. Cứ kêu là giáo dục Việt Nam toàn dậy những thứ ở đâu đi, cô vẫn có thể khâu ra đường thẳng được, và có lẽ nếu bị thương cũng biết luộc vải lên phơi rồi sau đó tự băng bó cho bản thân sau môn Giáo Dục Quốc Phòng.
Cô cắt cái áo men theo đường chỉ, cố gắng giữ được nhiều vải nhất có thể. Sau đó chợt nhận ra bản thân còn chưa có số đo của mình, cô lấy tạm sợi chỉ rồi tự vòng qua bản thân. Nếu cô không nhầm thì độ dài dài nhất là của ống quần. Đo thì đơn giản thôi, cứ đến độ dài nào thì thắt chỉ một lần tạm nhớ như vậy, hi vọng là nhớ được từng cái thắt chỉ là của ống tay áo, ống quần, vòng bụng, độ dài cánh tay,...
Mà nghĩ đến quần, để quần không tụt mà không có dây chun thật quá khó nghĩ. Cô cũng chỉ có thể tưởng tượng ra được 2 giải pháp cho quần không tụt: buộc dây xung quanh quần hoặc quần có thể kéo lên buộc quanh người, hoặc dùng chỉ cuộn lại thành cúc quần. Ơ nghĩ lại thì, thực ra, chun quần về căn bản là một sợi dây luồn qua nếp gấp của quần rồi buộc lại cho chặt, cái đó cô có thể làm được. Và chắc là sẽ chắc chắn khó tuột hơn so với lại cả dạng dây nối bên ngoài. Thực ra nếu có nhiều vải hơn, có lẽ cô nên làm quần yếm. Treo cái quần lên vai thì tất nhiên sẽ không tụt.
Nhắc đến thiếu vải thì, dù sao cũng chỉ có một cái áo, dù là cái áo to hơn một mét. Thật may là cô là đứa bé loắt choắt, ở thời hiện đại chắc được một mét hai, một mét ba gì đó. Mà thôi, không được nói về thời hiện đại nữa. Nhắc lại chỉ có thể buồn hơn. Nhưng bé nhỏ thì đỡ tốn vải. Cô chỉ hi vọng trong mấy tháng trên thuyền này sẽ ăn đồ bơ sữa, hoặc là bị dị ứng bơ sữa, tiêu chảy suốt ngày, hoặc lại tự dưng lớn phổng phao lên không có đồ mặc thì càng đau khổ hơn. Thế nên kể cả khi mấy tên "người lớn" xung quanh muốn trêu cô sao, mặc kệ thôi. Truyện có quần áo quan trọng hơn
Cô ngồi tính toán mãi, rồi mới lấy ít muội than nhặt được cạnh cái đèn cầy, bôi bôi lên áo tạm vẽ hình tính toán bằng mấy sợi dây. Vẽ đến lần thứ 3, cô mới thấy đường lui. Cái áo phải chia ra làm 3 mảnh. 2 mảnh là quần. 1 mảnh cắt đôi thành hai mảnh áo 3 lỗ theo số đo, xong lại ướm thử lên người. Cũng may nãy cô tỉnh táo, chừa ra thêm khoảng 2 đốt ngón tay cho mỗi mảnh áo, hi vọng là cô đủ khả năng khâu vá đều tay và mặc vừa, chứa không thì chịu hẳn mất. Tạm để cái áo 3 lỗ như vậy, cô lại cắt ra 2 mảnh quần, mà thế nào cô vẫn phải lộ mắt cá chân để đảm bảo có giải rút.
Đầu tiên, cô phải khâu mép vải mới cắt ra lại cho đỡ rách. Thế rồi cô mới lật ngược hai mảnh vải và bắt đầu khâu chúng lại. Vải với chỉ màu quá giống nhau, cô chỉ có thể từ tốn banh mắt bản thân ra rồi cầu nguyện là bản thân đang làm đúng. Nói đơn giản là mới khâu xong đến đường thứ 3, một đường dài hai gang tay, cô đã muốn lăn ra ngủ... Nhưng Minh Châu biết rằng, cơ hội như thế này không có nhiều, càng cần phải cố gắng hơn nữa.
Khâu mãi cho tới lúc trời gần tối, cô mới có thể làm xong được cái quần để mặc vội vào dưới cái váy đụp. Mặc kệ rằng vải này có lẽ không sạch lắm. Cô lại chỉ có thể tự nhủ, chắc đống vải này đã được giặt, và chắc là nếu có nhiễm trùng nó cũng chừa mình ra. Cô cởi cái váy ra, rồi cắt khoảng 20 cm váy để làm hai ống tay áo. Cũng may là sợi vải đủ dài, cô lại dư ra hai mẩu , khâu ra được hai cái túi quần nhỏ nhỏ.
Cô cũng nhớ là phải giữ kĩ mấy mảnh vải thừa, đề phòng lúc nào rách thì còn có thứ để mà khâu lại, hoặc có cần thì sử dụng để lau người. Chắc chắn là không có ai được tắm, may ra, may ra thì cô có nước biển để lau người.
Mặc vào bộ quần áo "mới" trên bộ quần áo cũ, MInh Châu mới chạy xung quanh tìm ông lão Francis, con người thực ra đang bắc bếp trên boong tàu để nấu ăn cho bản thân. Cô lại nhảy ra.
Cô xuất hiện có lẽ cũng làm ổng ngạc nhiên.
"Trông nhóc mày ra dáng đàn ông rồi đó Mel."
Cô còn có thể làm được gì nữa sao? Cô chỉ có thể nhún vai. Đưa trả lại ông lão bộ kim chỉ, cũng như không quên nói lời cảm ơn. Ngay sau đó lại là ăn vạ:
"Francis, cháu không biết là làm thế nào để giặt đồ á...."
Lần này thì ông ta chỉ có thể chửi tục một câu. Tự dưng sao ông lại để bản thân phải liên tục giúp đỡ cái con nhóc này chứ. Nhưng Minh Châu cứ thế là diễn chú mèo đi hia, căng tròn đôi mắt to của mình lên. Thế là Francis lại thở dài. Rồi lại chấp nhận chỉ cô đến cái thùng giặt đồ, rồi chỉ cô tự đi lấy thùng nước biển lên...
Chúa ơi. Kể cả với thân thể trẻ con toàn cơ cắp, bỏ thùng nước xuống biển nghĩa là cô không thể nào kiểm soát được lượng nước cô lấy lên. Điều đó cũng có nghĩa là, cô chắc chắn đã lấy quá nhiều nước, quá nặng nề. Tất nhiên Francis chỉ dẫn xong là quay lại với nồi súp của lão, mặc kệ cho cô tự chơi một mình.
Cô chỉ có thể nhăn nhó nghĩ cách. Bạn nghĩ cô ấy sẽ làm ròng rọc sao??? Để có ròng rọc thì các bạn cần có thứ cố định, có thể có bánh xoay để kéo lên. Tóm lại là cô ta chẳng có gì cả, chỉ có sức khỏe của bản thân mà thôi. Đã vậy, cô còn bị vài tên thủy thủ xung quanh móc mỉa giục làm nhanh hơn để họ còn cọ thuyền sau khi ăn để còn kịp khô trước khi đi ngủ nữa.
Mãi một lúc, MInh Châu mới lấy được hai thùng nước đủ cho đồ giặt sau khi ăn kèm chục tiếng chửi. Cô chỉ có thể chút hết sự tức giận đó khi giã cái váy, cái yếm và đống vải thừa bằng cái chùy. "Bịch.", "Bịch" Cô giã từng tiếng một. Có lẽ nhìn thấy con nhóc tỏ vẻ tàn bạo bên đống đồ giặt không phải là điều gì đấy mà mọi người muốn giây vào. Cứ mỗi lần cô giã xuống lại có ít người muốn bắt nạt cô hơn.
Ít nhất là ngày hôm nay, ít nhất ngày hôm nay cô đã có thể làm gì đấy khác hơn là chỉ nằm trong boong tàu và thở.
Cô cứ đập mãi, cho đến khi Francis có lẽ nhìn thương quá, giữ tay cô lại rồi đưa cho cô một miếng bánh bích quy.
Ít nhất lúc này, vẫn có người thương hại cô, dù là chỉ nhỏ nhoi như vậy thôi.
-—————
AN: thấy có vẻ khó hiểu nên vẽ ra :D
Đồ cue nhỏ này ko có cúc
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip