Thi truong chung khoan-NEU

I/Bình luận ý kiến “ Thị trường chứng khoán Việt Nam như một sòng bạc ’’

Thị trường chứng khoán Việt Nam sau hơn 10 năm hoạt động đã có những bước chuyển mình đáng kể, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân, đầu tư nghiệp dư chiếm số lượng lớn.

Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người nhìn thị trường chứng khoán nước nhà với cái nhìn e ngại và cho rằng thị trường chứng khoán chẳng khác gì một canh bạc. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người chưa mặn mà lắm với loại hình đầu tư mới này.

Vậy thị trường chứng khoán Việt Nam có phải là một sòng bạc không?

Đối với  những người tham gia thị trường chứng khoán bằng sự khôn ngoan,thận trọng,dựa trên sự hiểu biết của mình. họ cho rằng đây là kênh huy động vốn của các doanh nghiệp và cũng là nơi đầu tư tiềm năng thì đối với họ chứng khoán là nơi đầu tư.         

Đối với  những người lao vào chứng khoán như những con thiêu thân và đồng thời cũng thiêu tiền của mình luôn. và họ có những suy nghĩ khác nhau. chơi cho biết, chơi cho theo kịp thời thượng, thấy người ta chơi tui cũng chơi. và phần lớn là thấy nơi này dễ kiếm tiền 1 cách nhanh chóng thì đối với họ chứng khoán là 1 sòng bạc.

Chúng ta cùng nhìn nhận vấn đề này

1.Thị trường chứng khoán Việt Nam như sòng bạc.

Về mặt hình thức thì TTCK trông giống như một sòng bài hợp pháp khổng lồ. TTCK giúp bạn kiếm tiền cũng như làm vơi túi tiền của bạn, phụ thuộc vào việc bạn chơi "khá" hay "tồi".

Thực tế trên TTCK hiện nay cho thấy, hầu hết các nhà đầu tư đua nhau mua cổ phiếu theo phong trào chứ gần như không quan tâm gì đến tình hình của các công ty niêm yết. Cũng chính bởi lý do này mà khi giá chứng khoán lên thì lên đồng loạt và xuống cũng đồng loạt không kể cổ phiếu đó là tốt hay xấu. Việc giá cổ phiếu của 3 công ty có kết quả hoạt động kém nhất là BBT, DPC và BTC cũng liên tục tăng giá kịch trần như các cổ phiếu "blue chip" là một ví dụ điển hình. Một nhà đầu tư dù có trình độ chuyên nghiệp cỡ mấy nếu gia nhập thị trường và mua cổ phiếu vào thời điểm này thì cũng không khác nào các bác nông dân đi mua cổ phiếu; các phân tích về TTCK của họ đã bị vô hiệu hóa bởi tâm lý "người khác mua, tôi cũng mua".

Chưa hết, TTCK vốn được kỳ vọng là một "phong vũ biểu" của nền kinh tế: khi hoạt động của các doanh nghiệp phát triển, giá cổ phiếu tăng và ngược lại. Thế nhưng khi mà giá cổ phiếu cứ tăng vù vù thoát ly hoàn toàn khỏi hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết thì TTCK đã bị biến thành một sòng bạc thực sự với phần lớn những người chơi không có nhiều kiến thức về chứng khoán.

          Lấy minh họa về thị trường năm 2006-2007 và thị trường 2008 nhé ,những năm 2006-2007, nhà đầu tư ào ạt đổ vào thị trường, thời điểm đó bất kế bạn có kiến thức hay không? Bạn mua được chứng khoán là có lời, vì thị trường lúc đó thị trường chỉ có một chiều tăng, bởi vậy cả bác nông dân hay những giáo viên hay là những nhà đầu tư kì cựu, họ đều có lời. Rồi đến đỉnh của thị trường , chứng khoán bắt đầu trược không phanh, thời điểm này có nhiều người thua trắng. Thậm chí mất sạch những gì họ kiếm được trong lúc thị trường tăng,lúc này những nhà đầu tư bắt đầu ê ẩm với những trận đòn đau, thậm chí quay đầu chạy không dám quay đầu lại thị trường chứng khoán?

          Thị trường có xu hướng, và đối với VN cái quan trọng là bạn chọn được mã nào mà là bạn vào thị trường vào thời điểm nào? Thị trường chứng khoán luôn chứa những may rủi, kể cả bạn có là nhà đầu tư chuyên nghiệp hay là kẻ không biết gì, kể cả bạn là người phân tích kỹ thuật hay là phân tích cơ bản. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là bạn không cần phải cố gắng trở thành một nhà đầu tư có kiến thức. Đánh bạc cũng vậy ít ra bạn cũng phải biết luật chơi, và thứ 2, bạn phải là kẻ có kinh nghiệm với những mưu mẹo trên sòng bài. Bạn có bao giờ đánh tiến lên chưa? Nếu bạn để ý được những con bài nào đã ra sòng rồi, bạn sẽ đoán được đối thử đang đánh với chiến lược nào? Và lúc đó trừ khi bạn không còn bất cứ đường đi nào, nếu không bạn sẽ biết cách nào để xoay sở..

Điều gì sẽ xảy ra cho TTCK Việt Nam nếu như "yếu tố cờ bạc" tiếp tục được phát triển mạnh?

2.Thị trường chứng khoán không phải là sòng bạc 

Về bản chất, đầu tư cổ phiếu khác xa với việc đánh bạc.

Cổ phiếu (cổ phiếu thường) là chứng chỉ chứng nhận sự góp vốn vào công ty, đồng nghĩa với việc chứng nhận quyền sở hữu công ty tương ứng với phần vốn góp đó. Người nắm giữ cổ phiếu có quyền đối với tài sản cũng như có quyền đối với việc được chia lợi nhuận từ hoạt động của công ty. 

Bằng việc tham gia đầu tư cổ phiếu, chúng ta đã làm tăng sự giàu có cho toàn bộ nền kinh tế. Vì một khi niêm yết trên thị trường chứng khoán, để được nhà đầu tư đánh giá cao, các công ty phải cạnh tranh với nhau. Họ gia tăng năng suất và phát triển sản phẩm, nhờ đó cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt hơn. 

Ngược lại, đánh bạc là một trò chơi có tổng số không đổi. Nó chỉ lấy tiền của kẻ thua và đưa sang cho người thắng. Chẳng có một giá trị nào được tạo ra ở đây cả. Do đó, đừng bao giờ nhầm lẫn giữa việc đầu tư vào thị trường chứng khoán với việc làm giàu dựa trên đánh bạc...

TTCK không phải là cờ bạc, mà là kênh huy động vốn cực tốt cho DN, cho nền kinh tế. TTCK chính là "phong vũ biểu" đo lường "sức khỏe" của nền kinh tế.

Đó là nơi đầu tư, kinh doanh đòi hỏi sự hiểu biết, tính toán của các NĐT chứ hoàn toàn không có chỗ cho những ai nghĩ rằng đầu tư chứng khoán cũng giống như "đánh bạc". Thực tế đã chứng minh, chỉ những NĐT có hiểu biết về TTCK mới có thể thành công, những NĐT không biết hoặc chưa học về TTCK thì khả năng thua lỗ rất lớn. NĐT nên học trước khi đầu tư chứng khoán vì đây không phải là ngành đầu tư dễ. Nếu được học, NĐT sẽ biết đánh giá thị trường, phân tích CP và nhờ thế sẽ hạn chế được rủi ro. Bên cạnh đó, còn có thể tránh những CP không tốt, nhận diện những mánh khóe có tính lừa gạt trên thị trường.

Đầu cơ cũng ko phải đánh bạc

TTCK VN hiện nay có rất nhiều đối tượng đầu tư. Vì vậy, trong một chừng mực nào đó, không loại trừ một số người đi gần đến dạng đánh bạc. Tuy nhiên, 2 đối tượng chính trên TTCK là NĐT và nhà đầu cơ đều không thể liệt vào dạng này. Các NĐT thường mua cổ phần của các công ty và được lên sàn khi công ty niêm yết. Họ có chủ trương rõ ràng nên không bị dao động, hốt hoảng trong việc chứng khoán tăng giảm đột biến vì mục tiêu của họ là dài hạn. Những điều chỉnh ngắn hạn không ảnh hưởng đến tâm lý và quyết định của họ. 

Với các nhà đầu cơ, những người thường bị hiểu lầm là "đánh bạc" nhưng trên thực tế, họ là những người đầu tư ngắn hạn và TTCK không thể thiếu họ. Tuy nhiên, một nhà đầu cơ chuyên nghiệp phải là người thực sự giỏi, thực sự nhạy bén, hiểu biết thị trường và khả năng trường vốn tốt. Họ có thể đã thành công ở các lĩnh vực khác và "nhảy" vào lĩnh vực này với khả năng phân tích kinh tế, phân tích thị trường cũng như những hiểu biết rất rõ về tình hình hoạt động của các DN. Vì vậy, họ "đánh nhanh, rút gọn" bằng năng lực và sự hiểu biết của mình chứ không phải là đầu tư theo kiểu may rủi hay đánh bạc. Những nhà đầu cơ không hiểu biết nhưng bị cám dỗ bởi sự tăng trưởng nóng cứ "nhào vô, rút ra" chính là những người bị thua thiệt.

Hiện vẫn đang còn không ít người tham gia TTCK theo kiểu "đánh bạc" dù đợt điều chỉnh của TTCK trong thời gian qua đã thanh lọc một lượng không nhỏ. Các chuyên gia chứng khoán khuyến cáo những ai đang chuẩn bị tham gia thị trường với tâm lý như vậy cần cân nhắc. Trong một vài thời điểm nhất định nào đó, may mắn gặp được vài cơ hội nào đó, những người đang chơi kiểu "đánh bạc" có thể lãi nhưng trong dài hạn, cách đầu tư này chắc chắn khiến họ thua lỗ.

Một số người trong chúng ta - những nhà đầu tư cá nhân - có thể coi TTCK như một sòng bạc vì không thể tính toán được, không thể kiểm soát được hay không kiềm chế được cảm xúc của mình. Thế nhưng trong con mắt của các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư tổ chức và các nhà đầu tư chân chính thì TTCK có ý nghĩa vô cùng lớn cho nền kinh tế. Hiểu rõ bản chất của TTCK cũng giúp chúng ta có định hướng tốt cho công việc đầu tư của mình. 

 12: Phân tích biến động giá trên sàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

1. Phân tích biến động giá chung trên 2 sàn

        9 tháng đầu năm 2011 đã qua đi, nhìn chung giảm điểm vẫn là xu hướng chính của thị trường chứng khoán trong suốt thời gian vừa qua. Mặc dù có được hai đợt hồi phục vào cuối tháng 5 và khoảng giữa tháng 8 nhưng so sánh với thời điểm cuối năm ngoái, VN Index vẫn để mất 11,77% trong khi đó với HNX Index thì mức giảm thậm chí còn sâu hơn, lên đến 37,55%, chốt phiên 30/09, hai chỉ số này lần lượt đóng cửa ở 427,60 và 71,34 điểm. Nếu tính chỉ riêng trong quý 3 vừa qua, có thể xem ngoài thời điểm khởi sắc nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm nay tính đến thời điểm hiện tại, gồm một đợt tăng điểm khá dài của thị trường chứng khoán kéo dài khoảng 1 tháng từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9, thì cả hai sàn vẫn mất điểm khi VN Index và HNX Index lần lượt giảm 3,32% và 5,23%. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này trước hết đến từ phía các vấn đề vĩ mô cơ bản trong nước. Lạm phát đã dần trở nên ổn định và được kiểm soát nhưng nếu so với năm ngoái thì vẫn ở mức cao, mặt bằng lãi suất đã hạ nhiệt sau một loạt các biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhưng chưa thực sự thấp, thêm vào đó một số vấn đề mới lại nảy sinh, đặc biệt là áp lực tỷ giá. Không chỉ có vậy, trong thời gian qua thị trường chứng khoán Việt Nam còn chịu ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực trên thị trường thế giới mà nổi bật nhất là vấn đề nợ công ở Châu Âu vẫn chưa được giải quyết và khả năng suy thoái kép của nền kinh tế toàn cầu.

        Trong tháng 7, dư âm từ đợt hồi phục cuối tháng 5 đầu tháng 6 lúc này đã gần như không còn, thị trường chứng khoán Việt Nam theo đó càng giao dịch càng đi xuống, xu thế giằng co và giảm nhẹ là kịch bản chính của thị trường trong tháng này. Cả hai sàn giao dịch đều hầu như không tìm được một điểm tựa nào để có thể phục hồi, thông tin hỗ trợ trong nước hoàn toàn thiếu vắng khi mà mức tăng CPI của tháng 7 vẫn ở trên 1%, trong khi đó tình hình kinh tế thế giới cũng khá u ám với nguy cơ vỡ nợ của Mỹ nếu nước này không đạt được thỏa thuận nâng trần nợ công đúng hạn và sự bế tắc trong việc giải quyết vấn đề nợ công ở Châu Âu. Tâm lý của các nhà đầu tư theo đó liên tục bị thử thách và bào mòn dần, thị trường chứng khoán cũng vì thế mà không chỉ sụt giảm về điểm số mà còn suy kiệt cả về tính thanh khoản một cách đáng báo động.

           Bước sang tháng 8, đây có thể nói là một tháng giao dịch đầy cảm xúc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong nửa đầu của tháng này, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục chiều hướng xuống trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ. VN Index lập đáy vào 12/08 với con số 383,92 điểm còn đáy của HNX Index lại được thiết lập sau đó 1 phiên giao dịch với con số thấp kỷ lục 65,78 điểm. Tuy nhiên khoảng thời gian còn lại của tháng lại là khoảng thời gian mà thị trường chứng khoán bắt đầu ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ. Trước đây nếu như những khó khăn từ phía vĩ mô trong nước là nguyên nhân chính làm thị trường sụt giảm thì đến thời điểm này khi những vấn đề đó đã có dấu hiệu chuyển biến tích cực hơn thì cũng là lúc thị trường bứt phá. Đầu tiên phải kể đến việc lạm phát đã dần được kiềm chế và ổn định hơn với thông tin mức tăng CPI trong tháng 8 của cả nước chỉ chưa đến 1%, với con số 0,93%. Không dừng lại ở đó, thị trường còn nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ kỳ vọng mặt bằng lãi suất sẽ được hạ nhiệt vào đầu tháng 9 sau khẳng định khá chắc chắn của NHNN. Tổ chức này tuyên bố sẽ đưa ra những biện pháp cứng rắn và quyết liệt thể hiện quyết tâm cao đảm bảo thực hiện mục tiêu kể trên. Kết quả là niềm tin vào thị trường dần được phục hồi, giao dịch ngày càng trở nên sôi động hơn qua từng phiên, dòng tiền có dấu hiệu trở lại thị trường chứng khoán trong sự hứng khởi của các nhà đầu tư. Tính thanh khoản tăng lên cùng với sắc xanh của điểm số và theo đó đã phát đi một tín hiệu rất tích cực

           Trong tháng 9,  đà phục hồi kể trên của thị trường tiếp tục kéo dài thêm trong. Đáng chú ý là trước đó vào cuối tháng 8, giá xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh giảm lần đầu tiên trong năm 2011, mặc dù chưa nhiều nhưng cũng tạo kỳ vọng vào khả năng kiềm chế và ổn định lạm phát và là cơ sở quan trọng để có thể thực hiện mục tiêu hạ nhiệt lãi suất. Không những thế, niềm tin của các nhà đầu tư vào điều này lại thêm được củng cố sau một loạt những biện pháp mạnh mẽ của NHNN, đặc biệt đáng chú ý là quyết định áp trần lãi suất huy động 14% vào ngày 07/09, sau đó nhiều ngân hàng công bố hạ lãi suất cho vay về từ 17% đến 19%. Khi niềm tin dần trở thành hiện thực thì thị trường chứng khoán Việt Nam đã có đủ lý do để tiếp tục bay cao, thu hút dòng tiền đổ mạnh vào hai sàn giao dịch. Trong đợt hồi phục này VN Index đã ghi nhận một chuỗi tăng điểm liên tiếp lên đến 13 phiên. Chỉ số này chạm đến đỉnh vào ngày 15/09 với con số 470,67 điểm còn HNX Index thiết lập mức cao nhất trước đó 2 ngày, hôm 13/09, với con số 79,25 điểm. Cũng cần phải lưu ý thêm, vào ngày 14/09, bóng dáng của một phiên phân phối đỉnh đã xuất hiện khi giá trị giao dịch trên cả hai sàn đồng loạt đạt trên 1.000 tỷ đồng. Với đợt hồi phục kéo dài khoảng 1 tháng, áp lực điều chỉnh của thị trường đang khá lớn, ngoài ra mặt bằng giá cổ phiếu đã ở mức cao, cản trở lực cầu. Ngoài ra, thị trường từ giữa tháng 9 trở đi còn chịu tác động tiêu cực từ cả yếu tố trong nước và thế giới cụ thể là những vấn đề nảy sinh sau khi hạ lãi suất mà đặc biệt là vấn đề tỷ giá, cũng như diễn biến xấu trong việc giải quyết vấn đề nợ công ở Châu Âu mà kéo theo đó là triển vọng yếu kém của nền kinh tế toàn cầu. Kết quả là trong hai tuần giao dịch cuối cùng của Quý III, thị trường chứng khoán cứ ảm đạm dần qua từng phiên với xu hướng giảm điểm là chủ đạo.

      Tháng 10 nhìn chung thị trường chứng khoán ở trạng thái giảm điểm do không nhận được thêm thông tin hỗ trợ trong khi lại đón nhận những tin xấu từ việc tái cơ cấu ngân hàng, vỡ tín dụng đen, bán tháo bất động sản…. và đợt tăng cuối tháng cũng được nhìn nhận là mang tính kỹ thuật nhiều hơn sau khi Index chạm ngưỡng hỗ trợ 400 điểm và 68 điểm. Xét về mặt điểm số VNIndex đóng cửa phiên cuối tháng tại 420.81 điểm còn HNXIndex là 70.21 điểm, như vậy so với cuối tháng 9 các chỉ số đều giảm 1.58%. Thanh khoản trên cả hai sàn đã sụt giảm mạnh so với tháng 9 thậm chí khối lượng giao dịch trung bình tại HNX còn thấp hơn cả mức của tháng 8 khi chỉ đạt 28.5 triệu cổphiếu/phiên.

   - Tính đến hết tháng 10 đã có 666 công ty niêm yết công bố kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm bao gồm cả kết quả đã kiểm toán và chưa có kiểm toán. Điểm đáng ghi nhận là có tới 84.5% công ty công bố có lãi trong quý 3, tích cực hơn dự báo trong bốicảnh kinh tếkhông thuận lợi. Một số ngành nổi bật với tất cả doanh nghiệp báo lãi là  Ngân hàng, Bê tông cát đá sỏi,  Cung cấp thiết bị, dịch vụ giải trí… trong khi đó nhiều doanh nghiệp lỗ thuộc nhóm ngành bất động sản,  chứng khoán, xây dựng, vật liệu xây dựng.Tuy vậy đánh giá sâu hơn cho thấy chỉ 36% trong số các công ty có lãi thể hiện kết quảtăng trưởng so với cùng kỳ và khoảng 35.4% có kết quả kinh doanh lũy kế 9 tháng có tăng trưởng.  Như vậy có thể thấy rằng mặc dù các doanh nghiệp đã rất nỗ lực nhưng  hoạt động kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn. 

   - Tháng 10, NĐTNN tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng tháng thứ 3 liên tiếp tại HOSE tuy vậy giá trị bán ròng giảm chỉ còn ở mức 15.6 tỷ đồng nhờ phiên mua vào 118 tỷ ngày 26/10 trong đó chủ yếu là giao dịch thỏa thuận tại mã FPT. Tại HNX, khối này cũng quay trở lại bán ròng sau khi có tháng 9 mua ròng với giá trị bán là trên 12 tỷ đồng. Xét chung từ đầu năm, NDTNN vẫn đang mua ròng trên cả 2 sàn với 1.917 tỷ trên HOSE và 582 tỷ tại HNX. Về danh mục mua, FPT đứng đầu với 126 tỷ, sau đó là MSN, REE, SJS trong khi đó đứng đầu danh mục bán ròng là HAG (gần 57 tỷ đồng), VIC (43 tỷ đồng). Tại HNX, các mã dòng dầu khí được khối này quan tâm và giao dịch nhiều với 3 mã đứng đầu Top 10 mua vào là PGS, PVG, PVE trong khi đó trong danh mục bán ra cũng xuất hiện PVS, PVX và PVI. 

  Tháng 11 chứng kiến hàng loạt các phiên giảm điểm liên tiếp. Trên bảng theo dõi ta thấy, xen lẫn chuỗi màu đỏ là môt số hiếm hoi ngày tăng điểm.  Nguyên nhân chính của chuỗi giảm điểm này được các nhà phân tích nhận định là do tính thanh khoản của thị trường cũng như thiều thông tin đáng tin cậy, thông tin hỗ trợ tích cực, tiêu biểu là việc có tới 83 công ty niêm yết chứng khoán chưa công bố BCTC quý 3/2011. Điều này đã khiến các nhà đầu tư sợ hãi, mạnh tay bán ra để cắc lỗ, bên cạnh đó, các nhà đầu tư khác thì từ bỏ những ngành có rủi ro cao và đi tìm những tài sản có rủi ro thấp và tính thanh khoản cao. Cụ thể

Trên sàn TPHCM, không có nhiều nỗ lực đỡ giá xuất hiện, nhà đâu từ đa số tiếp tục đứng ngoài quan sát thị trường khiến cho lượng cung hàng gia tăng, lấn lướt thị trường. Lệnh bán quyết liệt , dứt khoát theo đà tăng của tâm lý thoát hàng khiến đà giảm của VN-index ngày càng mạnh. Tuy nhiên, điểm trên chuỗi màu đỏ thì cũng có hiếm hoi một vài phiên tăng điểm nhẹ như ngày 15/11, sau đột biến về thanh khoản, sàn TPHCM trở lên khá sôi động, Vn-index tăng 1,38 điểm , lên 389,25 điểm, cắt chuỗi giảm điểm liên tiếp trong 7 phiên liên tục; nhưng ngày sau đó, lại quay lại với xu hướng cũ . Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/11 với số điểm là  379,62.  Tuần qua, chỉ số VN-index đã có thêm một tuần giao dịch thảm hại, khi sụt giảm 7,36% - mất tới hơn 6 điểm và là tuần mất điểm mạnh nhất trong 2 tháng gần đây. Đóng cửa ngày 20/11 với số điểm là  379.62 điểm., giảm 6.24 điểm  tương đương giảm 1.62%.

Diễn biến trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hà Nội HNX-index cũng không nằm ngoài xu hướng chung đang đè nặng lên thị trường..  Với việc giảm liên tục, tới 20/11 đã lập một đáy sâu mới tại mức đóng cửa là  62.18 điểm, giảm 0.7 điểm tương đương 1.11% so với hôm qua.

    Trong ngày 21/11, giá chứng khoán tiếp tục giảm, đồng thời tính thanh khoản của thị trường cũng đi xuống. Sự biến động của thị trường, dù số lượng cổ phiếu giảm giá chiếm đến 147 mã và 59 mã giàm sàn nhưng VN-Index chỉ mất 0.48 điểm, tương ứng 0.13% chốt phiên ở 379.14 điểm. Lực đỡ này chủ yếu đến từ việc VNM bất ngờ tăng trần, và các bluechips khác thu hẹp biên độ giảm như MSN, VIC. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của một số mã khác như MBB, STB, EIB và VPL…Trái lại, HNX-Index tiếp tục lùi về sát mốc 61 điểm khi để mất 0.5 điểm, tương ứng 0.8% và chốt tại 61.68 điểm. Trên thị trường đã xuất hiện cổ phiếu giá 800đồng của cổ phiếu mã VKP- công ty Cổ phần nhựa Tân Hóa. Đây là một ví dụ điển hình cho tình hình chung. Theo thống kê, trên sàn HNX có 256 cổ phiếu dưới mệnh giá trong đó có khoảng 20 mã dưới 3000đồng.  

     Tóm lại, có 3 nguyên nhân chính dẫn tới  những khó khăn và tình trạng u ám của thị trường chứng khoán gần đây, đồng thời cũng là căn cứ dự báo sự khó khăn tiếp tục trong thời điểm cuối năm:

      +Thứ nhất là rủi ro từ kết quả kinh doanh không thuận lợi cho doanh nghiệp niêm yết. Kết quả quý 3/2011 với nhiều doanh nghiệp lỗ, làm mất đi niềm tin của nhà đầu tư. Việc giảm giá cổ phiếu lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới lượng vốn của doanh nghiệp, bởi vậy mà quý 4/2011 sẽ được dư báo tiếp tục là tình trạng khó khăn của các doan nghiệp.

      + Rủi ro tiềm ẩn từ hệ thống ngân hàng: Ngày 30/9, nợ xấu của các NHTM tăng mạnh nhưng bất ngờ ngân hàng được đánh giá là an toàn và có quy trình quản lý rủi ro. Hàng loạt các ngân hàng nhỏ mất khả năng thanh khoản, phải đi vay nợ trên thị trường liên ngân hàng và một số đó đã mất hoàn toàn khả năng thanh toán khi tới hạn. Điều này  gây sốc cho thị trường các ngân hang đồng thời làm giảm lượng cầu trên thị trương chứng khoán do không có các nguồn cung cấp từ phía ngân hàng

     +Nền kinh tế thế giới ( đặc biệt là các nước chìm trong nợ nần ở EURO, Mỹ) vẫn xuất hiện những thông tin không mấy lạc quan nên các tổ chức tài chính đã và sẽ chuyển danh mục đầu tư cổ phiếu sang tiền.

2.3. Bình luận: “Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tận dụng được lợi ích của việc phát hành cổ phiếu”

a. Lợi  ích của việc phát hành Cổ phiếu: 

* Đối với Công ty phát hành: 

Việc phát hành cổ phiếu sẽ giúp cho Công ty có thể huy động vốn khi thành lập hoặc để mở rộng kinh doanh. Nguồn vốn huy động này không cấu thành một khoản nợ mà công ty phải có trách nhiệm hoàn trả cũng như áp lực về khả năng cân đối thanh khoản của công ty sẽ giảm rất nhiều, trong khi sử dụng các phương thức khác như phát hành trái phiếu công ty, vay nợ từ các tổ chức tín dụng ...thì hoàn toàn ngược lại. Tuy nhiên, mỗi phương thức huy động đều có những ưu nhược điểm riêng và nhà quản lý công ty phải cân nhắc, lựa chọn tùy từng thời điểm và dựa trên những đặc thù cũng như chiến lược kinh doanh của công ty để quyết định phương thức áp dụng thích hợp:

- Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ tạo ra hình ảnh đẹp và sự nổi tiếng của công ty, nhờ vậy công ty sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn trong việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ở những lần sau. Thêm vào đó, khách hàng và nhà cung ứng của công ty thường cũng sẽ trở thành cổ đông của công ty và do vậy công ty sẽ rất có lợi trong việc mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. 

- Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ làm tăng giá trị tài sản ròng, giúp công ty có được nguồn vốn lớn và có thể vay vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi hơn cũng như các điều khoản về tài sản cầm cố sẽ ít phiền hà hơn. Ví dụ như các cổ phiếu của các công ty đại chúng dễ dàng được chấp nhận là tài sản cầm cố cho các khoản vay ngân hàng. Ngoài ra, việc phát hành chứng khoán ra công chúng cũng giúp công ty trở thành một ứng cử viên hấp dẫn hơn đối với các công ty nước ngoài với tư cách làm đối tác liên doanh. 

- Phát hành chứng khoán ra công chúng giúp công ty có thể thu hút và duy trì đội ngũ nhân viên giỏi bởi vì khi chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty bao giờ cũng dành một tỷ lệ chứng khoán nhất định để bán cho nhân viên của mình. Với quyền mua cổ phiếu, nhân viên của công ty sẽ trở thành cổ đông, và được hưởng lãi trên vốn thay vì thu nhập thông thường. Điều này đã làm cho nhân viên của công ty làm việc có hiệu quả hơn và coi sự thành bại của công ty thực sự là thành bại của mình. 

- Phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty có cơ hội tốt để xây dựng một hệ thống quản lý chuyên nghiệp cũng như xây dựng được một chiến lược phát triển rõ ràng. Công ty cũng dễ dàng hơn trong việc tìm người thay thế, nhờ đó mà tạo ra được tính liên tục trong quản lý. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các uỷ viên quản trị không trực tiếp tham gia điều hành công ty cũng giúp tăng cường kiểm tra và cân đối trong quản lý và điều hành công ty. 

- Phát hành chứng khoán ra công chúng làm tăng chất lượng và độ chính xác của các báo cáo của công ty bởi vì các báo cáo của công ty phải được lập theo các tiêu chuẩn chung do cơ quan quản lý qui định. Chính điều này làm cho việc đánh giá và so sánh kết quả hoạt động của công ty được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn. 

* Đối với nhà đầu tư cổ phiếu:

 Các nhà đầu tư trên thị trường sẵn sàng mua Cổ phiếu được công ty phát hành. Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần được phát hành dưới dạng chứng thư có giá và được xác định thông qua việc chuyển dịch, mua bán chúng trên thị trường chứng khoán giữa các chủ thể đầu tư và được pháp luật bảo vệ. Mặt khác, người mua cổ phiếu nghĩ rằng đồng vốn họ đầu tư được các nhà quản lý công ty sử dụng có hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận hoặc đánh giá hoạt động cũng như tiềm năng phát triển, sinh lợi của công ty dự định đầu tư là cao, và đương nhiên họ sẽ được hưởng một phần từ những thành quả đó thông qua việc thanh toán cổ tức cho các cổ đông, đồng thời giá trị cổ phần sở hữu cũng sẽ gia tăng trên cơ sở thực tại và triển vọng phát triển của công ty mình đã chọn. Thông thường, khả năng sinh lợi, thu hồi vốn đầu tư cổ phiếu tỷ lệ thuận với giá cả giao dịch cổ phiếu trên thị trường

Kết luận

Phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ là một cách làm đúng đắn, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tận dụng được hết lợi ích của việc phát hành cổ phiếu, do chưa giải quyết triệt để những bất lợi sau:

- Phát hành cổ phiếu ra công chúng làm phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất quyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thôn tín công ty. Bên cạnh đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày. 

- Chi phí phát hành chứng khoán ra công chúng cao, thường chiếm từ 8-10% khoản vốn huy động, bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, phí tư vấn pháp luật, chi phí in ấn, phí kiểm toán, chi phí niêm yết… Ngoài ra, hàng năm công ty cũng phảI chịu thêm các khoản chi phí phụ như chi phí kiểm toán các báo cáo tài chính , chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và chi phí công bố thông tin định kỳ. 

- Công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải tuân thủ một chế độ công bố thông tin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các công ty khác. Hơn nữa, việc công bố các thông tin về doanh thu, lợi nhuận, vị trí cạnh tranh, phương thức hoạt động, các hợp đồng nguyên liệu, cũng như nguy cơ bị rò rỉ thông tin mật ra ngoài có thể đưa công ty vào vị trí cạnh tranh bất lợi. 

- Đội ngũ cán bộ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước công chúng. Ngoài ra, do qui định của pháp luật, việc chuyển nhượng vốn cổ phần của họ thường bị hạn chế.

Và định hướng phát triển TTCKVN giai đoạn 2011-2020

Trong thập kỷ tới, TTCKVN có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh, tuy nhiên, cơ hội phát triển luôn đồng hành cùng với những thách thức.Vì vậy, mục tiêu của TTCKVN trong giai đoạn tới được đặt ra như sau:

Một là, phát triển thị trường chứng khoán phải dựa trên chuẩn mực chung của thị trường và các thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tích cực hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế.

Hai là, phát triển TTCK đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn, lành mạnh, vừa góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển của xã hội vừa tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lợi, góp phần nâng cao mức sống và an sinh xã hội.

Ba là, phát triển TTCK nhiều cấp độ, bảo đảm chứng khoán được tổ chức giao dịch theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lý, giám sát của Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.

Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trường, đảm bảo cho các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả dựa trên nền tảng quản trị rủi ro và phù hợp với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế. Từng bước tái cơ cấu hệ thống các trung gian thị trường trên nguyên tắc không gây xáo trộn lớn và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên thị trường.

Năm là, phát triển TTCK trong mối tương quan với việc phát triển thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm, nhằm tạo ra một hệ thống thị trường tài chính thống nhất, đồng bộ có sự quản lý, giám sát của nhà nước. Hoạt động quản lý, giám sát, điều hành và phát triển của các cơ quan quản lý nhà nước phải thống nhất về mục tiêu, mục đích, định hướng và giải pháp thực hiện.

Sáu là, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới.

Trên cơ sở những mục tiêu trên, giải pháp cụ thể sẽ tập trung vào các vấn đề sau:

Thứ nhất, tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 80% đến 110% GDP vào năm 2020. Phát triển thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế. Chú trọng đặc biệt phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho Ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản. Củng cố một cách căn bản cầu đầu tư chứng khoán; phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dài hạn, tiếp tục phát triển hệ thống nhà đầu tư cá nhân. Ngoài ra, một thị trường dựa trên nền tảng vững chắc tạo ra bởi hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước chắc chắn sẽ trở nên linh hoạt hơn trước những cú sốc kinh tế và tài chính. Do đó, việc phát triển hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước cũng là một vấn đề then chốt cần được lưu ý để có thể giúp hệ thống tài chính phòng vệ chống lại ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài.

Thứ hai, tăng tính hiệu quả của thị trường trên cơ sở tái cấu trúc TTCK, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin. Từng bước hiện đại hóa các SGDCK với các hệ thống giao dịch, giám sát và công bố thông tin hiện đại và có khả năng kết nối với các SGDCK quốc tế; đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm thị trường đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc tái cấu trúc TTCK phải có bước đi thích hợp nhằm phát huy tối đa vai trò của 2 SGDCK đối với sự phát triển của thị trường trong giai đoạn trước mắt, tiến tới thống nhất thị trường trong dài hạn.Kiện toàn và phát triển hệ thống lưu ký, đăng ký, thanh toán, bù trừ theo chuẩn mực quốc tế; hiện đại hóa hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, từng bước tham gia và kết nối vớiTTLKCK quốc tế và trong khu vực. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin tại các SGDCK, TTLKCK, cũng như các công ty chứng khoán và các tổ chức khác có liên quan, nhằm bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất, tương thích và an toàn.

Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ.Hệ thống các tổ chức trung gian chứng khoán phải được củng cố chuyên nghiệp hơn, có đủ năng lực tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực để cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh chứng khoán trong khu vực và phù hợp với xu hướng chung trên thế giới là mô hình tổ chức các công ty chứng khoán theo mô hình đa năng và củng cố hệ thống quản trị rủi ro các định chế.

Thứ tư, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán trên cơ sở phân định rõ chức năng giám sát giữa Bộ Tài chính/UBCKNN với các bộ ngành, giữa các cấp giám sát khác nhau theo hướng chuyên biệt hóa; tăng cường vai trò giám sát của các tổ chức tự quản và tổ chức hiệp hội; thiết lập cơ chế chính thức phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong và ngoài nước trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động giám sát, cưỡng chế thực thi, bảo đảm an toàn cho hoạt động chứng khoán trên TTCK Việt Nam.

Thứ năm, chủ động hội nhập quốc tế, có lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của thị trường. Hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu hiện nay nhằm nâng cao vai trò, vị thế, tăng khả năng cạnh tranh của TTCK Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Để có được những lợi ích lớn nhất từ hội nhập quốc tế và giảm thiểu được những rủi ro khi tham gia quá trình này, cơ quan quản lý cần chủ động xây dựng một chính sách hội nhập, lộ trình hội nhập có tính đến yếu tố trình độ phát triển của TTCK và nền kinh tế Việt Nam trong từng giai đoạn.

Bình luận các fương thức phát hành TPCP, TPDN ở VN

Thị trường trái phiếu Việt nam mới hình thành còn chưa đa dạng về chủ thể tham gia, các phương thức và các công cụ trên thị trường trái phiếu. Đây là một thị trường có tiềm năng trong huy động vốn, nhưng chưa thực sự phát triển. Phương thức phát hành chủ yếu là đấu thầu trái phiếu chính phủ nhưng còn chưa hoàn thiện, tỷ lệ thành công thấp, và còn nhiều hạn chế.

Phương thức fát hành TPCP:

Ở Việt Nam, trái phiếu chính phủ được phát hành bởi 3 chủ thể chính là kho bạc Nhà nước (KBNN), ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) và ngân hàng Nhà nước với hình thức đấu thầu, bảo lãnh phát hành hoặc bán lẻ qua hệ thống KBNN. Mục tiêu của trái phiếu là để đầu tư vào các dự án trọng điểm, bù đắp thâm hụt ngân sách và là công cụ quan trọng trg vc điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ quốc gia. Phương thức đấu thầu trái phiếu được áp dụng chủ yếu do thời gian huy động vốn nhanh, lãi suất thấp hơn các fương thức khác thuận lợi chon g' fát hành cg như ng' đầu tư. Đồng thời fương thức này huy động các nguồn trg xã hội để đáp ứng chi đầu tư fát triển kinh tế và bù đắp thiếu hụt ngân sách nn, góp fần hạn chế lạm fát, đầy nhanh tốc độ tăng trg kinh tế. Hơn nữa tổ chức đấu thầu là fương thức fù hợp với nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay- cơ chế thị trg' có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.

Tuy nhiên tình hình fát hành TPCP còn khá ảm đạm, hiệu quả chưa cao.

Gđ 2000 - 2005 đc sem là jai đoạn hình thành và khởi động TTCK VN. Do tt mới đo vào hoạt động nên vc tham ja đấu thầu còn mang tính thăm dò. Tổng já trị gọi thầu thành công còn thấp. Năm 2006 cùng vs sự bùg nổ của TTCK và thự hiện quyết định 2276/QĐ_BTC ngày 20/6/2006 của bộ tài chính về tập trung đấu thầu TPCP tại trung tâm jao dik ck hà nội. Já trị TPCP trúng thầu năm 2006 khoảng 7.885tỷ gấp 3.3 lần so vs 2005. Đầu năm 2007, KBNN đã fát hành thành công TPCP theo lô lớn đầu tiên có tổng khối lg tính theo mệnh já là 1000 tỷ đồng, đc fát hành 3 đợt vào các ngày 19/3/2007, 27/4/2007, 17/5/2007, có cùng ngày đến hạn thanh toán là 19/3/2012, lãi suất thanh toán hàng năm 7,8%/năm. Tuy nhiên đến cuối 2007 thì khối lg TPCP fát hành thành công jảm một cách đáng kể. Vc đầu thầu kô thành công đã làm cho các đợt fát hành TPCP kô fát hành đc. Cùng vs việc triển khai fương thức đấu thầu TPCP qua TTGDCK, BTC đã thực hiện vc fát hành TPCP theo fương thức bảo lãnh fát hành kể từ 9/2000

2009: Theo Bộ Tài chính, trong năm 2009, nhu cầu huy động vốn bằng trái phiếu chính phủ cho ngân sách vào khoảng 200.000 tỉ đồng. Song, tổng khối lượng trái phiếu chính phủ đã phát hành trong năm chỉ được khoảng 20.000 tỉ đồng, đạt 14% kế hoạch đề ra.

tính chung trong năm 2009 có khoảng 70 đợt phát hành bao gồm trái phiếu Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội và trái phiếu TPHCM, tuy nhiên chỉ có khoảng 5.000 tỉ đồng trái phiếu huy động được trên tổng số 71.400 tỉ đồng đưa ra gọi thầu.

2010  Theo kho bạc nhà nước Việt Nam, 10 tháng đầu năm 2010 đã có 54 đợt tổ chức đấu thầu, bảo lãnh phát hành trái phiếu với số lượng thành viên tham gia khá lớn.

-          Khối lượng vốn cần huy động là 100000 tỷ đồng, cho đến 10/2010 đã huy động được 67.6 %

-           Nhà nước chủ trương phát hành trái phiếu theo lô lớn, nhưng chỉ có từ 5-7 tổ chức lớn tham gia đấu thầu với số lượng huy động vốn thấp hơn nhiều so với kế hoạch.

Nguyên nhân trực tiếp  là lãi suất không hấp dẫn.  Trong hầu hết các đợt phát hành, lãi suất trần mà tổ chức phát hành đưa ra đều thấp hơn lãi suất thấp nhất mà các nhà thầu đăng ký. Tính trung bình qua các đợt phát hành, mức chênh lệnh này là 0,88%/năm. Trong khi đáng nhẽ lãi suất trái phiếu chính phủ < lãi suất huy động trên thị trường, lãi suất chuẩn để các công cụ nợ tham chiếu

Bình luận: - Chưa hình thành đc đg' cong lãi suất TPCP trên thị trg'

-          Các fương thức fát hành như đấu thầu qa NHNN, đấu thầu qa SGDCK, bảo lãnh fát hành còn rất nhiều vấn đề fải tiếp tục ngiên kíu, cải tiến

-          TPCP niêm yết, jao dịch trên tt thứ cấp còn ít về số lg

-          Thiếu vắng các nhà kinh doanh tp chuyên ngiệp và nhà tạo lập thị trg'

-          TPCP đã từng bc' đc đa dạng về kỳ hạn nhưg vẫn còn nhiều đợt vs các loại kỳ hạn, ls, ngày đáo hạn khác nhau

-          Hiện nay duy nhất chỉ có Kho bạc nn đã và đang fối hợp vs SGDCK hà nội (HNX) và các đơn vị lien qan tổ chức đc kênh đấu thầu TPCP theo lô lớn

Phương thức fát hành TPDN:

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế và không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng làm được. Điều này thể hiện qua trong năm 2008, chỉ có chưa đến 10 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công. Những doanh nghiệp phát hành thành công từ trước đến nay đều là các công ty quy mô tương đối lớn và lớn như: EVN, Vinacomin, Vinaconex, Tổng công ty Sông Đà... Những doanh nghiệp đã từng phát hành trái phiếu chuyển đổi cũng có quy mô lớn như: ACB, VCB... Nói cách khác, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hầu như vắng bóng các doanh nghiệp nhỏ trong khi đây là các đối tượng rất khát vốn và chiếm số lượng lớn (500.000 DN vào năm 2010). . Cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp trong thị trường trái phiếu Việt Nam còn rất khiêm tốn chỉ chừng 10%, trái phiếu chính quyền địa phương chiếm khoảng 10% trong khi trái phiếu chính phủ chiếm đa số (80-83%). Các nhà đầu tư chủ yếu mua và giữ trái phiếu tới khi đáo hạn, các dịch vụ liên quan hầu như chưa có...

Phát hành trái phiếu với các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn do vấn đề quy mô và thương hiệu của doanh nghiệp, chưa thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư. Ở Việt nam tâm lý" ăn theo" khá phổ biến, mà không có những chuyên gia chuyên kinh doanh trái phiếu, nên thị trường trái phiếu chỉ tập trung ở các công ty có quy mô lớn. Nguồn vốn trái phiếu dồi dào, là một thị trường tiềm năng, đã có nhiều phát triển trong huy động vốn nhưng vẫn là điều không hề dễ dàng với trái phiếu doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 Có 2 trường hợp là phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng. Với phát hành riêng lẻ, phương thức phát hành chỉ giới hạn ở 3 hình thức là bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành và đấu thầu mà tổ chức bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành phải thỏa mãn những tiêu chuẩn do Bộ Tài chính quy định (hiện vẫn chưa có hướng dẫn về các tiêu chuẩn này). Quy định này chỉ phù hợp với những đợt phát hành có giá trị lớn của những doanh nghiệp lớn, trường hợp khác sẽ là khá tốn kém. Đây là một rào cản đối với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay. Phí và lệ phí khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã hết hiệu lực và được nhận xét là quá cao nên không khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn hình thức phát hành trái phiếu

Bình luận cty cổ fần VN vẫn chưa tận dụng đc lợi thế fát hành cp:

Ở VN theo luật dn 2005 có 4 loại hình doanh nghiệp:

-       Công ty TNHH

-       Công ty cổ fần

-       Công ty hợp danh

-       Doanh nghiệp tư nhân

Trong các loại hình doanh nghiệp trên, chỉ có công ty cổ phần là đc fép huy động vốn bằng fát hành cổ fiếu và trái phiếu, công ty TNHH chỉ đc fép fát hành trái fiếu. Như vậy công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có ưu thế trg việc huy động vốn bằng phát hành chứng khoán.

Khi ttck VN fát triển, các dn xem đây là kênh fát hành cp để huy động vốn hữu hiệu nhất

Thời jan qa có nhiều đợt fát hành huy động vốn theo nhu cầu fát triển của dn, đây là biểu hiện tích cực về hiệu lực hoạt động của ttck. Nhưg đồng thời cg có kô ít đợt fát hành tiềm ẩn khả năng để tranh thủ, tận dụng nguồn vốn trc các cơn khát đầu tư trên tt. Điều này fần nào đã dẫn đến tình trạng sử dụng vốn kô đúg theo nhu cầu fát triển, kô theo dự án cụ thể hay kế hoạch sử dụng vốn đã đc xác lập. Do vậy, kỳ vọng của nhà đầu tư, mong đợi của nên kinh tế và của tt chưa đc đáp ứg.

Ở Vn, hành lang fáp lý còn rườm rà gây trở ngại đối với vc fát hành cổ phiếu (doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị và xét duyệt hồ sơ), các công ty chứng khoán vn do hạn chế về kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nên chưa đóng vai trò tích cực đối với việc tư vấn, bảo lãnh fát hành cho các công ty. Về fía các công ty, tt cổ phiếu cg như trái phiếu công ty còn kém fát triển do các công ty chưa quen vs vc huy động vốn qua vc fát hành cổ phiếu, trái phiếu mà vẫn dựa chủ yếu vào nguồn vốn vay ngân hang, đặc biệt là các tổng công ty lớn, các dn nn do có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hang, vay ưu đãi. Các đơn vị này cg thiếu tổ chức định mức tín nhiệm giúp cho việc xác định tín nhiệm và làm tăng tính minh bạch cho các cổ phiếu, trái phiếu fát hành...Do đó, các công ty cổ phần hiện nay còn rất hạn chế trg vc fát hành cổ phiếu để huy động vốn

Câu 18 : Bình luận OTC là thị trường cổ phiếu công nghệ, thị trường cổ phiếu doanh nghiệp vừa và nhỏ, thị trường cổ phiếu tăng trưởng?

  Thị trường OTC( Over The Counter - Thị trường giao dịch qua quầy) hay còn gọi là thị trường phi tập trung, là thị trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị trường sàn giao dịch (thị trường giao dịch tập trung), mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin. Thị trường OTC không có một không gian giao dịch tập trung. Thị trường này thường được các công ty chứng khoán (CTCK) cùng nhau duy trì, việc giao dịch và thông tin được dựa vào hệ thống điện thoại và Internet với sự trợ giúp của các thiết bị đầu cuối.

Hàng hoá của thị trường OTC chính là các loại chứng khoán được phép phát hành và chưa đủ điều kiện niêm yết trên sở giao dịch (SGD), chủ yếu là chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ, công ty công nghệ cao, công ty mới thành lập nhưng có tiềm năng phát triển v.v...

Khi xét về đối tượng và phương tiện tham gia thị trường này ta có thể nhận thấy rằng :Các chủ thể khi tham gia trên thị trường này càng có công nghệ tiên tiến thì càng có lợi thế cạnh tranh  càng có cơ hội thu được lợi nhuận cao, chính bởi lẽ đó với các công ty công nghệ cao bị thu hút bởi OTC một phần vì điều kiện tham gia dễ hơn so với thị trường tập trung một phần chính là lợi thế do ngành kinh doanh của họ. Hay nói cách khác OTC có thể coi là thị trường cổ phiếu công nghệ. Có thể thấy rõ điều này ở thị trường OTC ở Mĩ,đó chính là thị trường Nasdaq : được thành lập năm 1971 bởi Hiệp hội những người buôn bán chứng khoán Quốc gia (NASD) và hiện đang được điểu hành bởi Nasdaq Stock Market, Inc. Nasdaq là sàn giao dịch chứng khoán điện tử lớn nhất nước Mỹ, với khoảng 3.200 công ty niêm yết và số lượng cổ phiếu giao dịch bình quân nhiều hơn bất kỳ sàn giao dịch khác ở Mỹ, kể cả NYSE. Có giá trị vốn hoá thị trường đứng thứ 3 thế giới (sau NYSE và Tokyo stock Exchange). Chỉ số Nasdaq được theo dõi nhiều nhất đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ.

Mặt khác khi xét điều kiện tham gia thị trường cũng như đối tượng tham gia nhận thấy một điều rõ ràng là hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những chủ thế chính có mặt trên OTC . Họ là những doanh nghiệp không đáp ứng được những điều kiện niêm yết trên sàn giao dịch tập trung ( vốn điều lệ, về lợi nhuận trong vòng 2-3 năm  phải dương...) nên để huy động vốn nhanh chóng phục vụ sản xuất kinh doanh việc tìm tới OTC là tất yếu để đảm bảo nguồn tài trợ cho công ty. Và cũng vì thế mà OTC còn được coi là thị trường cổ phiếu doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngoài ra OTC còn được biết đến như là thị trường của cổ phiếu tăng trưởng. OTC ra đời sớm nhất trong lịch sử hình thành phát triển thị trường chứng khoán đóng vai trò như một thị trường thứ cấp  thực hiện vai trò điều hòa lưu  thông các nguồn vốn  luôn tồn tại và phát triển song song với thị trường chứng khoán tập trung. Do vậy chứng khoán giao dịch trên OTC mặc dù có thể là những chứng khoán được phép phát hành và chưa đủ điều kiện niêm yết trên sở giao dịch (SGD), chủ yếu là chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ, công ty công nghệ cao, công ty mới thành lập nhưng có tiềm năng phát triển v.v...Với cơ chế thương lượng và thỏa thuận giá là chủ yếu, cùng với việc sử dụng mạng máy tính  rộng để giao dịch thông tin, quản lí và cơ chế thanh toán  linh hoạt đa dạng thì giao dịch trên OTC đôi khi có sự sôi động và tăng trưởng mạnh mẽ hơn cả trên thị trường tập trung.

OTC có thể được xem là  thị trường cổ phiếu công nghệ, thị trường cổ phiếu doanh nghiệp vừa và nhỏ, thị trường cổ phiếu tăng trưởng.

Câu 19. trình bày các lệnh cơ bản trong giao dịch và kinh doanh chứng khoán. (khái niệm, đặc điểm, trường hợp áp dụng lệnh)

 II.      Các loại lệnh được sử dụng trong giao dịch chứng khoán ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chỉ sử dụng lệnh giới hạn (LO) còn trên sàn HoSE thì sử dụng 3 loại lệnh là lệnh giới hạn, lệnh ATO và lệnh ATC.

1. Lệnh ATO :

  Lệnh ATO (lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa) là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa. Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.

  Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ (hiện tại thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa là 8h30-8h45) xác định giá mở cửa. Lệnh này sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa đối với lệnh không được thực hiện hoặc phần lệnh còn lại chưa được thực hiện.

Nhà đầu tư lưu ý, khi đặt lệnh ATO trên các phiếu lệnh tại công ty chứng khoán, không cần ghi giá cụ thể mà ghi ATO.

  Với sổ lệnh trên, lệnh ATO dù vào sau lệnh (1) bán 1.000 cổ phiếu ABC giá 9.900 đồng, nhưng vẫn được ưu tiên khớp với lệnh mua 1.500 đơn vị ở giá 10.000 đồng. Lượng dư bán 500 đơn vị của lệnh ATO sẽ tự động bị huỷ bỏ. 

Giả sử lệnh ATO trên chỉ bán với khối lượng 500 đơn vị thì bên mua sau khi khớp vẫn còn thừa 1.000 đơn vị và lúc này lệnh (1) mới được khớp. Do lệnh (1) vào hệ thống trước nên được ưu tiên giá tốt và 1.000 đơn vị sẽ được khớp với giá 10.000 đồng. Khả năng mua được hoặc bán được của lệnh ATO rất cao, nhưng mức giá có thể không có lợi.

2. Lệnh ATC

   Lệnh ATC (lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa) là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa. Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.

  Lệnh ATC được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa (10h30-10h45) . Lệnh ATC sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá đóng cửa đối với lệnh không được thực hiện hoặc phần lệnh còn lại chưa được thực hiện.

Trên sàn HoSE, trong đợt khớp lệnh định kỳ mở cửa (8h30-8.h45) thì chỉ có lệnh ATO và LO. Tiếp đến là thời gian khớp lệnh liên tục (8h45-10h30) thì chỉ có lệnh LO. Đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa (10h30-10h45) thì ngoài lệnh LO còn có thêm lệnh ATC.

 Câu 22. so sánh thị trường tập trung và phi tập trung? Bình luận về thực trạng của 2 thị trường này trên thị trường chứng khoán vn ?

So sánh trang 106

Thị trường phi tập trung OTC  Việt Nam:

+Quy mô thị trường:

Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về thực trạng doanh nghiệp năm 2001- 2003, tính đến cuối năm 2002, cả nước có 2.829 công ty cổ phần. Trong đó 557 công ty nhà nước được cổ phần hoá, 2.272 công ty cổ phần không có vốn nhà nước. Tổng vốn tự có của các doanh nghiệp này là 20.937 tỷ đồng, gấp 20 lần tổng vốn điều lệ và 10 lần vốn hoá của các công ty niên yết tại thời điểm đó. Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2005, cả nước có gần 2000 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và trên 3000 công ty cổ phần. Tổng vốn điều lệ của các công ty này hơn hơn rất nhiều lần khối lượng vốn hoá trên thị trường chính thức1. Đây chính là nguồn cung của thị trường OTC.Hay nói theo cách của một số người thường nói là thị trường OTC ở Việt Nam rất nhiều tiềm năng. Không phải cổ phiếu của tất cả các công ty cổ phần đều được mua bán, trao đổi thường xuyên mà chỉ có một ít trong số đó được giao dịch. Có những loại cổ phiếu gần như không bao giờ được giao dịch, nhưng có những loại cổ phiếu tuy chưa được niêm yết trên thị trường chính thức trên sàn, nhưng chúng được giao dịch rất sôi động như cổ phiếu của các ngân hàng cổ thương mại cổ phần Á Châu, Sài Gòn Thương Tín, Bánh kẹo Kinh đô, Vinamilk. Đây chính là những cổ phiếu mà các nhà đầu tư có tổ chức, nhất là các quỹ đầu tư rất quan tâm.

Thị trường phi tập trung ở Việt Nam đang tồn tại là một thực thể khách quan. Chỉ có thể nói rằng hoạt động của thị trường này còn manh mún, rời rạc, tổ chức của thị trường này chưa được chặt chẽ, chưa có người tạo lập và dẫn dắt thị trường chứ không thể nói là Việt Nam chưa có thị trường OTC và Việt nam đang đặt mục tiêu xây dựng đến năm 2010 sẽ có thị trường này như một số người thường nói.

Những khó khăn và rủi ro của các nhà đầu tư trên thị trường OTC

Với cơ chế mua bán nêu trên, nhất là vấn đề thu thập và tiếp cận thông tin, độ tin cậy và căn cứ khi đưa ra các quyết định đầu tư là rất thấp. Do đó, rủi ro đối với các nhà đầu tư trên thị trường OTC là rất lớn. Việc mua phải các loại cổ phiếu dỏm của những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ vì một lý do gì đó được đánh bóng lên là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Trường hợp mua phải như vậy, các nhà đầu tư chỉ có một cách duy nhất là chịu mất tiền mà chẳng có một cơ chế nào bảo vệ họ Chính những vấn đề nêu trên đã hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư tự do, hạn chế hoạt động của thị trường phi tập trung. Các nhà đầu tư tự do thường chỉ tham gia đầu tư vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực mà họ có sở trường. Với con số hơn 5.000 công ty cổ phần mà chỉ có 26 công ty niêm yết chính thức, và một số lượng tương tự thường xuyên được đưa tin trên các thị trường OTC quả là con số vô cùng khiêm tốn - 0,1% số công ty cổ phần hiện nay.

  Mặt khác, trên thị trường OTC Việt Nam, các giao dịch diễn ra rời rạc, không có sự liên kết. Không có bất cứ ai giám sát hay chịu trách nhiệm. Hay nói một cách khác là hiện tại chưa có những nhà tổ chức thị trường. 

Nói chung việc mua bán, gao dịch chứng khoán trên thị trường phi chính thức thường diễn ra xung quanh những người biết rõ về doanh nghiệp đó. Trường hợp những nhà đầu tư mới tham gia vào là rất hạn chế. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính làm cho thị trường OTC ở Việt Nam kém sôi động. Tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu chiếm một phần rất nhỏ so với tỷ lệ tiền gửi tại các tổ chức tài chính.

Điều kiện để phát triển thị trường OTC ở Việt Nam

Thị trường OTC hay ở bất kỳ nền kinh tế thị trường nào luôn tồn tại một cách khách quan. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với thị trường OTC ở Việt Nam là với những nền tảng như trên, việc phát triển thị trường OTC cùng với thị trường chính thức trở thành một kênh giao dịch chính cho nền kinh tế là điều hết sức. Để thị trường này phát triển, những vấn đề sau cần được xem xét để tạo ra một nền tảng cho thị trường phát triển.

Các nhà tổ chức và tạo lập thị trường

Để thị trường phát triển lành mạnh, cần phải có các nhà tổ chức thị trường. Có như vậy, mới tạo ra tính thống nhất và những nguyên tắc chung các nhà đầu tư tham gia. Sở nhiều nước, các nhà tổ chức thị trường thường là hiệp hội của các nhà đầu tư chứng khoá lập nên, tổ chức hoạt động vì lợi ích của các nhà đầu tư này (trường hợp của Hoa Kỳ, Đài Loan). Đối với Việt Nam, nhà nước đang triển khai kế haọch xây dựng thị trường phí tập trung. Chúng ta cùng xem xét hộp dưới đây và trung tâm giao dịch chứng kháon Hà Nội và thị trường phi tập trung ở Việt Nam.

*Thị trường chứng khoán tập trung Việt Nam:

Thị trường chứng khoán tập trung biểu hiện dưới hình thức chủ yếu là các sở giao dịch chứng khoán : là thị trường giao dịch chứng khoán được thực hiện tại 1 đại điểm tập trung gọi là sàn giao dịch(trading floor) hoặc thông qua hệ thống máy tính.Các chứng khoán được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thông thường là chứng khoán của các công ty lớn,có danh tiếng và đã trải qua thử thách trên thị trường và đáp ứng được các tiêu chuẩn niêm yết.Các loại chứng khoán này được giáo dịch theo những quy định nhất định về phương thức giao dịch,thời gian và địa điểm cụ thể.

Ở Việt Nam hiện nay có 2 sở giao dịch chứng khoán là HOSE và HNX

HOSE:

-Thành viên:

+Có 69 công ty đạt yêu cầu kĩ thuật để kết nối giao dịch trực tuyến với HOSE.Trong 69 công ty này có 37 công ty thực hiện giao dịch trực tuyến với nhà đầu tư.

*Ưu điểm của giao dịch trực tuyến:

▪Tốc độ xử lý lệnh nhanh,trong điều kiện bình thường có thể lên đến 85 lệnh/giây. Các công ty chứng khoán cũng sẽ không cần đại diện nhận và nhập lệnh do mình chuyển lên giao dịch tại sàn của  HOSE. Nhà đầu tư cũng không cần phải đến sàn của công ty chứng khoán mà có thể nhập lệnh qua mạng hoặc nhắn tin từ điện thoại di động.

▪Minh bạch trong nhận,đặt lệnh,hạn chế tối đa lỗi giao dịch,tăng cường tính thanh khoản,tăng hiệu quả trong giao dịch chứng khoán.

-Nhà đầu tư:Đến cuối năm 2007,số lượng tài khoản lên đến 298.000 trong đó có trên 7.000 tài khoản là của nhà đầu tư nước ngoài. Đối với hoạt động giao dịch, SGDCK TP.HCM đã thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục từ ngày 30/07/2007 và từng bước triển khai giao dịch nhập lệnh từ xa để đáp ứng với tình hình thị trường đang phát triển

-Kết quả giao dịch:Tính đến 31/12/2007,có 507 chứng khoán được niêm yết,trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 ngàn tỷ đồng.Đặc biệt có 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia niêm yết; 03 chứng chỉ quỹ đầu tư với khối lượng 171,4 triệu đơn vị và 366 trái phiếu các loại.

-Tổng khối lượng giao dịch:Tính đến ngày 31/12/2007, SGDCK TP.HCM đã thực hiện được 1699 phiên giao dịch với khối lượng khoảng 4.225 triệu chứng khoán và gía trị khoảng 384.452 tỷ đồng. Riêng trong năm 2007, khối lượng giao dịch đạt khoảng gần 2.390 triệu chứng khoán với tổng giá trị giao dịch là 245.651 tỷ đồng. Biến động giá cổ phiếu được phản ánh rõ nét qua biến động chỉ số VN INDEX. Từ mức 307,5 điểm vào cuối năm 2005, VN INDEX tăng và đạt mức kỷ lục 1.170,67 điểm trong phiên 12/03/2007

+Tuy nhiên bên cạnh những thành quả dạt được thì thị trường chứng khoán tập trung việt nam còn có nhứng hạn chế như sau:

-Cơ chế quản lí sở giao dịch còn lỏng lẻo, chất lượng kiểm tra kiểm soát những công ty niêm yết trên sở GDCK còn kém nhiều công ty niêm yết tranh thủ phát hành đã làm cho chất lượng cổ phiếu niêm yết có chiều hướng giảm sút.

- Tình trạng làm giá, thao túng giá với các công nghệ "bơm, hút, thả, xả đẩy", với các kỹ thuật phao tin; các kỹ thuật xuất bản các báo cáo phân tích khẳng định một cách chắc chắn VN-Index sẽ lùi về mốc X hoặc tăng đến mốc Y được suy diễn hết sức chủ quan trong những thời điểm nhạy cảm, hoặc dưa ra các phân tích dự báo về chính sách tiền tệ thay cho cả một ngành,  được thực hiện bởi các "đội lái tàu" chuyên nghiệp đang làm xói mòn nghiêm trọng lòng tin của nhà đầu tư.

- Tình trạng tuỳ tiện trong công bố thông tin, công bố thông tin chậm, thiếu chính xác, không trung thực đang gây bức xúc cho cộng đồng đầu tư và ngày càng đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý.

-Tính minh bạch của thị trường chưa được đảm bảo

Câu 11: So sánh cp thường , cp ưu đãi:

Giống nhau:

-       Cùng là ck vốn kô có kỳ hạn và kô hoàn vốn

-       Ng' nắm jữ cp là cổ đông đồng sở hữu công ty

-       Phần vốn góp đc xem như góp vĩng viễn kô đc rút lại, khi cần họ có thể đem bán trên ttck để lấy lại vốn góp.

Khác nhau:

-       Cổ fiếu thường:

+ Là loại ck xác nhận quyền và lợi ích hợp fáp của ng' sở hữu đối với 1 fần vốn cổ fần của tổ chức fát hành. Là cổ fiếu bắt buộc fải có của mọi công ty cổ phần

+ Đặc điểm: Cổ tức kô cố định, fụ thuộc vào: mức lợi nhuận thu đc hàng năm của công ty, chính sách fân chia cổ tức của công ty

+ Thị giá cp rất nhạy cảm trên thị trg', fụ thuộc vào: lợi nhuận công ty, quy luật cung cầu,...

+ Ng' sở hữu cp có quyền đề cử, biểu quyết, nhận cổ tức, mua cổ phiếu phát hành mới

+ Tự do mua bán chuyển nhượng (ngoại trừ một số ràng buộc)

+ Được niêm yết, giao dịch trên ttck

-       Cổ phiếu ưu đãi: là loại cổ phiếu cho fép ng' nắm giữ cổ phiếu đc hưởng 1 số ưu đãi hơn so với cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường. Ví dụ như:

+ Đc hưởng 1 mức cổ tức riêng biệt có tính cố định hàng năm dù công ty làm ăn có lãi hay kô (cổ fiếu ưu đãi cổ tức). Tuy nhiên khi lợi nhuận của cty tăng lên thì cổ tức cổ phiếu ưu đãi kô vì thế mà đc tăng theo.

+ Được ưu tiên chia lãi cổ phần trc cổ fiếu thường (Ln công ty thu đc trc tiên dùng để trả trái tức, tiếp theo là trả cổ tức của cổ phiếu ưu đãi cuối cùng còn bn mới chia cho các cổ đông cp thường)

+ Đc ưu tiên fân chia tài sản còn lại của công ty khi thanh lý, giải thế.

Khác vs cố fiếu thg', cp ưu đãi có thể có or kô có mệnh já. Chẳng hạn 1 cp ưu đãi mệnh já 100USD, tỷ suất cổ tức là 4.5% sẽ đc hưởng 1 khoản cổ tức cố định là 4.5USD. Còn nếu cp ưu đãi kô có mệnh já thì cổ tức sẽ đc cty công bố đơn jản là 5USD/ cổ fiếu

+ Tuy nhiên cổ đông nắm jữ cp ưu đãi kô đc tham ja bầu cử, ứng cử vào hội đồng quản trị, tức là kô đc quyền tham gia quản lý cty

Câu 27. bình luận về hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán việt nam hiện nay?

Tự doanh ck luôn là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các công ty ck và càng được chú trọng trong thời gian gần đây. Với trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất ngày càng được nâng cao, hiệu quả của hoạt động tự doanh ck ngày càng được tăng mạnh. Trên thị trường VN, ACBS là cty tự doanh nhiều trái phiếu nhất, còn AGR là cty tự doanh lượng trái phiếu lớn nhất.

nhược điểm:

   _ vẫn tồn tại 1 số nhược điểm trong hoạt động tự doanh, như khi ctck sử dụng tài khoản môi giới của khách hàng để tự doanh sinh lợi cho chính mình

   _ thị trường ck có những biến động rất khó lường, vì thế nếu không có chiến lược tự doanh hợp lí sẽ rất dễ đến thua lỗ, không đảm bảo khả năng hoạt động của cty.

Câu 28. bình luận về bảo lãnh phát hành của công ty chứng khoán việt nam hiện nay

Bảo lãnh phát hành là một nghiệp vụ quan trọng trên ttck, đặc biệt đối với 1 ttck đang phát triển như ở VN. Đây cũng là nghiệp vụ đem lại lợi nhuận lớn cho các cty ck. Tuy nhiên ở VN hiện nay, đa phần các công ty chứng khoán mới chỉ triển khai hoạt động nhiều trong việc bảo lãnh trái phiếu chính phủ do có độ rủi ro thấp, còn việc bảo lãnh phát hành cổ phiếu của các ctcp thì còn rất hạn chế và chỉ tập trung bảo lãnh các cty lớn. Điều này cũng dễ hiểu do sự hạn chế về thông tin cũng như tính rủi ro còn rất cao trong ttck VN.

Về thành tựu, 1/2007, ABBANK được tạp chí Asia Money bình chọn là nhà phát hành trái phiếu công ty bản tệ tốt nhất châu Á.

Câu 29. bình luận về hoạt động tư vấn của công ty chứng khoán việt nam hiện nay

Đây là hoạt động đem lại con số doanh thu thấp nhất trong các nghiệp vụ của ctck nhưng cũng đồng thời là hoạt động có những đóng góp tích cực và rõ rệt cho sự phát triển của thị trường chứng khoán VN. Xuất phát từ việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các nhà đầu tư trong những ngày đầu thành lập, hoạt động tư vấn của các ctck giờ đây đã chuyên sâu hơn rất nhiều: tư vấn phát hành thêm cổ phiếu, tư vấn tái cấu trúc tài chính...và tham gia mạnh mẽ vào quá trình cổ phần hoá qua các hoạt động như tư vấn cổ phần hoá, định giá doanh nghiệp.

Đáng chú ý thời gian gần đây là việc các ctck tư vấn phát hành bổ sung cổ phiếu cho các ngân hàng TM nhằm huy động thêm vốn, đảm bảo đáp ứng vốn điều lệ 3000 tỷ.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: