Sông Hồng

Mọi nền văn minh trên thế giới đều gắn liền với một dòng sông, nền văn mình Trung Hoa gắn với dòng Trường Giang, Hoàng Hà, văn minh Ai Cập gắn với lưu vực sông Nil... Và nền văn minh rực rỡ hơn bốn nghìn năm lịch sử của người Việt gắn liền với dòng sông- tên một chữ Hồng, con sông chở nặng phù sa và nuôi dưỡng bao tâm hồn người Việt.

Sông Hồng gắn liền với nền văn minh lúa nước của người Việt cổ nhưng mấy ai biết rằng nó bắt nguồn tận dãy Ngụy Sơn xa xôi trên đất Trung Quốc. Ở độ cao 1776m, thuộc huyện Nhị Đô tỉnh Vân Nam chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam vào Việt Nam từ Hồ Khẩu (Lào Cai) rồi chảy qua các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Ba Lạt (ranh giới giữa Nam Định và Thái Bình) với chiều dài khoảng 1160 Km, trong đó phần chảy qua Việt Nam khoảng 510 Km. Trên lãnh thổ Trung Quốc sông mang tên Nguyên Giang, Lễ Xã Giang. Chảy vào lãnh thổ Việt Nam sông lại mang nhiều tên gọi khác nhau: Hồng Hà, sông Cái, đoạn từ Lào Cai đến ngã ba Bạch Hạc ( Việt Trì - Phú Thọ) mang tên sông Thao, về đến Thăng Long- Hà Nội thì chảy vòng quanh như hình cái vành tai nên gọi là Nhĩ Hà hay Nhị Hà.

Bản A Mú Sung huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai là vị trí khởi đầu của sông Hồng vào đất Việt, nơi ấy màu đỏ phù sa của dòng sông Hồng hòa lẫn với màu xanh mát dịu của dòng suối Lũng Pô chảy từ khe núi. Địa điểm đó được đánh dấu bằng cột mốc 92, cột mốc đầu nguồn phía Việt Nam của sông Hồng. Từ đây sông Hồng cuộn chảy phù sa bồi đắp cho những làng quê trù phú hai bên bờ, đặc biệt nhất là khởi nguồn nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ, nền văn minh gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của kinh thành Thăng Long. Khi lên ngôi ở Hoa Lư - Ninh Bình, thấy vùng đất này không thuận cho việc phát triển, Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô về thành Đại La. Chuyện kể rằng khi đoàn thuyền vừa cập bến sông Nhị thì nhà vua thấy rồng vàng xuất hiện. Biết là điềm lành, vua bèn đổi tên Đại La thành Thăng Long với nghĩa là rồng bay lên. Và hơn thế, sông Nhị hay còn gọi là sông Hồng đã trở thành một phần "ruột thịt" của kinh thành Thăng Long. Hồ Gươm, Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch, hồ Thủ Lệ... chính là những nơi sâu nhất của khúc sông Hồng cổ đã từng chảy qua nội thành khoảng 5000 năm trước.

Sông Hồng có chiều dài là 1149 km.với lưu lượng nước trung bình hàng năm rất lớn khoảng hơn 2000 m3/s tuy nhiên lượng nước phân bố không đều theo các mùa,về mùa khô lưu lượng chỉ khoản 700 m3/s nhưng vào cao điểm mùa mưa có thể đạt đến 30000 m3/s. Sông Hồng uốn lượn bao quanh lấy thủ đô Hà Nội tạo nên một vẻ đẹp độc đáo mang nét đặc trưng riêng biệt.

Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ ở vùng duyên hải thuộc hai tỉnh Thái Bình, Nam Định. Nguồn cá bột của sông Hồng đã cung cấp giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ.

Trước đây cùng với sông Tô Lịch sông Hồng là tuyến đường giao thông vẫn chuyển lương thực vũ khí cho các chiến trường của miền Bắc, không chỉ vậy nó còn là hào thiên nhiên phòng thủ cho Hà Nội

Về kinh tế sông Hồng vốn là cầu nối giao thông đường thủy quan trọng với các tỉnh thành xung quanh, phía Tây ( Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Tuyên) xuôi theo sông Đà, sông Thao ,sông Lô đổ vào sông Nhì(Việt Trì), chở các nguyên vật liệu, khoáng sản, thổ sản xuống đồng bằng. Phía Đông Bắc xuôi theo sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam hợp lực ở Lục Đầu Giang vào sông Đuống nối với sông Hồng mang sản vật của vùng đó về xuôi. Thuyền chở khách đi lại, vận chuyển nguyên liệu cho Hà Nội và hàng tiêu dùng sản xuất của Hà Nội tới các tỉnh thành khác cho thấy chức năng của sông Hồng về kinh tế hết sức quan trọng.

Về văn hóa, trong tâm thức của người dân Việt, sông Hồng là con sông tạo ra không gian văn hoá và bề dày lịch sử đất nước cùng với sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long xưa và nay. Sông Hồng không chỉ là biểu tượng của nền văn minh lúa nước mà còn ẩn chứa những giá trị văn hoá của người Việt. Sông Hồng để lại những giấu tích đặc trưng đó là những làng chài, làng nghề, làng cổ ven sông ẩn chứa những phong tục tập quán đậm chất hồn Việt.

Dọc theo chiều dài của sông các bạn có thể đến với những vùng quê yên bình của đồng bằng Bắc Bộ như Làng Gốm Bát Tràng, Cốm làng Vòng, làng tranh Đông Hồ hay một số công trình tâm linh khác như đền Dầm : thờ Mẫu Thoải, đền Đại Lộ ( triều Trần) : ngôi đền thờ hệ thống Tam Phủ, đên Chử Đồng Tử- Tiên Dung.

Ngày nay sông Hồng vẫn là một phần không thể thiếu của thủ đô Hà Nội, vẫn ngày ngày bồi đấp phù sa cho những cánh đồng màu mỡ, nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ từ thanh niên cho đến người già. Mỗi sớm mai thức dậy hay mỗi hoàng hôn con người lại tìm về bến sông Hông, nơi chân dốc cầu Long Biên thả hồn vào mây nước, cỏ cây, hòa mình với thiên nhiên tươi đẹp mà sông Hồng đã ban tặng để thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn.

Dọc theo sông Hồng có 7 cây cầu bắc qua, những cây cầu này giúp Hà Nội giao lưu kinh tế văn hóa giữa các vùng, đó là cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử, cầu Vĩnh Tuy, cầu Vĩnh Thịnh, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: #dẫn