Chương 1: Những Cái Tên Trong Đất
*Đọc truyện để giải trí nên 1 số chi tiết không có thật vui lòng cân nhắc trước khi đọc*
————————————————————-
Buổi sáng ở làng Đồng Vân yên bình nhưng vẫn mang chút gì đó lặng lẽ, như thể cả ngôi làng vẫn đang cố quên đi những vết sẹo mà chiến tranh để lại. Ông Lý, với chiếc nón lá cũ sờn và chiếc gậy tre quen thuộc, dẫn theo một nhóm học sinh nhỏ lên đồi dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ. Đó là công việc ông vẫn thường làm mỗi năm, như một cách để nhắc nhở lớp trẻ về những hy sinh mà họ đang thừa hưởng.
Bọn trẻ ríu rít theo ông, tay cầm chổi, khăn lau và hoa tươi. Nghĩa trang nằm trên một đỉnh đồi nhỏ, xung quanh là rừng cây xanh mướt. Khi đến nơi, những đứa trẻ nhanh chóng tỏa ra từng góc để dọn dẹp, lau sạch những bia mộ phủ đầy bụi thời gian.
Trong lúc lũ trẻ làm việc, một cậu bé tên Minh bỗng chạy đến, tay chỉ vào một ngôi mộ nằm ở góc nghĩa trang. "Ông ơi, tại sao ngôi mộ này lại có hai cái tên? Mà hai cái tên này không giống họ hàng gì nhau cả."
Ông Lý nghe vậy thì khựng lại. Đôi mắt già nua của ông hướng về ngôi mộ. Hai cái tên khắc trên bia đá hiện rõ dưới ánh sáng dịu dàng của buổi sớm:
Nguyền Đình Quang – 1943-1969
Lê Văn Thắng – 1941-1969
Ông Lý đứng yên một lúc lâu, bàn tay nhăn nheo khẽ run rẩy. Lũ trẻ xung quanh dường như cũng cảm nhận được sự thay đổi trong không khí, nên im lặng chờ đợi.
"Mộ này là của hai người chiến sĩ đặc biệt," ông Lý nói, giọng trầm hẳn. "Họ không phải ruột thịt, nhưng họ gắn bó với nhau còn hơn cả anh em. Hai con người ấy, một người là thầy giáo, một người là bác sĩ, nhưng cả hai đều là những chiến sĩ cách mạng dũng cảm nhất mà làng Đồng Vân từng có."
Ông Lý ngồi xuống bậc thềm đá trước ngôi mộ, đôi mắt như đang dõi về một miền ký ức xa xăm. "Tôi vẫn nhớ rất rõ, ngày hai người đó gặp nhau lần đầu... Họ khác nhau như ánh sáng và bóng tối, nhưng lại tìm được một sợi dây kết nối kỳ lạ mà tôi nghĩ, cả đời này tôi cũng không thể quên được."
Năm 1965, Đồng Vân vẫn là điểm nóng của phong trào kháng chiến. Nguyền Đình Quang, khi đó là thầy giáo trẻ, sống lặng lẽ bên ngôi nhà nhỏ cuối làng. Cha mẹ anh từng là trí thức, nhưng đã bị giặc sát hại oan ức. Sự mất mát ấy biến Quang thành một con người khép kín, chỉ sống vì trách nhiệm với học trò và lý tưởng cách mạng. Nhưng căn bệnh quáng gà khiến anh luôn tự ti, nghĩ mình chỉ là gánh nặng.
Lê Văn Thắng, khi ấy, là một người hoàn toàn trái ngược. Xuất thân trong một gia đình có cha làm quan lớn cho chế độ cũ, nhưng Thắng lại chọn con đường ngược lại – con đường của cách mạng. Sau nhiều năm học y ở Pháp, hắn trở về Việt Nam với khát vọng cứu người và giải phóng quê hương. Tuy nhiên, xuất thân của Thắng khiến hắn luôn bị nghi kỵ, cả trong tổ chức lẫn ngoài xã hội.
Lần đầu tiên ông Lý gặp cả hai, đó là một đêm mưa. Quang ngồi ở góc phòng họp bí mật, im lặng như cái bóng, trong khi Thắng bước vào với vẻ mặt lạnh lùng và dáng đi mạnh mẽ. Họ nhìn nhau lần đầu, và chẳng ai trong hai người nói một lời nào.
"Cậu này là ai?" Quang hỏi ông Lý sau cuộc họp, giọng đầy vẻ nghi ngờ.
"Lê Văn Thắng, bác sĩ mới về. Người của chúng ta."
"Con Tây?" Quang nhíu mày, ánh mắt đầy cảnh giác.
Thắng nghe rõ, nhưng chỉ cười nhạt. "Tôi có làm con ai đi nữa, điều đó không quan trọng bằng việc tôi đứng ở đây vì điều gì."
Câu nói ấy khiến Quang im lặng. Nhưng từ đó, ánh mắt của anh dành cho Thắng đã mang theo sự thăm dò khó che giấu.
"Thời gian trôi đi," ông Lý nói tiếp, mắt vẫn không rời khỏi hai cái tên trên bia mộ. "Họ đã cùng nhau trải qua rất nhiều thứ. Quang, cậu thầy giáo tưởng như yếu đuối, hóa ra lại can đảm hơn bất kỳ ai tôi từng biết. Còn Thắng, sau vẻ lạnh lùng ấy, là một trái tim nóng bỏng, sẵn sàng hy sinh tất cả vì đồng đội, vì lý tưởng."
"Nhưng... tại sao họ lại chung một mộ hả ông?" Minh ngây thơ hỏi, đôi mắt tròn xoe.
Ông Lý mỉm cười buồn bã. "Đó là câu chuyện mà có lẽ phải đợi các cháu lớn hơn, các cháu mới hiểu được. Nhưng ông chỉ có thể nói thế này: họ là hai người mà chiến tranh không thể chia cắt. Ngay cả khi đã ra đi, họ vẫn ở cạnh nhau."
Gió trên đồi thổi qua những hàng cây, mang theo tiếng xào xạc như lời thì thầm từ quá khứ. Lũ trẻ tiếp tục công việc dọn dẹp, nhưng trong lòng chúng, câu chuyện của ông Lý và những cái tên khắc trên bia mộ đã để lại một dấu ấn khó phai.
Vốn dĩ là thế tuổi trẻ vẫn cháy bỏng qua bao thế hệ dù thăm trầm vẫn cứ bất khuất như ngon đuốc kiêu sa ấy. Ngày ông thấy hai thi thể dính chặt lấy nhau, cái ôm của Thắng dành cho Quang đâu có chỉ đơn thuần là cái ôm đồng trí... đặc biệt và sâu sắc.
Ông Lý khẽ thở dài nhìn lên bầu trời đang dần tối đi mà trong lòng nặng trĩu, ngày đó mưa bom như bão táp mà giờ đây bầu trời Việt đã yên ả như chính ước mơ của hai cậu trai trẻ ấy.
Tiếc rằng... bình đã ở đây vậy còn người ở nơi nào
11/12/2024
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip