(VN) chi tiết nồi cháo cám




               

Chi tiết nồi cháo cám

Một tác phẩm văn học chạm được đến trái tim người đọc không phải là những trang viết có ngôn từ trau chuốt, mượt mà, dùng từ đắc địa. Kỳ thực một tác phẩm có thể khiến người đọc thấy ngấm phải là tác phẩm có những "chi tiết đắt" , là điểm sáng thổi bùng lên chủ đề tác phẩm.  đã đưa chi tiết "bát cháo hành" đầy tính nhân văn trong truyện ngắn "Chí Phèo", và Kim Lân đã rất  khi đưa hình ảnh "Nồi cháo cám" vào trong tác phẩm, giữa nạn đói năm 1945 đang hoành hành. Chi tiết "Nồi cháo cám" trong truyện ngắn "Vợ nhặt" có thể xem là đầy dụng ý nghệ thuật và giàu tính nhân văn.

"Vợ nhặt" là một truyện ngắn tái hiện lại cuộc sống cùng cực, thê thảm, nhưng không bế tắc của những con người sống giữa nạn đói năm 1945. Kim Lân đã khắc họa thành công hình ảnh bà cụ Tứ, anh cu Tràng, vợ Tràng. Và hơn hết chỉ có một chi tiết nhỏ "Nồi cháo cám" ở giữa truyện dường như đã đẩy cao trào cái đói khổ lên tận cùng và cũng đẩy  thương và lòng vị tha của  đến ngưỡng cao nhất. Người đọc khi gấp trang sách lại sẽ bị ám ảnh bởi chi tiết này, cảnh tượng nạn đói năm 1945 dường như hiển hiện ra ngay trước mặt.

Tác giả đã rất khéo léo để lựa chọn đưa chi tiết "nồi cháo cám" vào câu chuyện nhặt được vợ của anh cu Tràng. Thời điểm này đã nói lên tất cả nỗi cơ cực, đường cùng của những nạn nhân năm 1945 và cũng qua đó mới thấy được tình thương yêu bao la, vô bờ bến của người mẹ. Giữa cái đói nhưng tình yêu thương vẫn không bị mai một, nó vẫn luôn bùng cháy, chỉ là đôi lúc nó ngấm ngầm chảy trong người.

"Nồi cháo cám" không phải xuất hiện trong một bữa ăn bình thường mà xuất hiện ngay trong buổi sáng hôm sau, buổi sáng đầu tiên của "lễ ra mắt con dâu", đáng nhẽ ra như bà cụ Tứ đã nói "kể ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy nhưng nhà mình nghèo quá, cũng chả ai chấp nhặt gì lúc này". Cái sự tình khốn khổ, nghèo đói giữa năm 1945 này thật khiến co người ta phải nghẹn ngào.

Bữa cơm đón dâu giữa nạn đói thực sự thê thảm, "giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành". Cái không khí đói bao trùm nhưng ai cũng biết, ai cũng nén trong lòng, không bộc lộ ra bên ngoài. Điều đáng nói hơn hết là trong bữa cơm ngày đói này, tâm trạng của bà cụ Tứ khác hẳn, bà không rủ rũ như mọi ngày, bà kể toàn chuyện vui, nói toàn chuyện hay. Đây có thể xem là sự chuyển biến tâm lý đột ngột của người đàn bà nghèo khổ. Người mẹ này tuy nghèo đói một đời nhưng rất biết cách chiều con, với lại nhà lại có thêm cô con dâu mới giữa cảnh đói kém triền miên. Có thể nói những lời bà cụ Tứ nói đều gợi mở lên một tương lai tươi sáng của con người và của đất nước.

Nhưng có một chi tiết chuyển biến để nhấn mạnh hình ảnh "nồi cháo cám" khiến người đọc không kìm nổi xúc động "bà lật đật chạy xuống bếp, lễ bễ bưng ra một cái nồi bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy vừa nói". Sau đó chính là lời thoại của chính bà cụ Tứ, lời thoại chan chat, nghẹn ứ ở trong lòng như chính "nồi cháo cám" ấy:

"Chè khoái đấy, ngon đáo để" và "Cám đấy mày ạ, xóm mình còn có khối người không có cám mà ăn ấy chứ". Một chi tiết thật đắt giá, một chi tiết gợi lên cái đói, cái nghèo đến cùng cực. Mặc dù ăn cháo cám nhưng ba mẹ con không ai than hay chê trách, ai cũng ăn một cách ngon lành. Bởi đây là nồi cháo yêu thương, nồi cháo đong đầy tình mẹ và nồi cháo của sự yêu thương và lòng vị tha. Người đọc sẽ thấy được rằng giữa cái đói nghèo cùng cực nhưng tình mẹ vẫn luôn bất diệt, luôn vĩnh cửu không bao giờ thay đổi. Bởi rằng trong suy nghĩ của bà cụ Tứ thì "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời" nên bà vẫn luôn vạch ra trước mắt của hai đứa con một viễn cảnh tươi sáng nhất.

Chi tiết "nồi cháo cám" vừa có giá trị hiện thực sâu sắc vừa có giá trị nhân đạo, chạm đến trái tim người đọc. Về giá trị hiện thực "nồi cháo cám" tái hiện lại cuộc sống nghèo khổ, túng quẫn đến cùng cực của nạn đói năm 1945. Giữa khung cảnh ấy hiện lên những con người nghèo khổ đến tận cùng của xã hội, tưởng rằng sẽ không còn một lối thoát nào cho tương lai. Nồi cháo cám ấy cho đến bây giờ vẫn ám ảnh tâm trí của người đọc, bởi nó có sức ám ảnh quá lớn.

Bên cạnh đó, "nồi cháo cám" còn mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng người mẹ nghèo thực sự đáng trân trọng. Dù đói khổ nhưng bà cụ Tứ luôn dành những yêu thương, những ân cần sâu sắc nhất đối với con.

Ngoài giá trị nội dung thì chi tiết "nồi cháo cám" còn mang giá trị nghệ thuật, bởi đây là một ch tiết nghệ thuật, tự bản thân của hình ảnh đó đã mang giá trị trong mình, khiến cho cả câu truyện ngắn trở nên tươi đẹp và ấm áp hơn trong cảnh đói nghèo, chết chóc.

Gấp lại trang sách, hình ảnh "nồi cháo cám" của Kim Lân vẫn luôn quẩn quanh trong tâm trí người đọc. Nó thực sự ám ảnh, thực sự có sức lay động ghê gớm. Nạn đói năm 1945 và những con người thời kỳ đó bằng tình yêu thương và lòng nhân hậu đã có thể vượt qua tất cả.

Đề 2

Không chỉ thành công ở chi tiết nụ cười, nước mắt, Kim Lân cũng để lại trong ấn tượng đạm nét trong tâm trí người đọc ở hình tượng nồi cháo cám. Nhà văn đã để cho cái đói quay quắt se duyên cho một mối tình nhưng cũng đẩy họ đến bên bờ vực: liệu có nuôi nổi nhau qua cái thì tao đoạn này không. Bữa cơm đón nàng dâu mới minh họa rõ nét hơn cho cái thực trạng thảm thương của những con người khốn khó đó: giưã cái mẹt rách chỉ có niêu cháo loãng, một lùm rau chuối thái rối, đĩa muối trắng và nồi cháo cám. Cháo cám dẫu được mẹ già sang trọng gọi là chè khoán nhưng vẫn không sao xua được cảm giác đắng ngắt, chát xít nơi cổ họng, không sao nén được nỗi tủi hờn dâng lên trong tâm trí mỗi người. Bát cháo cám như đập tan cái không khí vui tươi ở phần đầu bữa ăn. Hiện thực về cái đói vô cùng khốc liệt và ám ảnh một lần nữa xuất hiện, đe dọa hạnh phúc của con người. Thứ hạnh phúc bé nhỏ, mong manh vừa mới nhen nhúm ngay lập tức bị đe dọa bởi cái đói. Nỗi xót xa, buồn tủi thấm trong trang văn của Kim Lân như lan sang người đọc.

Nhưng vượt lên trên nghĩa tả thực, bát cháo cám còn làm ngời sáng trước mắt ta tấm lòng, tình cảm của người mẹ già khốn khó. Bà cụ Tứ vừa múc cháo, vừa đùa vui: " Chè khoán đây, ngon đáo để cơ". Nào phải bà không thấu cái vị đắng ngắt, chát xít của cháo cám, đâu phải bà không hay về tương lai mù xám của những đứa con mình? Người mẹ già ấy đã có nén lại nỗi lo lắng thắt lòng cho tương lai đôi trẻ, đã vượt qua mọi sượng sùng, ngần ngại với người con dâu về gia cảnh nhà mình để khơi dậy chút nguuồn vui cho không khí gia đình. Bên tận cùng nỗi xót xa, ta lại cảm động vô cùng trước mênh mông tấm lòng người mẹ. Hơn nữa, chẳng phải ngẫu nhiên Kim Lân lại để cho người mẹ già nua tuổi tác, xế bóng ngả chiều lại là người khơi niềm vui trong thảm cảnh ngày đói. Là Kim Lân thấy lửa, khơi lửa và tin rằng có lửa ngay trong đống tro tưởng sắp lụi tàn, thấy mầm xanh sự sống chẳng những vươn lên từ thân non hay một đời cây cường tráng mà còn khỏe khoắn vươn lên từ chính một gốc cây sắp tròn cổ thục. Không nghi ngờ gì nữa, món chè khoán của bà cụ Tứ làm một chi tiết Kim Lân trọn vẹn gởi trao niềm tin và khát vọng sống của con người.

Chi tiết bát cháo cám cũng thể hiện khát khao hạnh phúc gia đình của người đàn bà vô danh. Ta hiểu thị nhắm mắt đưa chân không đơn thuần vì miếng ăn, thị không bỏ đi khi chứng kiến gia cảnh bần hàn của Tràng, nay ta càng thấu hiểu sâu sắc hơn cái khát vọng có một bến đỗ cho con thuyền phiêu dạt, một tổ ấm dừng chân nơi thị trong cái cử chỉ " điềm nhiên và vào miệng miếng cháo cám". Cái cử chí và thái độ ấy cho thấy thị thật ý tứ, sẵn sàng đồng cam cộng khổ với gia đình Tràng. Hạnh phúc mong manh vừa nhen nhóm ấy, phải chăng cần lắm những đôi bàn tay nâng niu như vậy. Lời nói của bà cụ Tứ và hành động của người con dâu chính là cách những người phụ nữ giữ gìn, bảo vệ và vun đắp cho niềm hạnh phúc vừa mới chớm nở.

Sáng tạo chi tiết bát cháo cám, Kim Lân không chỉ gợi lại sinh động thảm trạng ngày đói năm nào mà nhà văn còn muốn ca ngợi tình người nồng thắm nơi những tấm lòng thuần hậu, chất phác. Trong cảnh đói bi thương ấy, họ vẫn không thôi yêu thương, vẫn nương tựa vào nhau cùng sẻ chia và cùng hi vọng.

TWGGrY2UQWPX3oKX1gRXQgAkci+m9a2vcd94OstDz7tlc6DUd8EGJBQdr554/EVgYu6wC62V68+nZ2Xis6OkwsTYGg4e7cS/Wj+kbw7DJhARWSdsDK2At8tAPn3o3XeNLqt5B+aHb9mwu+Jp+X7mS9fa9rzBqw7DyCqyFjqrCz8HDYHA2qV79eHC3KS0IrJJ2B5Z8tKhkfYY53nZ9jXPjDcPQ0no2V+GaXqu0ot/BV/+yD8KRuwI5BdbcnOfrrbG70d982LrfuH7+b+1braH+HrS0OrDko0Xlw69eeAdi1agpeAseukHP5ipd0x/DI+tTcZqbu6YyDazrh+vl06efdzN/+WXYaOiCWARWSZsDS7w4w+RGCuRfH6pyyb2bDp4e7NlexWt6Laxh+Gm8Vrvv6q/RlJ6TaWDdbk0n4/wcPN2fnQ1+zta+AlcdJbBKWhxYAa9iqx2FNw8r33neNwXBk1c826t8Tb8XfyD14NP00xK+YXFan6DINrCmTu8Gj8tbG7d3g61RL9bPrenQ0baNdK+/By2tDayjiN3tE97qReU5cd6yB4+i92yvzjX9YfPcf46/lb4I7Ym4WsNBZuUUWKW3hMs/HouAGgbVsGq19aOoaN3djkY7PA8hDRnYQGCVtDWwAkaLngd3t094q3AXVUvvrbsFF9mzvZrX9NGX7470vvg08/16X3tX7yVhXoH15qVJOBhsjIpVNAW3ihEOj4Oz66LCtfH8Z/6WHyWBVdLSwBKvhRwye3Ce/1N9FS8V74bDKyFxCjrjw5fNT2/PZ8v59tvml/kWnq+9q3hJZRVYL1/LGQZW0fb7MYqnrdH/fTp7XmxmQt6PRWCVtDOwAkaL1jgA76qgVduE3hZh+It/zwbVJsMUPow/Um+rBfq6sPT63DMLrFd/PifW6ksw3Y9rVbNzc4b+Ex8lgVXSysCK3301du7dfKXamz8IwxeC8GxQNbA8GpuYk11gvXr95x/L81afw+t69j+Ij5LAKmlhYAXMdDuv90LKuwZM6GyfMX/9MLzXzbPBBgPL195VW9D9VX6B9dKR9X8LwbW8/Gs2scRHSWCVtC+wAkaLVhl9VeZf4vyiyma9B1Bhq54tNhhYvhZh2Ax0t/wC63kG9O1Z+dMTp6U2IoFVR+sCK2C0aKXqzwz/vio0Of0xWKFrzLPF5gLL295V7MLKMLCeZxSejqbiPE5WaXgcXM/nlfzLOQRWSdsCSz5a9KLqaIYSf2dZhXf0/hZthXvas8XmAkt77WenjANrXM0aFCMb7n4tny5+n1A+roHAKmlXYAWMFn2rcWMI3kYGh4u/glVlZKVnk80Flq+9qzfz+VWWgTWz6ujqYHC2vHz/NB9WQS1CAqusVYEVMFpUp9z+93mDi9Bt+rvgqgyW8GyyscDyRnytlfDnZRhYv82k0q+tX6aw8m1kFoFV0qbAko8WPdC6QQU1usAzJPg8dZXCR9hkJd441ptI+CrLwPrHElDz/pIfJYFV0qLAko8WrTmaocQ/2H1wELQzwdfgL6oU1LPNpgLL24OlOaghy8B69ftCNv3758K/ClpihsAqaU9gybuvNF+cC8ZQBN2DgjFklU65Z5vhK45Wepnnj2PVFmGWgfXvfDa9KQ2Bnwr6CgWBVdKWwJKPFj2oP5qhRPJWMiAgBQ3Cao0mzzaDr+m3lWLf/yNpviPMM7BKH6MYGb0N/Gu23vV7275LWH8PWloSWAFfolcYzVDiX8VvEDDgy/utw0HV+YmejYZe08UFHN6w9qe76jvCTAPr1b+l+Tm/T/uqyp3xrOleXTsCSz5atO7g9gWSj7RK14sXvTWodvnpbnQcrKETMf0DNlRHjb7KNbCGFarJJwp/Ly179XoaWX/8G3iUBFZJKwJLPlpUt4ukILgLpYkl+mRGxdWi

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: #vân