Câu 9: Phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù Nguyên nhân và Kết quả?

Đề: Phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù Nguyên nhân và Kết quả? Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu cặp phạm trù này?

Khái niệm:

– Nguyên nhân: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa các mặt trong 1 sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định.

– Kết quả: là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương tác giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên. Ví dụ: sự tác động của dòng điện lên dây dẫn (nguyên nhân) khiến cho dây dẫn nóng lên (kết quả)

Tính chất của mối quan hệ nhân quả:

– Tính khách quan: mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ của chính bản thân thế giới, nó tác động độc lập với ý thức và ý muốn con người.

– Tính phổ biến: Mối quan hệ nhân quả diễn ra trong mọi lĩnh vực của thế giới. Trong thế giới không có sự vật, hiện tượng nào xuất hiện, phát triển, diệt vong mà không có nguyên nhân.

Tính tất yếu: thể hiện ở chỗ đã có nguyên nhân ắt sẽ có kết quả và "nhân nào quả đấy".

Mối quan hệ biện chứng: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ qua lại như sau:

– Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Tuy nhiên, không phải mọi sự nối tiếp nhau nào về mặt thời gian cũng là mối liên hệ nhân quả. Ví dụ: sự tích tụ nhiều nước trong các đám mây sinh ra mưa, nên sự tích tụ mây này phải có trước thì mới có kết quả là mưa. Và khi mưa thì tiếp theo có thể có sấm chớp nhưng mưa không phải là nguyên nhân mà là do sự tích điện của các đám mây.

– Trong thực tế, mối liên hệ nhân quả diễn ra rất phức tạp:

+ Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả. (nguyên nhân là do bão, nhiều kết quả là: mùa màng bị tàn phá, nhà cửa bị thiệt hại, nhiều người thiệt mạng,...)

+ Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Nếu những nguyên nhân tác động cùng chiều có thể dẫn đến hình thành kết quả nhanh chóng. Nếu những nguyên nhân tác động ngược chiều thì có thể hạn chế hoặc triệt tiêu việc hình thành kết quả. (Thắng lợi CMT8 là do nhiều nguyên nhân: tinh thần yêu nước, ý chí đoàn kết của nhân dân, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản,..)

– Nguyên nhân và kết quả có khả năng chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện nhất định, vì vậy, tạo ra chuỗi nhân quả vô tận. Một sự vật hiện tượng nào đó trong mối liên hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối liên hệ khác lại là kết quả và ngược lại. (Trong quan hệ giữa sự tích tụ hơi nước nhiều trong đám mây và mưa thì mưa là..., nhưng trong quan hệ mưa và ngập lụt thì mưa là...

– Kết quả do nguyênnhân sinh ra nhưng nó không thụ động và tác động trở lại nguyên nhân theo haihướng: thúc đẩy sự vận động của nguyên nhân (hướng tích cực) hoặc cản trở sựvận động của nguyên nhân (hướng tiêu cực). Ví dụ: con người hoạt động là nguyênnhân cho kết quả tiêu hao năng lượng của cơ thể, kết quả này quay trở lại làmcản trở hoạt động của con người.

Ý nghĩa của phương pháp luận:

– Để nhận thức được sự vật, hiện tượng, cần tìm ra nguyên nhân của chúng; muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó cần loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó.

– Khi tìm nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng, cần tìm ở các sự vật hiện tượng, mối liên hệ xảy ra trước khi sự vật, hiện tượng đó xuất hiện.

– Phải nhận thức sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ cụ thể của nó để thấy được vai trò của nó là nguyên nhân hay kết quả.

– Cần phải phân loạinguyên nhân để có những biện pháp giải quyết đúng đắn, trong đó cần chú ýnguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: #triết