Chương 3

Chương 3: Câu chuyện thần thoại hé mở


Thời kỳ hồng hoang viễn cổ. Bàn Cổ khai thiên phách, sau đó long phượng kỳ lân hai tộc chung tranh giành Hồng Hoang. Tam tộc xuống dốc, lại có Ma Tổ La Chúc lập nhiều ma tộc, họa loạn Hồng Hoang đại lục, thượng cổ đại thần tụ hợp một chỗ mở ra Thần - Ma chi chiến không ngừng luân phiên. Chúng thần nguyên cổ lần lượt ngã xuống, hôi phi yêu diệt gần hết, mà ma tộc chúng nhân cũng tử thương vô số, tiêu hao nguyên khí đại cương. Thần - Ma chi chiến kết thúc.


Rồi sau đó trong thiên địa vị thứ nhất thánh nhân thành thánh, tự xưng Hồng Quân đạo tổ, cho tầng trời ba mươi ba hỗn độn trong mở ra Tử Tiêu Cung vì vô số đại thần thông giảng giải đại đạo chí lý. Rồi sau đó, trước có hai vị đại thần thông hùng tâm bừng bừng, bằng vào hai người lực lượng lập Thiên Cung, thống ngự Hồng Hoang hàng tỉ bầy yêu, sau đó Bàn Cổ máu huyết biến thành mười hai Tổ Vu lập Vu Tộc.


Hai tộc sức mạnh ngang nhau, địa điểm cư trú cũng khác nhau nên ban đầu sống chung hòa bình trong một thời gian dài. Hai đại tộc chủ đạo thế giới Hồng Hoang, các tộc khác của Hồng Hoang phần lớn đều phụ thuộc vào một trong hai tộc để có được cuộc sống yên bình. Các vị thánh nhân do vừa mới thành thánh, giáo phái lại vừa lập nên sức ảnh hưởng của các vị thánh nhân tới thời kỳ này rất hạn chế.


Yêu tộc do nhiều trân cầm dị thú biết cách tu luyện hợp lại mà thành, đứng đầu Yêu tộc chính là tộc Tam Túc Kim Ô ( quạ vàng ba chân ) do hai huynh đệ là yêu hoàng Đế Tuấn và đông hoàng Thái Nhất đứng đầu, vợ của Đế Tuấn là yêu hậu Hi Hòa. Tương truyền tộc Tam Túc Kim Ô thân mình luôn rực cháy lửa mặt trời ( thái dương chân hỏa ) nên mỗi thành viên đều như một mặt trời thu nhỏ ( chín mặt trời bị Hậu Nghệ bắn chết sau này chính là chín đứa con của yêu hoàng Đế Tuấn ).


Đế Tuấn xen lẫn có Cực Phẩm Tiên Thiên Linh Bảo Hà Đồ Lạc Thư, mà Thái Nhất càng là có Tiên Thiên Chí Bảo Hỗn Độn Chung làm bạn, số mệnh hùng vĩ. Yêu tộc từ nhiều loài trân cầm dị thú hợp lại mà thành nên các thành viên rải rác khắp thế giới Hồng Hoang. Cuối cùng nhất tạo thành thập đại Yêu Thánh.


Thập đại Yêu Thánh: Kế Mông, Anh Triệu, Phi Đản, Phi Liêm, Cửu Anh, Thương Dê, Bạch Trạch, Khâm Nguyên, Thử Thiết, Quỷ Xa.


Chính nhờ việc này mà Yêu tộc là những sinh linh đầu tiên phát hiện ra vùng không gian độc lập ( tiểu thế giới ) trên đỉnh núi Bất Chu Sơn.


Trận pháp nổi tiếng của Yêu tộc có tên gọi Chu Thiên Tinh Đấu Đại Trận, sử dụng sức mạnh các vì sao. Các thành viên nổi bật trong Yêu tộc được biết tới như Côn Bằng, Bạch Trạch, huynh muội Nữ Oa, Phục Hy, mười hoàng tử Tam Túc Kim Ô của Yêu tộc. Mặc dù Nữ Oa là yêu tộc, đắc đạo thành thánh nhưng do quy định của Thiên Đạo nên Nữ Oa cũng không thể nhúng tay vào cuộc chiến Vu Yêu sau này.


Nếu như nói Yêu Tộc quản thiên thì Vu Tộc quản địa. Đây là tộc đàn được hình thành từ máu của Bàn Cổ khi khai thiên lập địa. mười vị lãnh đạo cao nhất của Vu Tộc được gọi là thập nhị Tổ Vu đồng thời cũng là mười hai người mạnh nhất. Họ do mười hai giọt máu ( tinh huyết ) quý nhất, thuần khiết nhất của Bàn Cổ tạo thành.


Mười hai Tổ Vu bao gồm:


- Thứ nhất hình dáng mặt người thân rắn, toàn thân đỏ thẫm. Là Chúc Cửu Âm ( chưởng quản Thời gian ) mười hai Tổ Vu đứng đầu.


- Thứ hai như hoàng túi, xích như Đan Hỏa, sáu chân bốn cánh, hồ đồ thật thà vô diện mục. Là Đế Giang ( chưởng quản Không Gian Tốc Độ ).


- Thứ ba mặt người hổ thân, người mặc Kim Lân, giáp sinh hai cánh, tai trái mặc xà, đủ thừa lúc lưỡng long. Là Nhục Thu ( chưởng quản Kim trong ngũ hành ).


- Thứ tư thanh như thủy trúc, thân chim mặt người, đủ thừa lúc lưỡng long. Là Cú Mang ( chưởng quản Mộc trong ngũ hành).


- Thứ năm bốn mãng thủ lĩnh thân, người mặc Hắc Lân, chân đạp Hắc Long, tay quấn thanh mãng. Là Cộng Công ( chưởng quản Thủy trong ngũ hành ).


- Thứ sáu thú thủ lĩnh thân, người mặc Hồng Lân, tai mặc Hỏa Xà. Chân đạp Hỏa Long. Là Chúc Dung ( chưởng quản Hỏa trong ngũ hành ).


- Thứ bảy mười một mình người đuôi rắn, sau lưng bảy tay, trước ngực hai tay, hai tay nắm đằng xà. Là Hậu Thổ ( chưởng quản Thổ trong ngũ hành ).


- Thứ tám tám thủ mặt người, hổ thân mười đuôi. Là Thiên Ngô ( chưởng quản Phong trong thiên địa ).


- Thứ chín mặt người thân chim, tai đeo rắn lục, tay cầm hồng xà. Là Dược Tư ( chưởng quản Điện trong thiên địa ).


- Thứ mười chính là một dữ tợn Cự Thú, toàn thân sinh ra gai xương. Là Huyền Minh ( chưởng quản Vũ trong thiên địa ).


- Thứ mười một trong miệng hàm xà trong tay nắm xà, Hổ Đầu Nhân thân, bốn vó đủ, trường khuỷu tay. Là Cường Lương ( chưởng quản Lôi trong thiên địa ).


- Thứ mười hai người mặt thú thân, hai lỗ tai giống như khuyển, tai treo rắn lục. Là Xa Bỉ Thi ( chưởng quản Thời Tiết và Vạn Độc trong thiên địa ).


Trong Vu tộc, phía dưới Tổ Vu là các vị đại vu, đây cũng đều là những sinh linh có sức mạnh phi phàm mà nổi bật chính là ba cái tên Hình Thiên , Hậu Nghệ và Xi Vưu.


Hậu Thổ Nương Nương hy sinh thân mình hóa thành Lục Đạo Luân Hồi để các linh hồn có chỗ đi về, chiến thần Hình Thiên đại náo thiên đình dù mất đầu vẫn đánh. Vu Tộc Đại Vu Khoa Phụ trên mặt đất đuổi theo Thái Dương, cuối cùng lực kiệt mà chết. Hậu Nghệ bắn rơi chín mặt trời, Xi Vưu đại chiến Hiên Viên Hoàng Đế chính là những chiến tích, dấu ấn nổi bật nhất của Vu Tộc.


Hai tộc ma sát không ngừng, Vu Yêu tranh nhau, Hồng Hoang bể tan tành!


Vì Vu Tộc Thủy tổ, toàn bộ Vu Tộc tộc nhân trong cơ thể đều lưu truyền bọn họ huyết mạch. Tự Vu Tộc hậu bối trong cơ thể có thể ngưng tụ ra Tổ Vu huyết mạch. Nữa lấy Thập Nhị Đô Thiên Thần Sát Đại Trận, ngưng tụ Tổ Vu chân huyết. Cho dù Tổ Vu ngã xuống, cũng theo thời gian chuyển dời, lần nữa phục sinh.


Trải qua trăm vạn năm sau, thượng cổ Tam Thanh thánh nhân, triệt, xiển hai giáo bàn luận lập Phong Thần, mở ra Phong Thần Bảng. Kế sau, Tây Phương Chuẩn Đề, Tiếp Dẫn hai thánh, Phật giáo đông truyền.


Tại một nhánh của nhân gian, địa điểm Thần Châu Hạo Thổ. Đất đai Thần Châu rộng lớn khôn cùng. Duy chỉ có vùng đất Trung Nguyên là phì nhiêu phong mỹ nhất, tám đến chín phần mười dân cư trong thiên hạ đều sống tụ lại đây. Những vùng hoang địa ở Đông Nam Tây Bắc, núi cheo leo sông hung dữ, nhiều mãnh thú ác điểu, nhiều hư trướng độc vật, cũng nhiều loài man di mọi rợ, ăn lông ở lỗ, hiếm thấy dấu vết con người. Tương truyền trong nhân gian từ xưa, có những di chủng hồng hoang sót lại trên nhân thế, nấp trong thâm sơn mật cốc, thọ đến vạn năm, nhưng chưa có ai nhìn thấy.


Vì vậy truyền thuyết thần tiên lưu lại hậu thế. Chẳng biết bao nhiêu con dân loài người, thành tâm khấu đầu, cứ hướng về những thần minh do trí óc mình tưởng tượng ra mà lễ lạt cúng bái, cầu phúc tố khổ, hương khói rất thịnh.


Từ xưa tới nay, người thường chẳng ai là không chết. Nhưng thế nhân đều ham sống sợ chết, mỗi khi nói đến địa phủ diêm la, thì thường thêm thắt bao điều ghê sợ, rồi nảy ra cái thuyết trường sinh bất tử.


So với những giống loài sinh linh khác, con người thể chất kém, nhưng lại là linh trưởng của vạn vật, đó tuyệt không phải là lời nói giả. Với động lực săn đuổi sự trường sinh, hết đời này sang đời khác, những kẻ thông minh chí sĩ, người trước nằm xuống người sau đứng lên, đổ hết tinh lực suốt kiếp, vẫn cặm cụi đi tìm.. 


Cho đến ngày nay, những người tu chân luyện đạo trong nhân gian, phần lớn đều như cá diếc qua sông, nhiều không đếm xuể. Thần Châu rộng lớn, kỳ nhân dị sỹ đông đúc, cách thức tu chân luyện đạo cũng vô số, chẳng hề giống nhau. Chưa tìm ra cách nào để trường sinh, nhân gian đã hình thành các môn các phái, có chính có tà. Từ đó nổi lên những quan điểm riêng, rồi đấu đá lẫn nhau đến nỗi tranh phạt giết chóc diễn ra vô số kể.


Khi sự trường sinh bất tử xem ra xa xôi quá không nắm bắt nổi, thì những sức mạnh có được nhờ tu luyện dần trở thành mục tiêu của rất nhiều người. Cho mãi đến nay, tuy vẫn chưa tìm thấy sự trường sinh bất tử, nhưng có một số nhà tu chân luyện đạo đã nhìn thấu được thiên địa tạo hoá, lấy thân phận của người phàm để điều khiển những thế lực bất trắc, nhờ sức các loại bảo bối thần bí, dụng cụ làm phép, có thể khiến lung lay cả trời đất với uy lực sấm sét.


Vùng đất trung nguyên sơn linh thủy tú, nhân khí cường thịnh, sản vật phong phú, là nơi chiếm cứ bền vững của các chính phái, trong đó đặc biệt có ba phái lớn đứng đầu, là Thanh Vân Môn, Thiên Âm Tự và Phần Hương Cốc. Trong suốt trăm nghìn năm qua, hai phái Chính - Ma tranh đấu không ngừng nghỉ, nhưng chưa bao giờ đến một mất một còn.


Tới hơn một trăm năm trước, khi Ma Giáo chuẩn bị binh lực, dã tâm hòng xâm chiếm Trung Nguyên. Thanh Vân Môn đứng đầu chính đạo, được sáng lập từ Thanh Vân Tử, nhưng hưng thịnh làm kinh thế hãi tục lại từ thời Thanh Diệp Chân Nhân. Giải trừ phong ấn thần binh từ Thượng Cổ Tru Tiên kiếm, đại chiến Chính - Ma bắt đầu, cuối cùng Thanh Vân giành chiến thắng. Ma Giáo đại bại phải rút lui. Song Ma Giáo chưa bao giờ thôi vứt bỏ ý nghĩ tiến vào Trung Nguyên, mà Chính Đạo cũng không bao giờ lơi lỏng cảnh giác.


Dãy núi Thanh Vân nguy nga sừng sững, hùng cứ Trung Nguyên, phía bắc núi có một dòng sông lớn tên gọi Hồng Xuyên, phía nam là trấn quan trọng 'Hà Dương Thành', chọn lấy chỗ hiểm yếu của thiên hạ, vị trí địa lý hết sức trọng yếu.


Núi Thanh Vân kéo dài liên tục trăm dặm, nhấp nhô trùng điệp, có bảy ngọn cao nhất, vươn ngập trong mây, ngày thường chỉ thấy mây trắng vờn quanh sườn núi, không nhìn được đỉnh ngọn. Núi Thanh Vân có rừng rậm rạp, có thác đổ, vách núi dị kỳ, chim quý thú lạ rất nhiều, cảnh quan âm u hiểm trở, nổi tiếng trong thiên hạ.


Cho đến nay, đệ tử của Thanh Vân Môn đã gần một nghìn người, cao thủ như mây, thanh uy hiển hách, cùng với Thiên Âm Tự, Phần Hương Cốc tề danh tam đại môn phái. Chưởng môn Đạo Huyền Chân Nhân, công tham tạo hoá, siêu phàm nhập thánh, là một nhân vật tuyệt thế bậc nhất đương thời.


Dưới chân núi Thanh Vân, ở phía Tây Bắc cách Hà Dương Thành chừng năm mươi dặm, có một thôn nhỏ tên là Thảo Miếu.


Thôn này có hơn bốn mươi hộ dân, tính tình thuần phác, dân cư phần lớn sinh sống bằng cách lên núi đánh củi bán cho Thanh Vân Môn đổi lấy ngân lượng.


Ngày thường thôn dân thường thấy đệ tử Thanh Vân Môn đi tới đi lui, phần nhiều thần kỳ, đối với Thanh Vân Môn rất là sùng bái, coi như tiên gia đắc đạo. Mà Thanh Vân Môn từ xưa đến nay thường chiếu cố dân chúng quanh vùng, với thôn dân ở đây cư xử cũng không tệ.


Phong Nguyệt Vãn được hai đứa bé một đứa chất phác tên Trương Tiểu Phàm và một đứa gương mặt sáng lạn nguy cơ lớn lên soái ca Lâm Kinh Vũ mang về Thảo Miếu Thôn.


Người trong thôn chẳng đem Phong Nguyệt Vãn xem như người lạ mà ngược lại hỏi han tận tình, bản thân Phong Nguyệt Vãn được phụ mẫu Trương Tiểu Phàm thu nuôi. Dù gì trong nhà chỉ có một cậu con trai, giờ có thêm đứa con gái không phải là chuyện vui sao.


Bản thân Phong Nguyệt Vãn ăn không nhiều, nhà Trương Tiểu Phàm đã nghèo, một bộ quần áo mặc suốt một năm, nuôi ba miệng ăn đã thấy cực nhọc, làm sao Phong Nguyệt Vãn có thể ăn như nhà mình được.


Bản thân Phong Nguyệt Vãn ngoại trừ đi học đi làm thêm và đam mê nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử Trung Hoa ra thì có rất ít thời gian đụng vào truyện, phần lớn là nàng không xem. Nên bản thân hoàn toàn không biết mình đang xuyên vào một quyển truyện có tên Tru Tiên - Tiêu Đỉnh và được chuyển thể thành phim lấy danh Tru Tiên Thanh Vân Chí với một dàn mỹ nam mỹ nữ thủ vai.


Vốn dĩ đang chơi đùa với đám trẻ trong thôn, có cả Trương Tiểu Phàm và Lâm Kinh Vũ, nhưng không nghĩ tới đám trẻ này chạy nhanh thật, mới chớp mắt đã không thấy người đâu. Tôi chỉ mới đến đây có vài ngày, đường đi còn chưa nắm hết, lại bị lạc mất đám trẻ, loay hoay mãi chỉ còn nước quay về thôn. 

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: #romantic