TTHCM về con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam
TTHCM về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
- Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin:
Có hai con đường quá độ lên CNXH:
+ Quá độ trực tiếp lên CNXH từ những nước TBCN
+ Quá độ gián tiếp lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN
Chỉ có thể thực hiện được với điều kiện có sự giúp đỡ của một nước công nghiệp tiên tiến đã làm CM XHCN thành công dưới sự lãnh đạo của Đảng CS.
- Quan niệm của HCM về thời kì quá độ
+ Người đã chỉ ra hai phương thức quá độ chủ yếu: “…tùy hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau… Có nước thì đi thẳng lên CNXH… có nước thì phải trải qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên CNXH”.
+ Người đã chỉ ra những đặc điểm và mâu thuẫn của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam:
. Đặc điểm lớn nhất của thời kì này là “từ một nước Nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển TBCN”.
. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải xây dựng chế độ xã hội mới có nền công, nông nghiệp hiện đại, văn hóa, khoa học tiên tiến với tình trạng lạc hậu, kém phát triển, lại phải chống các thế lực thù địch.
Vì vậy Bác nói: “Xây dựng CNXH là một cuộc đấu tranh CM phức tạp, gian khổ và lâu dài”,” là một cuộc biến đổi khó khăn và sâu sắc nhất”.
+ Bác chỉ rõ nhiệm vụ của thời kì quá độ là: “…phải xây dựng nền tảng vật chất và kĩ thuật của CNXH… Trong quá trình CM XHCN, chúng ta phải cải tạo nền king tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”.
+ Bác chỉ rõ những nhân tố bảo đảm thực hiện thắng lợi CNXH ở Việt Nam:
. Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.
. Nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước.
. Phát huy tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị - xã hội.
. Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CM XHCN.
Lê Duy Tiến Dược 2011B tienle9
5
TTHCM về bước đi của thời kì quá độ và phương thức, biện pháp xây dựng CNXH ở Việt Nam
Mỗi nước có đặc điểm lịch sử cụ thể khác nhau, nên bước đi, phương thức, biện pháp, cách làm… CNXH không giống nhau. Vì thế Bác nói: “Ta không thể giống Liên Xô,… ta có thể đi con đường khác để tiến lên CNXH”.
Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ, điều tra nghiên cứu, thông thuộc địa lí, lịch sử, con người Việt Nam…
- Về bước đi của thời kì quá độ, Bác chỉ rõ:
+ “Ta xây dựng CNXH từ hai bàn tay trắng đi lên thì khó khăn còn nhiều và lâu dài”.
+ Phải làm đần dần, không thể một sớm một chiều, ai nói dễ là chủ quan và sẽ thất bại.
+ Phải bước nhiều bước, “bước ngắn, bước dài, tùy theo hoàn cảnh”, nhưng “chớ ham làm mau, làm rầm rộ… Đi bước nào vững bước ấy, cứ tiến dần dần”. Phải biết tận dụng thời cơ để có những bước nhảy vọt.
- Về phương pháp, biện pháp, cách thức xây dụng CNXH ở Việt Nam. Bác luôn nhắc:
+ Phải nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, chống giáo điều, rập khuôn kinh nghiệm nước ngoài.
+ Phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo ra cách làm phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
+ Có 5 nội dung:
. Bước đi và cách làm CNXH ở miền Bắc phải thể hiện được sự kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược: “xây dựng miền Bắc, chiếu cố miền Nam”.
. Khi Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc thì ta “vừa sản xuất, vừa chiến đấu”, “vừa chống Mỹ cứu nước, vừa xây dựng CNXH”. Đây là một sự sáng tạo của ta.
. Xây dựng CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá… phải kết hợp cải tạo với xây dựng, mà xây dựng là chủ chốt và lâu dài.
. Cách làm là “đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân”, đó là “CNXH nhân dân”, không phải là “CNXH nhà nước”, được ban phát từ trên xuống.
. Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò quyết định của biện pháp tổ chức thực hiện: chỉ tiêu một, biện pháp mười, quyết tâm hai mươi,… có như thế kế hoạch mới hoàn thành tốt được.
Vận dụng
- Giữ vững mục tiêu của CNXH:
. Độc lập dân tộc và CNXH là mục tiêu bất biến. Vì “nếu nước được độclập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì”.
. Đối với chúng ta, đổi mới không bao giờ là thay đổi mục tiêu: Dân giàu nước, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đây là sự nghiệp đầy khó khăn phức tạp, vì vậy rất cần sự đóng góp tích cực của mỗi chúng ta.
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nguồn lực nội sinh, để thực hiện CNH, HĐH đất nước.
- Kết hợp sực mạnh dân tộc với sực mạnh thời đại.
- Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy Nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, thực hiện cần kiệm xây dựng CNXH.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip