5/ Hoang mang
× Warning: Truyện mang hướng mơ hồ, ngẫu hứng, nếu mấy bác không thích có thể rời đi.
× Summary: nửa hồn tôi khờ dại......
-----------------------------------------------------------
× Đã tròn 250 năm, kể từ dấu mốc suy tàn đầu tiên của một trong những trung tâm quyền lực có thời cường thịnh hàng đầu cựu lục địa: Khối Thịnh vượng chung (hay gọi ngắn gọn là Liên bang) Ba Lan – Lithuania (Litva). Vào ngày 5/8/1772, Cuộc phân chia Ba Lan lần thứ nhất diễn ra, dưới áp lực của ba đại kình địch láng giềng: Đế chế Habsburg, Đế quốc Nga và Vương quốc Phổ. Những mảnh lãnh thổ Ba Lan, lần đầu tiên, bị xâu xé, nhằm phục vụ cho một mục tiêu quen thuộc của các cường quốc: Sự cân bằng quyền lực ở vùng Trung – Đông Âu ấy. Vào thời điểm ấy, uy danh của những đoàn “kỵ binh có cánh” Hussars – niềm tự hào bất diệt của lịch sử chiến trận Ba Lan – đã chỉ còn là những vàng son quá vãng. Không phải vì họ đánh mất những phẩm chất gắn liền với các ngọn thương dài kopica của mình, mà bởi đến thế kỷ XVIII, thời cuộc đã khiến những ngọn thương kopica ấy trở nên thất thế trước các họng súng trường bộ binh, cùng những chiến pháp tân tiến.Frederick II (Frederick Đại đế) của nước Phổ, nhằm ngăn chặn leo thang chiến tranh Nga – Ottoman, đã quyết tâm làm dịu quan hệ Áo – Nga (đang dần trở nên căng thẳng) bằng cách dẫn dắt tiến trình mở rộng lãnh thổ của đế quốc Nga từ các phần đất tranh chấp với Ottoman sang Ba Lan, nơi không chỉ có một chính quyền trung ương yếu kém, mà còn bị tàn phá bởi một cuộc nội chiến cũng như sự can thiệp của Nga kể từ năm 1768; và do đó, không có khả năng kháng cự. Ngày 5-8-1772, Nga, Phổ và Áo chính thức ký hiệp ước phân chia Ba Lan. Được Sejm – Quốc hội Ba Lan – chấp thuận vào ngày 30-9-1773, thỏa thuận đã tước đi của Ba Lan khoảng một nửa dân số và gần 1/3 (khoảng 211.000 km²) diện tích đất liền. Nga tiếp nhận toàn bộ lãnh thổ Ba Lan ở phía đông của giới tuyến được hình thành gần như bởi các sông Dvina và Dnepr. Phổ chiếm được một vùng rộng lớn rất giàu giá trị kinh tế, mà về sau gọi là khu vực Hoàng gia Phổ (Royal Prussia), ngoại trừ các thành phố Gdansk (Danzig) và Torun, đồng thời chiếm được phần phía bắc của khu vực Wielkopolska (hay còn gọi là vùng Đại Ba Lan). Áo mua lại các vùng Malopolska (Tiểu Ba Lan) ở phía nam sông Vistula, vùng đất phía tây Podolia, cũng như khu vực sau đó được sáp nhập vào Galicia.Gần 20 năm sau, Ba Lan, quốc gia đã nỗ lực tự vực mình dậy thông qua cải cách nội bộ, đã thông qua một hiến pháp mới (ngày 3/5/1791), thường được gọi là Hiến pháp tự do. Tuy nhiên, chính hành động đó đã dẫn đến sự hình thành của phe bảo thủ Liên bang Targowica (14/5/1792). Phe nhóm này yêu cầu Nga can thiệp để khôi phục hiến pháp Ba Lan cũ. Không chỉ Nga đáp ứng, mà Phổ cũng lập tức gửi quân tiến vào Ba Lan. Ngày 23/1/1793, tiền lệ được lặp lại. Hai cường quốc Nga - Phổ đồng ý với nhau về Phân chia Ba Lan lần thứ hai. Được xác nhận vào tháng 8 và tháng 9 năm 1793 bởi Thượng viện Ba Lan, trong tình thế bị bao vây bởi quân đội Nga, kế hoạch Phân chia Ba Lan lần thứ hai chuyển giao cho Nga phần còn lại chính của lãnh thổ Litva, khu vực Belorussia (Belarus hiện đại) và miền tây Ukraine, bao gồm Podolia cùng một phần của Volhynia. Nó cũng đồng thời cho phép Phổ tiếp thu các thành phố Gdansk và Torun cũng như toàn bộ Wielkoploska. Lần Phân chia Ba Lan thứ hai này lấy đi một diện tích khoảng 300.000 km². Đã có lần thứ hai, ắt có những lần kế tiếp. Sau nỗ lực quật khởi bất thành vào năm 1794 của người anh hùng dân tộc Ba Lan – Tadeusz Kosciuszko, năm 1795, ba cường quốc Nga, Áo, Phổ một lần nữa tiến hành Phân chia Ba Lan lần thứ ba. Theo đó, phần còn lại của Ba Lan (khoảng 215.000 km²) được chia hết toàn bộ, không còn dấu vết của cả một vùng đệm tối thiểu nào trên bản đồ cựu lục địa.
× Một thân một mình, bị bao vây bởi những biến cố khiến Polska gần như chết đứng. Không phải vì đau cho bản thân, mà là vì quá nhiều chuyện xảy ra khiến cô không tin nổi, rằng cô nghĩ những gì mình đang trải nghiệm là không thật. Nghe tin toàn bộ lãnh thổ nước mình bây giờ đã rơi vào tay người ta mà lòng cô đau như ai cắt từng khúc ruột. Những chiến binh không còn được chiến thắng gọi tên, đất nước sẽ bị người ta mặc sức điều khiển như nghệ nhân điều khiển con rối. Chủ quyền đã không còn toàn vẹn. Sẽ ra sao đây? Cô cảm thấy tương lai của mình "hoa trôi man mác, không biết là về đâu". Và xem kìa, đằng xa kia là cỗ xe ngựa của Phổ, có lẽ ả đến để áp giải cô gái nhà quê này lên. Tầm nhìn như nhòe đi trước mắt, nước mắt nóng hổi bắt đầu tuôn trào. Cô vẫn còn nhiều điều tiếc nuối lắm! Bao nhiêu năm làm một linh hồn của đất nước, cùng chung sống với người dân, cùng tăng gia sản xuất, cô coi người dân như người thân thích của mình. Hồn cô như rời đi một nửa, nửa còn lại dại khờ ngu ngơ giữa trần thế. Hôm nay vậy là hết thật rồi, cô chỉ nhìn vào bầu trời, nhìn vào màu thiên thanh nọ vẫn một màu xanh mướt, tà váy phấp phới trong gió, sắc nước chảy trong tâm hồn mát dịu dần khô cằn.....
× Polska nghĩ, chắc cô điên mất.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip