Tư tưởng nhân đạo trong "Vợ chồng A Phủ"
TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO TRONG “VỢ CHỒNG A PHỦ”
1. Khái niệm tư tưởng nhân đạo: Là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong bất kỳ hòan cảnh nào của cuộc đời.
2. Biểu hiện:
a. Trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người.
a1: Mị:
- Xinh đẹp tài hoa, trẻ trung yêu đời, yêu cuộc sống, thổi sáo giỏi, tiếng sáo của Mị mê đắm biết bao nhiêu chàng trai.
- Nết na, chăm chỉ, thảo hiền: Xin cha mẹ được cho con “cuốc đất cuốc nương trồng ngô trả nợ cho cha mẹ”.
- Mạnh mẽ tự chủ: Cha con thống lí muốn bắt Mị về, Mị khóc và sẵn sàng xin cha “đừng bán con cho nhà giàu”. Mị không muốn biến thành một thứ hàng hóa để gán nợ.
a2: A Phủ:
- Người lao động giỏi giang, 1 chàng trai khỏe mạnh cường tráng: đục cuốc, đúc lưỡi cày, săn bò tót rất bạo, chạy nhanh như ngựa. A Phủ là niềm mơ ước của các cô gái H’Mông, “có A Phủ chẳng khác gì có một con trâu tốt…”
- Tâm hồn tự do phóng khoáng, mạnh mẽ, kiên cường: Bị bán đi nhưng bỏ trốn. Đương đầu chống lại A Sử. Bị bắt không van xin, khóc lóc. Bị trói, dùng răng cắn đứt 2 vòng dây mây…
- Biết cảm thông và trân trọng nghĩa tình: A Phủ chờ Mị, hai người dìu nhau lao vào đêm tối.
b. Xót thương cho số phận bất hạnh của con người:
b1: Mị:
- Thấu hiểu tất cả những nỗi cay đắng khổ sở của Mị trong kiếp sống làm dâu gạt nợ. Thân phận của con dâu nhưng làm dâu gạt nợ. Nếu chỉ là con dâu…, nếu chỉ là con nợ, biết đâu đấy sẽ trả xong nợ và được giải thoát -> Một người ở ko công, tù chung than trong nhà thống lí, ko nghĩ đến lúc được giải thoát. Bị bóc lột sức lao động: con trâu con ngựa… Không gian sống: căn buồng ko phải là một tổ ấm hạnh phúc mà lạnh lẽo ảm đạm, giống như thứ ngục thất giam cầm, nấm mồ chon vùi…; bị trói bị đánh bất cứ lúc nào.
- Miêu tả xót xa những biến đổi đáng thương của Mị: lầm lũi như con rùa… thờ ơ vô cảm, cúi mặt, mặt buồn rười rượi, dửng dưng đến tàn nhẫn trước nỗi đau của người khác.
b2: A Phủ:
- Sức mạnh của cha con nhà thống lí như một ngọn lửa nung chảy cả ý chí sắt thép của chàng trai H’mông. A Phủ nhẫn nhục: chăn bò bị hổ vồ mất, A Phủ phải đi đào hố chôn cọc để thống lí trói mình, A Phủ nhai đứt dây mây nhưng ko được, bất lực lặng lẽ khóc, nước mắt giàn xuống ko lau đi được.
c. Lên án tội ác:
- Bóc lột tàn bạo sức lao động con người:
+ Nằm trên bàn đèn thuốc phiện để hút, chửi để mọi người phục vụ.
+ Tất cả những người ăn người ở trong nhà thống lí: vùi mặt vào việc cả ngày lẫn đêm, ko bằng con trâu con ngựa.
- Thủ đoạn: cho vay nặng lãi: 2 người yêu nhau, lấy nhau theo lệ làng phải làm dăm ba mâm cơm, cho vay tiền làm cơm mời nó ăn, món tiền ấy lãi mẹ đẻ lãi con, cha mẹ chết con lớn vẫn trả nợ.
- Áp bức: Như những ông vua con ở vùng cao, nắm quyền sinh quyền sát trong tay, muốn ai sống thì được sống, muốn ai chết thì phải chết.
d. Niềm tin vào bản chất tốt đẹp, vào sức sống tiềm tang mãnh liệt, vào khả năng vượt lên trên số phận để tự giải phóng.
d1: Mị:
- Thời gian đầu ở nhà thống lí: buồn -> đêm nào cũng khóc -> ý định ăn lá ngón tự tử (chưa cam tâm, ko chấp nhận cuộc sống nô lệ) -> phản ứng tiêu cực nhưng quyết liệt của người con gái có sức sống.
- Đêm tình mùa xuân: nguyên nhân: đêm tình mùa xuân – chất men say
- Đêm đông cởi trói
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip