Mệnh vô chính diệu
Trong nhiều sách Tử Vi đã có nhiều lần bàn về " MỆNH VÔ CHÍNH DIỆU"; nhưng vì đề tài này rất bao la nên tôi tưởng không phải là vô ích khi đưa ra những chi tiết và kinh nghiệm dưới đây để qúy bạn tìm hiểu dễ dàng và chính xác hơn về Mệnh Vô Chính Diệu.
Thực vậy, từ trước đến nay, mỗi khi gặp trường hợp Mệnh Vô Chính Diệu, chúng ta thường thường chỉ biết căn cứ vào những câu phú quen thuộc như:
- Mệnh Vô Chính Diệu phi yểu tắc bàn.
- Mệnh Vô Chính Diệu đắc tam không nhi phú qúy khả kỳ.
-Tam không độc thủ phú qúy nan toàn.
-Xét xem phú qúy mấy người, Mệnh Vô Chính Diệu trong ngoài tam không ...
Chứ làm gì có một hệ thống hoặc tài liệu chi tiết nào về trường hợp trên, đành rằng có những nhà tử-vi rất thông suốt về Mệnh Vô Chính Diệu nhưng rất tiếc các vị đó lại không chịu đem ra cống hiến. Vì vậy tôi mạo muội gom góp những chi tiết đã thâu lượm được và tạm chia làm hai phần:
- Những ưu khuyết điểm về Mệnh Vô Chính Diệu.
- Những điều phức tạp về Mệnh Vô Chính Diệu.
1-NHỮNG ƯU KHUYẾT ĐIỂM VỀ MỆNH VÔ CHÍNH DIỆU
A) Những khuyết điểm
Hầu hết các nhà tử-vi đều không khen những lá số có cách Vô Chính Diệu tại Mệnh vì cho rằng những cách này có nhiều khuyết điểm hơn là ưu điểm. Những khuyết điểm chính như sau:
1- Căn bản không vững
Căn bản ở đây không có nghĩa là khả năng hoặc tài năng mà chỉ có nghĩa là môi trường của mình. Mệnh Vô Chính Diệu (tức là không có chính tinh thủ mạng) bao giờ cũng phải tuỳ thuộc vào chính tinh ở cung xung chiếu, và khi đã phải tuỳ thuộc tức là không có căn bản vững, hoặc nói nôm na là không có gốc. Nếu không được cung xung chiếu có sao tốt lại phải hướng sang hai cung hợp chiếu (Tài và Quan) mà ảnh hưởng sẽ yếu hơn nhiều và do đó môi trường của Mệnh lại càng bấp bênh hơn nữa. Vì vậy, dù cho người Mệnh Vô Chính Diệu có tài năng, thông minh (do các yếu tố tử-vi khác cho hưởng) rất dễ bị thăng trầm về sự nghiệp khi gặp Đại tiểu hạn giao động mạnh, không khác gì căn nhà không có cửa bị cơn gió lốc thổi thốc vào làm tan tác cả căn nhà, trừ trường hợp có Tuần Triệt án ngữ thì đỡ hơn nhiều.
2- Khó đóng vai trò chính
Như trên đã nói, Mệnh Vô Chính Diệu không khác gì căn nhà không có cửa dễ bị ảnh hưởng của thời tiết cũng như ngoại cảnh. Do đó người Mệnh Vô Chính Diệu (dù Đắc Tam Không) không thể và không nên giữ vai trò chính trong bất cứ lĩnh vực, cảnh ngộ nào, từ xã hội, gia đình cho đến hôn nhân. Chính cụ Hoàng Hạc cũng đã nêu trên KHHB trước kia là gặp trường hợp này nên cam phận làm "phó" thì yên thân, nếu làm chính dễ bị mất chức. Riêng tôi, tôi còn nói thêm rằng ngay trong gia đình cũng vậy, người Mệnh Vô Chính Diệu cần phải là con thứ hoặc nếu chẳng may là con trưởng thì cần phải là con bà vợ sau của cha mình (tức là bà vợ chính không có con trai). Như thế mới có thể sống lâu hoặc mới có công danh khá được. Thậm chí đến vấn đề hôn nhân, người Mệnh Vô Chính Diệu nên chịu làm "kẻ đến sau" thì cuộc sống dễ thịnh vượng hơn, còn trường hợp vợ mình là chính chuyên thì đương nhiên bị thiệt thòi về sự nghiệp. Đó là một điểm "hận" lớn lao cho người Mệnh Vô Chính Diệu. Kể ra cũng chẳng có gì khó hiểu, vì khi căn nhà trống (vô chính diệu) thì ta cần có một cái vật gì đó che bớt cho khuất gió, tuy hơi trở ngại nhưng đỡ bị tan tác khi có gió mưa lớn. Về người cũng vậy, nếu có người khác "đứng mũi chịu sào" thì khi gặp trách nhiệm lớn lao mình làm phó đâu có chịu lỗi nhiều hoặc gánh vác nhiều, dù cho mình có nhiều khả năng chăng nữa. Còn về hôn nhân tuy không đặt vấn đề trách nhiệm nhưng phải có cái gì đó "án ngữ" gián tiếp, ví như Tuần, Triệt vậy.
3-Khó phát sớm
Trừ một vài trường hợp đặc biệt, tôi nghiệm thấy các người mệnh vô chính diệu đều không phát khi còn trẻ, không khác gì một cái cây non khi mới nẩy mầm nơi đất xấu, phải trông cậy vào phân bón hoặc mưa nắng thuận hòa mới dần dần vươn cao, có hoa có lá. Vì vậy, nếu qúy bạn có Mệnh Vô Chính Diệu cũng đừng bao giờ qúa thất vọng khi thấy sự nghiệp, công danh của mình phát chậm, miễn là những đại vận từ trung vận trở đi không quá tệ. Nếu qúy bạn nào phát sớm trong trường hợp này tưởng cũng không nên qúa mừng và tự tin vì không khác gì "hoa sớm nở tối tàn" về công danh cũng như về tuổi thọ. Để cho dễ hiểu, tôi xin đơn cử một thí dụ: một đứa bé sơ sinh nếu ra đời non hoặc qúa yếu đuối ngay từ lúc lọt lòng mẹ, nếu cứ cho uống đủ các thứ thuốc bổ để mau mập mạp, khoẻ mạnh không thể đúng cách bằng nuôi nấng một cách điều độ cho khoẻ mạnh lần lần. So với Tử vi cũng vậy, nếu Mệnh Vô Chính Diệu mà gặp ngay Đại Hạn kế tiếp thật tốt rồi những đại hạn sau xấu thì không thể nào hay bằng đại hạn kế kém nhưng những đại hạn sau tốt đẹp, để cho mệnh đủ thời gian hấp thụ các sao thuộc các cung xung chiếu và hợp chiếu, như thế mới đủ khả năng sử dụng các đại hạn tốt một cách vững bền.
4-Nghị lực kém:
Khuyết điểm sau chót của người Vô Chính Diệu tại Mệnh là khó lòng họ có can trường hoặc tinh thần dũng mãnh cương nghị, dù có tài ba lỗi lạc đến đâu cũng vậy. Điều này cũng rất dể hiểu vì khi mình nhờ vả ai (tức là Mệnh nhờ các cung chiếu) thì mình phải chịu ảnh hưởng của người đó, nếu không muốn nói là lệ thuộc và khi đã ở cảnh ngộ như thế thì làm sao giữ vững được lập trường. Tuy nhiên, nếu Mệnh chịu ảnh hưởng của cung Tài Quan nhiều hơn thì việc lệ thuộc cũng nhẹ hơn nhiều, vì Tài Quan là các cung của cá nhân mình, thì chỉ ngại cung Thiên Di, nếu có các chính tinh dùng cho Mệnh được nhiều thì sự lệ thuộc vào ngoại giới sẽ mạnh mẽ hơn vì cung Thiên di tiêu biểu cho giới giao thiệp, bạn bè trong xã hội (Tôi sẽ bàn về cung Thiên Di trong một bài riêng biệt). Vậy quý bạn cần chú ý đến điểm này khi cân nhắc về nghị lực của người Mệnh Vô Chính Diệu.
Những ưu điểm:
Chắc qúy bạn nào có Mệnh Vô Chính Diệu sau khi đọc những điểm trên đây đều thất vọng cho số phận của mình, nhưng thực ra con người Mệnh Vô Chình Diệu lại có những điểm độc đáo khác mà những người khác ít khi có.
1) Đa năng mẫn tiệp
Khi Mệnh đã "bỏ ngõ" tuy dể bị ảnh hưởng của các sao xấu bên ngoài nhưng cũng tiếp nhận dễ dàng những tinh hoa của các cách tốt chiếu về, nếu có. Do đó, người Mệnh Vô Chính Diệu (khi lớn tuổi) thành công dễ dàng nhưng tuần tự trong mọi lãnh vực do khả năng tìm hiểu, tò mò, kiên nhẫn của mình, mức độ thành công tùy theo các cách tốt trong tử vi. Vì thế, trong nhiều sách như cuốn Tử-Vi Đầu Số Tân Biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang đều nói rằng người Mệnh Vô Chính Diệu khôn ngoan sắc sảo là thế. Nếu qúy bạn là Chủ nhân hay Giám đốc thì nên dùng người Mệnh Vô Chính Diệu vì họ rất chịu khó học hỏi, có lương tâm nhà nghề, có óc cầu tiến, nhưng đừng bao giờ dùng họ trong vai trò chủ chốt như đã nói trên để cho họ khỏi bị mất chức. Đến như Khổng Minh kia (cung Mệnh Vô Chính Diệu) tuy tài ba phi-thường như thế mà cũng đành phải chịu làm cố vấn, quân sư cho kẻ khác, chứ đâu có xưng vương đồ bá gì nổi ...
2) Ít bị tai nạn
Tôi xin nói ngay là người Mệnh Vô Chính Diệu bớt được nhiều tai nạn chứ không phải là chẳng bao giờ bị tai nạn. Sở dĩ họ được điểm may như vậy là vì Mệnh Vô Chính Diệu khi gặp Đại tiểu hạn Sát Phá Liêm Tham và hung tinh đắc địa lại phát mạnh, trong khi Mệnh có chính tinh lại không hợp và có khi còn bị nguy hại. Như vậy là Mệnh VCD đã bớt đi một số yếu tố tai hại vì đã quen với hung tinh.
Vì theo nguyên tắc chỉ có hung tinh mới gây ra tai ương nhiều hơn các sao khác, vì các bại tinh chỉ gây thất bại hoặc bịnh hoạn chứ ít khi đem đến tai nạn như hung tinh. Như vậy kể ra cũng công bằng vì người Mệnh Vô Chính Diệu thường hay khổ về tinh thần thì ít ra cũng phải bớt được tai ương nhiều.
3) Dễ thích ứng với hoàn cảnh
Mệnh Vô Chính Diệu chẳng khác gì Mệnh trung lập, gặp đại vận nào cũng thích ứng được không bị cảnh "chéo cẳng ngỗng" như Mệnh có chính tinh, do đó đỡ bị gặp bước đường cùng (Đây tôi không nói về thọ yểu mà chỉ bàn đến công danh, sự nghiệp, vì lẽ tất nhiên gặp hạn xấu qúa thì phải chết). Thí dụ như hạn gặp Tuần, Triệt hoặc Thiên Không đối với Mệnh có chính tinh (nhất là sao Tử-Phủ) thì rất tai hại, bất lợi nhưng đối với Mệnh Vô Chính Diệu lại hay vì không khác gì nhà cửa đang trống trải bị gió thốc vào nay lại được lắp cửa ngõ đàng hoàng (tức là Tuần Triệt, Thiên Không) thì căn nhà yên ổn biết bao. Tôi đã được xem nhiều Lá số vô chính diệu, có người bị thăng trầm luôn luôn nhưng gặp hoàn cảnh nào cũng thích ứng được rồi dần dần ổn định.
II- NHỮNG ĐIỂM PHỨC TẠP VỀ MỆNH VÔ CHÍNH DIỆU
Tôi có thâu thập được khá nhiều điểm phức tạp về cách giải đoán Mệnh Vô Chính Diệu, nhưng chỉ xin nêu ra những điểm chính và quan trọng (tôi không nhắc lại những điểm đã bàn tới trên KHHB) để qúy bạn đỡ bị lúng túng khi quyết đoán:
1) Đắc Tam Không
Thường thường các nhà tử vi đều chê rằng Mệnh Vô chính diệu chỉ tốt khi đắc tam Không (tức là có Tuần, Triệt, Địa không hoặc Thiên không tôi không bàn chứ "Không" ứng cho những sao nào kể trên vì có vị không công nhận Tuần là "Không", có vị lại bảo rằng Thiên Không mới không phải là "Không" nhưng chưa có ai chứng minh được hợp lý), và cụ Song An Đỗ Văn Lưu (tác giả cuốn Tử vi chỉ nam) có nêu ra thêm là mạng Hỏa và Kim mới hợp với cách này nhất. Điểm này chỉ đúng khi đương số là con một, mà tôi đã bàn trên KHHB rồi. Ngoài ra, quý bạn còn phải phân biệt như sau:
-Nếu mạng có nhiều trung tinh rực rỡ quần tụ mà có một Không án ngữ và hai Không chiếu về thì đừng nên ham cách "Đắc tam không" nữa vì các trung tinh bị mất hiệu lực. Trong trường hợp này chỉ nên có Tam không ở 3 phương chiếu về là hơn, nếu không thì chẳng cần đủ 3 Không mới khỏi tai hại cho Mệnh.
-Khi nào Mệnh không chính tinh mà chỉ có toàn bại tinh hoặc bàng tinh không quan trọng mới cần có một "Không" án ngữ, nhưng lại có điểm thiệt thòi là các cách hay ở bên ngoài khó bổ túc cho Mệnh vì bị "Không" ngăn trở, thành ra chưa hẳn là hoàn toàn có lợi. Về trường hợp này nhiều vị cho rằng nên có Thiên không hoặc Địa không hơn là Tuần, Triệt vì hai sao Thiên Địa Không không ngăn trở sự xâm nhập hoặc ảnh hưởng của các sao bên ngoài.
2) Không đắc Tam Không
-Trường hợp Mệnh Vô Chính Diệu không đắc Tam Không, tức là chỉ có Nhất, Nhị Không (ít khi không đắc Không nào) chưa hẳn là kém Tam Không và cũng không ngại "phi yểu tắc bần", vì còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.Chỉ có điểm cần nhất là cung Phúc Đức không được xấu vì Mệnh yếu sẵn rồi phải nhờ vào cung "gốc" là cung Phúc Đức để tránh vấn đề kém thọ trước đã rồi mới tính đến công danh, sự nghiệp qua các cung hợp chiếu và đại hạn. Tôi đã được xem nhiều lá số Mệnh Vô Chính Diệu chỉ có đắc Nhất Không mà vẫn phú quý và chẳng hề chết non, nhưng những lá số này không có cái nào có cung Phúc Đức xấu.
3) Nhật Nguyệt tịnh minh chiếu hư không chi địa
Cách này chắc nhiều bạn đã biết và nhiều nhà tử vi cho rằng rất hay, nhưng chúng ta cũng cần phân biệt một vài trường hợp như sau để khỏi sai lạc nhiều :
– Khi Mạng vô chính diệu có nhiều sao xấu (như: Địa Kiếp, Hỏa Linh, Phục Binh...) thực ra không nên có Nhật Nguyệt sáng sủa chiếu vì như thế không khác gì "vạch áo cho người xem lưng" bao nhiêu sự xấu xa trong nhà mình đem phô ra hết, tuy vẫn thành công, phú qúy nhưng mọi người đều thấy rõ bộ mặt thực của mình, như vậy tưởng cũng chẳng lấy gì là hay. Trong trường hợp này thà đừng có Nhật Nguyệt hoặc nếu có thì hãm địa (tức là không sáng sủa) còn hay hơn để đỡ bị chê cười, nhục nhã.
– Nếu mạng vô chính diệu có Tuần hoặc Triệt án ngữ mà có Nhật Nguyệt tịnh minh chiếu thì không còn được hưởng cách này nữa, hoặc nếu có được hưởng cũng chỉ là cái vỏ phú quý, đó là "giả cách" mà thôi.
– Nếu được đúng cách Nhật Nguyệt (tức là Mệnh không có Tuần, Triệt và cũng không có các sao xấu) thì nên có thêm Thiên Không hoặc Thiên Hư để khoảng chân không được thăm thẳm cho có nhiều chiều sâu cho mặt trời, mặt trăng chiếu, như thế công danh, phú qúy mới phi thường và óc thông minh mới siêu việt, nhưng vẫn phải đóng vai trò "phó" mới lâu bền được.
4) Đại tiểu hạn
Đối với Mệnh Vô chính diệu, việc giải đoán Đại tiểu hạn khác hẳn đối với Mệnh có chính tinh thủ Mệnh. Vì Mệnh vô chính diệu có khả năng hấp thụ đủ mọi cách, từ cách Tử Phủ Vũ Tướng, Cơ Nguyệt Đồng lương cho đến cách Sát Phá Liêm Tham cùng với hung tinh đắc địa, chẳng bao giờ không "ăn khớp" với các cách này. Tuy nhiên, chỉ ngại đi đến Đại tiểu hạn cũng Vô chính diệu lại không có Không nào thì khác nào một cái nhà trống, không cửa ngõ lại ở trên một khu vực "đồng không mông quạnh", làm sao chống lại được mưa gió hoặc bị ảnh hưởng của bên ngoài, như thế tức là làm ăn thất bại dễ dàng, sự nghiệp suy sụp mạnh mẽ.
Qua những điểm tôi trình bày trên đây, chắc hẳn qúy bạn đều nhận thấy rằng dù sao người có Mệnh Vô chính diệu vẫn chịu nhiều thiệt thòi, bất lợi, nhất là đối với ai ham công danh, quyền chức lớn, mặc dù họ có nhiều tài năng đôi khi xuất chúng, nhưng tài để phục vụ cho kẻ khác (nhiều khi kém mình) thì tưởng cũng là điều không hấp dẫn.Chỉ đối với ai có đầu óc triết lý, ưa sống về tinh thần, ưa nghiên cứu về lý số, biết an phận thời may ra mới hợp cách Mệnh Vô chính diệu, dù đắc Tam Không hay Không.
(Nguồn: sưu tầm)
Cách xem mệnh vô chính diệu
Cung Mệnh không có chính tinh, nếu bản cung nhiều cát tinh mà không có sát tinh, ba cung Tài Di Quan có cát tinh vây chiếu, tổ hợp thành cách cục tốt, phải qua nỗ lực cũng có thể phú quý vinh hiển, nhưng cũng chủ về lúc bé gặp nhiều khó khăn, nên đi xa tìm hướng phát triển. Nếu bản cung có các sao sát kị tọa thủ, là hạ cục, dù tam phương có cát tinh cũng chủ về thành bại đa đoan; nếu tam phương lại có các sao ác sát xung chiếu, là mạng phá gia sản của cha ông, làm con nuôi có thể tránh, rời xa quê cha đất tổ mới có thể thành danh và phát triển. Nếu cung Tài Bạch không tốt tiền bạc sẽ bị phá rất nghiêm trọng.
Mệnh vô chính diệu, thường có tính trống rỗng, không có thực chất, hoặc hay lần lữa do dự thiếu quyết đoán, tâm trạng vui buồn dễ bị ngoại giới ảnh hưởng (ngoại giới ảnh hưởng tức hoàn cảnh hoạt động xã hội của cung Thiên Di), lúc này không tính cung Mệnh mạnh hay yếu, tuy lấy sao ở đối cung để xem, nhưng tình hình cát hung thường chỉ ảnh hưởng khoảng 50%.
Cung Mệnh vô chính diệu, thường có duyên phận bạc với người thân, thuở nhỏ thường phải rời xa gia đình hoặc do người khác nuôi dưỡng, nếu cung Phụ Mẫu cũng không có chính tinh hoặc không tốt thì càng ứng nghiệm. Đối cung là Cự Môn, Phá Quân, có khả năng làm con nuôi, nhất là nữ mệnh; lúc bé nhiều bệnh tật, nên rời khỏi quê hương để tìm hướng phát triển.
Mệnh không có chính tinh, ngoài việc xem phối hợp cung Thiên Di, còn nên xem phối hợp cung Thân.
(Tử vi đẩu số tinh hoa tập thành - Đại Đức Sơn Nhân)
---------------------------------------
Vài nhận định về cung Vô Chính Diệu
Toàn bộ các cung đều có khả năng VCD. Đặc biệt là khi một cung đã VCD thì cung xung chiếu luôn luôn có chính tinh, trong khi cung tam hợp với cung VCD thì có trường hợp không có chính tinh. Cụ thể:
Cung Tí Ngọ, Thìn Tuất, Tỵ Hợi có một trường hợp VCDCung Tí Ngọ VCD có Đồng Âm xung chiếu, Cự Dương tam hợp Cung Thìn Tuất VCD có Cơ Lương xung chiếu, Cự Dương tam hợp Cung Tỵ Hợi VCD có Liêm Tham xung chiếu, Phủ và Tướng tam hợp Cung Sửu Mùi, Dần Thân, Mão Dậu có ba trường hợp VCDCung Sửu Mùi VCD có Đồng Cự xung chiếu, Thái Âm và Dương Lương tam hợpCung Sửu Mùi VCD có Nhật Nguyệt xung chiếu, Cự Cơ và Thiên Đồng tam hợpCung Sửu Mùi VCD có Vũ Tham xung chiếu, Phủ và Tướng tam hợpCung Dần Thân VCD có Đồng Lương xung chiếu, Cự Dương tam hợpCung Dần Thân VCD có Cơ Âm xung chiếu, Cự và Dương tam hợpCung Dần Thân có Cự Dương xung chiếu, Đồng Âm tam hợpCung Mão Dậu VCD có Dương Lương xung chiếu, Đồng Cự và Thiên Cơ tam hợpCung Mão Dậu VCD có Tử Tham xung chiếu, Phủ và Tướng tam hợpCung Mão Dậu VCD có Cự Cơ xung chiếu, Âm Dương và Thiên Lương tam hợp
Nguyên tắc luận giải về cung VCD
Một số sách vở bàn rằng khi gặp cung VCD thì ta lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ để luận đoán, có nghĩa là nếu chính tinh này đắc hay hãm thì đặc tính đắc hãm của nó sẽ được tạm sử dụng để luận giải tại cung VCD. Quan điểm này thiết tưởng cũng hợp lý vì các sao xung chiếu vừa là trực chiếu, vừa có ảnh hưởng sâu rộng đến các cung khác hơn các sao tam chiếu.
Ví dụ:
Mệnh VCD thì lấy chính tinh tại cung Di vì chính tinh tại Di còn có tác động đến cung Phối và cung Phúc, toàn bộ đều là cường cung đối với Mệnh (Ảnh huởng đến Mệnh bao gồm Tài Quan Di Phối Phúc).Phụ Mẫu VCD thì lấy chính tinh tại cung Tật vì chính tinh tại cung Tật còn ảnh huởng đến cung Huynh và cung Điền (ảnh hưởng đến Phụ bao gồm Nô Tử Tật Điền Huynh).Phúc Đức VCD thì lấy chính tinh tại cung Tài vì chính tinh tại cung Tài còn ảnh hưởng đến cung Quan và cung Mệnh (ảnh hưởng đến Phúc bao gồm Di Phối Tài Quan Mệnh).Điền Trạch VCD thì lấy chính tinh tại cung T ử vì chính tinh tại cung Tử còn ảnh hưởng đến cung Nô và cung Phụ Mẫu (ảnh hưởng đến Điền thì bao gồm Tật Huynh Tử Nô Phụ).Quan Lộc VCD thì lấy chính tinh tại cung Phối vì chính tinh tại cung Phối còn ảnh hưởng đến cung Di và cung Phúc (ảnh hưởng đến Quan bao gồm Mệnh Tài Phối Di Phúc).Nô Bộc VCD thì lấy chính tinh tại cung Huynh vì chính tinh tại cung Huynh còn ảnh hưởng đến cung Tật và cung Điền).Thiên Di VCD thì lấy chính tinh tại cung Mệnh vì chính tinh tại cung Mệnh còn ảnh hưởng đến cung Quan và cung Tài.Tài Bạch VCD thì lấy chính tinh tại cung Phúc vì chính tinh tại cung Phúc còn ảnh hưởng đến cung Phối và cung Di.Tử Tứ c VCD thì lấy chính tinh tại cung Điền vì chính tinh tại cung Điền còn ảnh hưởng đến cung Tật và cung Huynh.Huynh Đệ VCD thì lấy chính tinh tại cung Nô vì chính tinh tại cung Nô còn ảnh hưởng đến cung Tử Tức và cung Phụ Mẫu.
Nguyên tắc lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ không áp dụng cho ba trường hợp sẽ nêu dưới đây (VCD có hung tinh đắc địa độc thủ, VCD có Nhật Nguyệt xung chiếu hoặc Nhật Nguyệt sáng sủa tam hợp chiếu (Nhật Mão, Nguyệt Mùi) và VCD đắc tam không).
Ngũ hành bản mệnh và cung VCD
Thông thường thì Mệnh Hỏa và Kim thì tốt hơn các Mệnh có hành khác, bởi cung VCD ví như là nhà không có nóc, cần có hành khí mạnh mẽ là Hỏa và Kim làm nòng cốt.
Cung VCD và Tuần Triệt án ngữ
Ngoại trừ trường hợp cung VCD có hung tinh đắ c địa độc thủ thì không nên có Tuần Triệt án ngữ, còn tất cả các trường hợp cung VCD đều rất cần có Tuần hoặc Triệt án ngữ tại bản cung để câu hút được chính tinh về, để ngăn chặn các ảnh hưởng xấu xa do hung tinh lạc hãm đóng tại cung VCD hoặc chiếu về cung VCD.
Nếu gặp Triệt tại Thân Dậu, Tuần tại Thìn Tí hoặc Dần Mão thì càng hay (Triệt đáo Kim cung, Tuần lâm Hỏa địa hoặc Mộc vị thì bất kỵ Sát Tinh bại điều tai ương sở tác).
Chú ý rằng cung VCD gặp Tuần án ngữ tốt đẹp hơn cung VCD gặp Triệt, gặp Triệt cũng chỉ đư a đến sự tốt đẹp của cung VCD ở mức độ kha khá trong trường hợp có chính tinh sáng sủa xung chiếu và nhiều trung tinh sáng sủa hội chiếu.
Nếu không có Tuần hoặc Triệt đóng tại cung VCD thì hiệu quả ảnh hưởng của chính tinh xung chiếu yếu đi, và cho dù cung VCD có nhiều sao sáng sủa hội chiếu cũng không thể coi là rực rỡ được, tốt lắm thì sự tốt đẹp cũng chỉ ở mức độ trung bình khá mà thôi.
Khi có Tuầ n hoặc Triệt tại cung VCD thì mặc d ầu ban đầu tuy gặp khó khăn trở ngại như ng về sau lại thuận lợi hơn, tốt đẹp hơn. Tuần Triệt ở đây còn có tác dụng ngăn trở các sao xấu, nếu có, chiếu về cung VCD, và giải cứu được trường hợp phi yểu tác bần nếu VCD tại cung Mệnh.
Trường hợp Tuần Triệt án ngữ đồng cung thì thông thuờng ta có thể giải đoán là cung VCD này không tốt cũng không xấu, tốt xấu chỉ nằm khoảng ở mức độ trung bình mà thôi. Trong trường hợp này ta gần như không cần quá chú trọng lắm đến các sao hội chiếu vì ảnh hưởng gia giảm của các sao này tuy vẫn có nhưng hầu như không nhiều vì Tuần ngăn các sao tốt chiếu tới là chủ yếu, còn Triệt thì ngăn cản các hung tinh chiếu tới trong khi các sao tại bản cung thì bị cả Tuần lẫn Triệt vây trảm. Cần chú ý có một số sao kỵ gặp Tuần Triệt như Tướng Quân nếu đóng tại cung VCD mà gặp Tuần Triệt thì dễ đưa đến tai họa bất ngờ nếu rơi vào trường hợp bị đương đầu. Đặc biệt nếu VCD tại Tứ Mộ thì lại rất cần Tuần Triệt án ngữ.
Trường hợp đặc biệt Mệnh VCD có Tuần hoặc Triệ t thủ, có hai trong ba sao là Tuần, Triệt, Thiên Không chiếu thì gọi là VCD đắc tam không, nếu mệnh Hỏa hoặc Kim thì phú quí khả kỳ (được hưởng phú quí trong một giai đọan, bởi vì tính chất của các sao Không trong trường hợp này tuy đưa đến tốt đẹp nhưng không toàn vẹn, chỉ hưởng tốt đẹp trong một giai đọan mà thôi). Đắc Tam Không là Tuầ n Không, Triệt Không và Thiên Không. Không tính sao Địa Không. Cần một thủ, hai sao chiếu. Trong trườ ng hợp đắc tam không này ta không lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ. VCD đắc tam không mà không có Tuần Triệt án ngữ thì là cách Kiến Không. Mệ nh VCD đắc tam không thì mệnh Hỏa đẹp hơn Mệnh Kim, còn các Mệnh khác thì không hưởng mấy (không giàu có nhưng nhìn chung thì cuộc sống không đến nổi xấu, cuộc sống cũng được tạm đủ hoặc kha khá). Phú có câu:
Mệnh VCD đắc Tam Không phú quí khả kỳ
Mệnh VCD hoán ngộ Tam Không hữu Song Lộc, phú quí khả kỳ
Trường hợp VCD đắc tam không, nếu có hung tinh lạc hãm hay đắc địa tọa thủ tại cung VCD thì cũng chỉ làm xấu một chút mà thôi, ta không đáng lo ngại lắm về họa của các sao này gây ra
Trường hợp vô chính diệu mà không có Tuần Triệt án ngữ, lại có sao Thiên Không thủ là cách ngộ Không, là người quyền biến khôn ngoan nhưng cuộc đời thă ng trầm cực khổ. Nếu lại gặp thêm các sao Không khác ở các cung hội chiếu thì lại thông thường càng xấu hơn, cuộc đời sẽ thăng trầm cực khổ nếu không bị chết yểu.
Nhìn chung trường hợp VCD mà lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ thì cho dù có được chính tinh sáng sủa xung chiếu, được Tuần Triệt án ngữ cũng chỉ đưa đến sự tốt đẹp của cung đó cũng chỉ là mứ c độ khá là tối đa mà thôi, chứ không thể nào rực rỡ như có chính tinh sáng sủa tọa thủ được. Còn nếu gặp chính tinh lạc hãm xung chiếu hoặc có nhiều sao xấu hội tụ mà lại không có Tuần Triệt án ngữ cứu nguy thì rơi vào cách phi yểu tác bần. Nếu có hung tinh lạc hãm khác hành bản Mệnh tọa thủ thì càng nguy hiểm hơn. Cung VCD mà có sát tinh hãm địa thủ thì rất xấu, dễ lâm vào trườ ng hợp phi yểu tác bần (rõ nét nhất cho những người có hành bản Mệnh bị hành của hung tinh khắc). Ngọai trừ có Tuần Triệt án ngữ cứu nguy hoặc có nhiều cát tinh cứu giải như Quan Phúc, Quang Quí tọa thủ tại bản cung là tốt nhất....
VCD có hung tinh đắc địa độc thủ
Hung tinh đắc địa này phải là hành Hỏa hoặc hành Kim mới đượ c coi là rơ i vào trường hợp này. Trong trường hợp này thì ta ch ọn hung tinh này làm nòng cốt cho cung VCD, không lấy chính tinh xung chiếu để giải đoán. Một số tác giả cho rằng hao b ại tinh đắc địa có thể làm nòng cốt cho cung VCD như Tang Môn (Mộc), Song Hao (Thủy), Khốc Hư (Thủy) nhưng theo thiển ý thì không chính xác.
Thứ tự mức độ tốt có thể sắp xếp như sau:
Bạch Hổ đắc địa tốt nhất, tại Thân Dậu tốt đẹp hơn tại Dần Mão Kình Đà đắc địa, Kình đẹp hơn Đà Không Kiếp đắc (Tỵ Hợi đẹp hơn Dần Thân), Hỏa Linh đắc.
Đặc biệt Thái Tuế (hành Hỏa) cũng được dự phần vào trong cách này với điề u kiện không gặp Tuần hoặc Triệt và phải rơi vào cung Mệnh hoặc Thân VCD Một vài ghi nhận về vị trí của hung tinh đắc địa.
Không Kiếp hành H ỏa miếu địa tại Tỵ Hợi, đắ c tại Dần Thân Hỏa Linh hành Hỏa đắc địa tại cung ban ngày từ Dần tới Ngọ Kình Đà hành Kim đới Hỏa, đắc địa tại Thìn Tuất Sửu Mùi Bạch Hổ hành Kim đắc địa tại Dần Mão, Thân Dậu
Hung Tinh đắc địa phải là hành Kim và Hỏa mới có tác dụng mạnh và bản Mệnh phải đồng hành với hung tinh này thì mới hưởng tốt đẹp trọn vẹn. Các Mệnh khác thì hưởng yếu hơn, ta có thể tạm đánh giá thì chỉ nằm trong mức độ trung bình. Trong tất cả các trường hợp trên thì ngoại trừ Bạch Hổ và Thái Tuế còn có tác dụng tốt lâu dài về sau, còn lại các trường hợp khác thì tuy làm cho cung VCD được sáng sủa rực rỡ nhưng chỉ là một giai đoạn mà thôi, không có tác dụng tốt lâu dài. Mọi sự xấu tốt đều đến nhanh. Không Kiếp phát huy tính chất lên bất ngờ nhanh chóng nhất nhưng cũng đưa đến suy bại nhanh nhất trong toàn bộ các hung tinh vừa kể.
Nếu Mệnh VCD có hung tinh đắc địa độc thủ nhưng bị Tuần Triệt án ngữ thì không đúng cách đã nói ở trên, trong trường hợp này ta luận giải như trường hợp lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ, với Tuần Triệt án ngữ tại cung.
Cung VCD có Nhật Nguyệt xung chiếu hoặc Nhật Nguyệt sáng sủa tam hợp chiếu (Nhật Mão, Nguyệt Mùi) :
Trường hợp nếu có đủ bộ Âm Dương sáng sủa tại Mão và Mùi Hợi chiếu hoặc Âm Dương đồng cung xung chiếu đến cung VCD thì ta lại ch ọn bộ Âm Dương này làm nòng cốt cho cung VCD, chứ không lấy các chính tinh xung chiếu bởi vì qui luật của Nhật Nguyệt là chiếu đẹp hơn tọa thủ.
Trong trường hợp này ta có thể đoán rằng cung VCD này trước tuy có gặp trục trặc trắc trở nhưng về sau thì khá tốt. Tốt xấu hơn thì phải căn cứ vào sự tụ tập của các sao khác.
Nếu có Tuần hoặc Triệt án ngữ tại cung VCD thì cung VCD này càng trở nên tốt đẹp bội phần, gặp Tuần tốt hơn gặp Triệt. Gặp Triệt thì chỉ kha khá thêm một chút mà thôi.
Trường hợp Nhật Mão Nguyệt Mùi thì cần phải không bị sao nào làm giảm sức sáng, ví dụ như cần phải không có Tuần Triệt án ngữ Nhật Nguyệt, hoặc Hóa Kỵ đóng đồng cung làm giảm sức sáng của Nhật hoặc Nguyệt. Nếu một sao bị Tuần hoặc Triệt án ngữ hoặc bị Hóa Kỵ đồng cung, nghĩa là bị giảm sức sáng thì sẽ đưa đến mức độ tốt giảm đi rất nhiều, cung VCD trong trường hợp này chỉ tốt ở mức độ trên trung bình một chút mà thôi.
Nếu Nhật Nguyệt được các phụ tinh làm tăng sức sáng như Xương Khúc Đào Hồng thì lại càng tốt đẹp bội phần. Trường hợp có Nhật Nguyệt Sửu Mùi chiếu thì nếu Nhật Nguyệt bị Tuần hoặc Triệt tại cung thì càng tốt, có Hóa Kỵ đồng cung với Nhật Nguyệt thì càng tốt hơn.
Chú ý rằng chỉ rơi vào hai trường hợp này thì ta mới sử dụng bộ Nhật Nguyệt, còn tất cả các tr ường hợp khác thì nếu có Âm Dương chiếu ta cũng lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ.
(Tử Vi Trừ Mê Tín)
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip