Ngoại Truyện
Ngoại Truyện được viết theo góc nhìn của Enjoy.
Sẽ có vài phần bị lặp nội dung với mạch truyện chính, không phải là lỗi, mà đây là sự cố tình, đan xen góc nhìn cũng như nhấn mạnh mấu chốt của câu chuyện.
-
Khi Ánh Sáng Chưa Có Tên
«Em từng thấy chị là ánh sáng… mà em không đủ ngôn từ để đặt tên»
Enjoy - tôi luôn nghĩ rằng một ngày bắt đầu tốt nhất là ngày có ánh sáng vừa đủ - không quá chói, cũng không quá mờ. Là người thiết kế trải nghiệm thị giác, tôi quan tâm đến độ khuếch tán của ánh sáng hơn là màu sắc của nó. Ánh sáng nên mềm. Như cách một người cười với mình lần đầu, không vồ vập, không gượng gạo. Chỉ là... đủ để nhớ.
Bergen vào mùa xuân không quá lạnh nhưng vẫn ướt. Đường lát đá thường phản chiếu mảng trời xám bạc, và những tiệm cà phê sáng đèn lúc bảy giờ sáng như một thói quen tập thể. Tôi đến văn phòng trước giờ làm, mở máy và đặt một ly sữa yến mạch bên cạnh bàn phím. Giao diện sáng nay tôi cần kiểm tra là phần mô phỏng tương tác của bảo tàng KODE - khi người dùng di chuyển ánh mắt, hệ thống sẽ tái hiện vùng ánh sáng họ tập trung nhiều nhất.
Khi xem lại biểu đồ nhiệt về hành vi người dùng, có một mẫu dữ liệu làm tôi dừng lại lâu hơn bình thường. Đó là ánh nhìn trôi chậm, lướt qua vùng rìa của khung ảnh, không chạm vào tâm điểm. Người đó không tìm kiếm tiêu điểm. Họ nhìn ánh sáng phụ, vùng không được thiết kế để thu hút sự chú ý. Tôi nghĩ đến một ánh nhìn như thể người đó đang tìm điều gì đó trong thứ ánh sáng không thể giữ - như nỗi nhớ một căn phòng không còn ở đó, một tiếng thở không còn thuộc về ai. Tôi tưởng tượng: ánh mắt ấy là giấc mơ còn vương mùi gối.
Ba ngày sau, tôi gặp June - ở buổi workshop nghệ thuật thị giác kết hợp công nghệ. Chị đứng trong ánh sáng nền, mặc áo khoác đen, tóc buộc hờ, ánh nhìn dịu. Người giới thiệu chị là nhiếp ảnh gia ánh sáng âm bản. Tôi đã nghe danh, nhưng không nghĩ gương mặt ấy lại hiện ra gần đến thế. Chị nói về "ánh sáng không có nguồn" - như thể tất cả những gì tôi từng cố định hóa bằng mã, chị đang tháo gỡ nó bằng cảm giác.
Tôi lẽ ra nên thấy ấn tượng. Nhưng thật kỳ lạ, phản ứng đầu tiên của tôi là dè chừng. Có điều gì đó ở chị khiến tôi cảm thấy như mình đang bị nhìn thấu. Ánh mắt chị không chỉ chạm mà còn lưu lại - giống như bóng của tay ai để trên vai mình quá lâu. Tôi thoáng muốn rời khỏi hội trường sớm. Nhưng tôi không rời. Không hiểu vì sao.
Tôi nhớ lúc chị quay đầu - rất nhẹ, nhưng như thể đã biết từ trước vị trí của tôi giữa đám đông. Tôi đứng nép sau hai cột đèn trắng. Vẫn có một chút ánh sáng chạm vào mi mắt chị. Tôi chụp thử vài tấm bằng điện thoại, chỉ để kiểm tra cách ánh sáng cắt gương mặt chị. Và tôi bối rối khi phát hiện tay mình khẽ run.
Tôi đã từng gọi ai đó là ánh sáng. Và chính ánh sáng đó, sau cùng, lại lóa đến mức tôi không thể nhìn rõ bản thân. Vì thế tôi tự hứa: không rung động với ai quá rõ nét. Nhưng chị không rõ nét. Chị như một bóng râm tỏa mùi quế.
Sau buổi workshop, tôi không về ngay. Tôi đứng dưới hiên, nơi ánh đèn vàng thả xuống mặt đường như bơ lỏng. Tôi chạm tay vào tường lạnh, nghĩ đến ánh nhìn trôi nhẹ trong biểu đồ mắt. Một tiếng piano vang lên từ góc phố. Một nghệ sĩ đường phố đang chơi không nhạc nền, chỉ có nhịp. Và tôi bối rối nhận ra mình đang đợi - một thứ cảm giác mà tôi đã lập trình để không bao giờ lệ thuộc vào.
Tôi nghe tiếng chị vọng lại trong đầu:
"Chúng ta không phải ai cũng cần ánh sáng để thấy đường. Có người chỉ cần lắng nghe đủ lâu."
Đêm đó, khi mở lại dữ liệu, tôi tìm thấy tên người dùng: ⟨Nannirin.June⟩.
-
Vài tuần sau, tôi thấy chị ở quán Et Pust. Không phải là hẹn, cũng không là tình cờ. Có lẽ là một kiểu lặp có chủ ý của số phận. Chị ngồi bàn ngoài trời, tay giữ tách cà phê còn bốc khói. Tôi ngập ngừng bước đến.
“Chị vẫn thích ánh sáng tự nhiên hơn à?” – Tôi hỏi, không nhìn thẳng.
Chị ngẩng lên. “Nếu nó đủ để nhìn thấy ai đó đang ngập ngừng thì có lẽ là đủ.”
Tôi ngồi xuống đối diện. Không xin phép, nhưng không bị từ chối.
“Chị là nhiếp ảnh gia. Còn tôi là người vẽ bản đồ cảm xúc trên màn hình. Thật kỳ cục nếu tôi thú nhận... tôi đang mô phỏng lại ánh mắt chị trong thiết kế của mình.”
Chị khựng lại, rồi mỉm cười:
“Thế em có nghĩ ánh mắt là dữ liệu trung thực nhất không?”
“Không. Nhưng nó là thứ ít giấu được.”
Tôi kể cho chị nghe về dự án mới: một căn phòng nơi ánh sáng sẽ đổi màu dựa trên nhịp tim. Chị chăm chú lắng nghe như thể tôi đang kể về một thế giới khác.
Chị nói: “Vậy nếu có ai đó khiến cả căn phòng đổi màu, em có biết không?”
“Tôi sẽ không lập trình để nhận biết điều đó.”
“Tại sao?”
“Vì nếu tôi biết, tôi sẽ chờ điều đó xảy ra mãi. Và không thiết kế được gì khác nữa.”
Chị bật cười. Mắt có nếp nhăn đuôi nhẹ. Tôi bỗng muốn nhớ khuôn hình đó như một biến số không lập trình được: khung cảnh ánh sáng vàng + hơi nước + nụ cười chậm.
Một tuần sau, tôi gửi chị một bản thiết kế giao diện. Không có lời nhắn. Chỉ một đường link đến phòng ánh sáng. Chị không trả lời. Nhưng hôm sau, tôi thấy chị đứng ngoài studio, tay cầm dù, ánh mắt như đã biết từ trước rằng tôi sẽ mở cửa lúc tám giờ ba mươi.
Chúng tôi không nói gì suốt mười phút. Tôi đưa chị vào. Căn phòng trắng, trống. Không có gì ngoài hệ thống cảm ứng. Khi chị bước vào, ánh sáng chuyển từ xanh sang hổ phách. Tôi chưa từng thấy màu ấy khi thử nghiệm.
June quay lại, nhìn tôi rất chậm: “Đây là màu gì?”
“Tôi không đặt tên. Nhưng chị là người duy nhất khiến nó hiện ra.”
Chị không trả lời. Nhưng ánh nhìn ấy khiến tôi hiểu rằng, có những thứ không cần phản hồi—chúng là tín hiệu khứ hồi vĩnh viễn.
Tôi nghĩ: người như thế hẳn là kẻ từng yêu sâu đậm, đến mức ánh nhìn không còn ở bề mặt. Nó đi qua, rồi ở lại. Như bóng tối cũng cần học cách chịu đựng ánh sáng.
Tối hôm đó, tôi về nhà và nghe lại một đoạn nhạc cũ:
«"Tera naam dil rakh diya..."
Em đặt tên trái tim mình là tên của chị.»
Tôi mở một file trắng, viết một dòng duy nhất:
[Tôi chưa biết đặt tên cho cảm giác này. Nhưng tôi muốn giữ lại nó, như giữ ánh sáng không nguồn.]
Tôi nhớ có lần năm 23 tuổi, tôi từng thử yêu. Cô gái ấy thích mọi thứ có mã hóa: cả cảm xúc. Nhưng tôi nhận ra mình chỉ đang xây ngôi nhà bằng dữ liệu. Và rồi, khi cảm xúc thật sự đến, nó phá hủy hệ thống. Tôi mất ngủ suốt 14 đêm chỉ để xử lý lỗi màu đỏ.
Từ đó tôi tự khóa mình trong những định nghĩa. Và giờ đây, khi June bước vào, mang theo ánh sáng không tên.
June đã đi khỏi phòng sáng ấy. Nhưng tôi thì chưa bước ra khỏi vùng ánh sáng mà chị để lại.
Tôi không biết lần tới chị có đến nữa không. Nhưng tôi biết, tôi sẽ thiết kế không gian ấy như thể chị luôn quay lại.
-
Khi tôi chọn thắp đèn lần nữa
Tôi luôn nghĩ rằng một ngày bắt đầu tốt nhất là ngày có ánh sáng vừa đủ - không quá chói, cũng không quá mờ. Là người thiết kế trải nghiệm thị giác, tôi quan tâm đến độ khuếch tán của ánh sáng hơn là màu sắc của nó. Ánh sáng nên mềm. Như cách một người cười với mình lần đầu, không vồ vập, không gượng gạo. Chỉ là... đủ để ghi nhớ.
Bergen vào mùa xuân không quá lạnh nhưng vẫn ướt. Đường lát đá thường phản chiếu mảng trời xám bạc, và những tiệm cà phê sáng đèn lúc bảy giờ sáng như một thói quen tập thể. Tôi đến văn phòng trước giờ làm, mở máy và đặt một ly sữa yến mạch bên cạnh bàn phím. Giao diện sáng nay tôi cần kiểm tra là phần mô phỏng tương tác của bảo tàng KODE - khi người dùng di chuyển ánh mắt, hệ thống sẽ tái hiện vùng ánh sáng họ tập trung nhiều nhất.
Khi xem lại biểu đồ nhiệt về hành vi người dùng, có một mẫu dữ liệu làm tôi dừng lại lâu hơn bình thường. Đó là ánh nhìn trôi chậm, lướt qua vùng rìa của khung ảnh, không chạm vào tâm điểm. Người đó không tìm kiếm tiêu điểm. Họ nhìn ánh sáng phụ, vùng không được thiết kế để thu hút sự chú ý. Tôi nghĩ đến một ánh nhìn như thể người đó đang tìm điều gì đó trong thứ ánh sáng không thể giữ - như nỗi nhớ một căn phòng không còn ở đó, một tiếng thở không còn thuộc về ai. Tôi tưởng tượng: ánh mắt ấy là giấc mơ còn vương mùi gối.
Ba ngày sau, tôi gặp June - ở buổi workshop nghệ thuật thị giác kết hợp công nghệ. Chị đứng trong ánh sáng nền, mặc áo khoác đen, tóc buộc hờ, ánh nhìn dịu. Người ta giới thiệu chị là nhiếp ảnh gia ánh sáng âm bản. Tôi đã nghe danh, nhưng không nghĩ gương mặt ấy lại hiện ra gần đến thế. Chị nói về "ánh sáng không có nguồn" - như thể tất cả những gì tôi từng cố định hóa bằng mã, chị đang tháo gỡ nó bằng cảm giác.
Tôi lẽ ra nên thấy ấn tượng. Nhưng thật kỳ lạ, phản ứng đầu tiên của tôi là dè chừng. Có điều gì đó ở chị khiến tôi cảm thấy như mình đang bị nhìn thấu. Ánh mắt chị không chỉ chạm mà còn lưu lại - giống như bóng của tay ai để trên vai mình quá lâu. Tôi thoáng muốn rời khỏi hội trường sớm. Nhưng tôi không rời. Không hiểu vì sao.
Tôi nhớ lúc chị quay đầu - rất nhẹ, nhưng như thể đã biết từ trước vị trí của tôi giữa đám đông. Tôi đứng nép sau hai cột đèn trắng. Vẫn có một chút ánh sáng chạm vào mi mắt chị. Tôi chụp thử vài tấm bằng điện thoại, chỉ để kiểm tra cách ánh sáng cắt gương mặt chị. Và tôi bối rối khi phát hiện tay mình khẽ run.
Tôi đã từng gọi ai đó là ánh sáng. Và chính ánh sáng đó, sau cùng, lại lóa đến mức tôi không thể nhìn rõ bản thân. Vì thế tôi tự hứa: không rung động với ai quá rõ nét. Nhưng chị không rõ nét. Chị như một bóng râm tỏa mùi quế.
Sau buổi workshop, tôi không về ngay. Tôi đứng dưới hiên, nơi ánh đèn vàng thả xuống mặt đường như bơ lỏng. Tôi chạm tay vào tường lạnh, nghĩ đến ánh nhìn trôi nhẹ trong biểu đồ mắt. Một tiếng piano vang lên từ góc phố. Một nghệ sĩ đường phố đang chơi không nhạc nền, chỉ có nhịp. Và tôi bối rối nhận ra mình đang đợi chờ - một thứ cảm giác mà tôi đã lập trình để không bao giờ lệ thuộc vào.
Tôi nghe tiếng chị ấy vọng lại trong đầu:
"Chúng ta không phải ai cũng cần ánh sáng để thấy đường. Có người chỉ cần lắng đủ lâu."
Đêm đó, khi mở lại dữ liệu, tôi tìm thấy tên người dùng: Nannirin.June
-
Vài tuần sau, tôi thấy chị ở quán Et Pust. Không phải là hẹn, cũng không là tình cờ. Có lẽ là một kiểu lặp có chủ ý của số phận. Quán đang phục vụ bánh gừng mềm pepperkaker nhân mùa lễ hội ánh sáng Vårlys, âm thanh phát ra từ radio là một bản nhạc cũ Hindi:
«"Main jitni martaba dekhoon tumhe, dekhoon tumhe nayi lagti ho..."
Mỗi lần em nhìn thấy chị, chị lại mang vẻ mới mẻ như lần đầu.»
Chị ngồi bàn ngoài trời, tay giữ tách cà phê còn bốc khói. Tôi ngập ngừng bước đến.
“God kveld.” – Tôi cất lời chào bằng tiếng Na Uy, khẽ cúi đầu.
June ngẩng lên. “Nếu ánh sáng đủ để thấy ai đó đang ngập ngừng, thì có lẽ thế là đủ rồi.”
Tôi ngồi xuống đối diện. Không xin phép, nhưng không bị từ chối.
“Chị là nhiếp ảnh gia. Còn tôi là người vẽ bản đồ cảm xúc trên màn hình. Thật kỳ cục nếu tôi thú nhận... tôi đang mô phỏng lại ánh mắt chị trong thiết kế của mình.”
Chị khựng lại, rồi mỉm cười:
“Thế em có nghĩ ánh mắt là dữ liệu trung thực nhất không?”
“Không. Nhưng nó là thứ ít giấu được nhất.”
Chị chăm chú lắng nghe tôi kể về dự án mới: một căn phòng nơi ánh sáng sẽ đổi màu dựa trên nhịp tim.
Chị nói: “Vậy nếu có ai đó khiến cả căn phòng đổi màu, em có biết không?”
“Tôi sẽ không lập trình để nhận biết điều đó.”
“Tại sao?”
“Vì nếu tôi biết, tôi sẽ chờ điều đó xảy ra mãi. Và không thiết kế được gì khác nữa.”
Chị bật cười. Mắt có nếp nhăn đuôi nhẹ. Tôi bỗng muốn nhớ khuôn hình đó như một biến số không lập trình được: khung cảnh ánh sáng vàng + hơi nước + nụ cười chậm.
Vài tuần sau, tôi gửi chị một bản thiết kế giao diện. Không có lời nhắn. Chỉ một đường link đến phòng ánh sáng. Chị không trả lời. Nhưng hôm sau, tôi thấy chị đứng ngoài studio, tay cầm dù, ánh mắt như đã biết từ trước rằng tôi sẽ mở cửa lúc tám giờ ba mươi.
Chúng tôi không nói gì suốt mười phút. Tôi đưa chị vào. Căn phòng trắng, trống. Không có gì ngoài hệ thống cảm ứng. Khi chị bước vào, ánh sáng chuyển từ xanh sang hổ phách. Tôi chưa từng thấy màu ấy khi thử nghiệm.
Chị quay lại, đặt nhẹ tay lên bề mặt cảm ứng trong phòng, ngước nhìn tôi rất chậm: “Đây là màu gì?”
“Tôi không đặt tên. Nhưng chị là người duy nhất khiến nó hiện rõ hình hài.”
Chị không nói gì. Nhưng cái nhìn dài hơn thường lệ, cộng với bàn tay không rời khỏi cảm ứng, khiến tôi hiểu chị đang bước vào vùng sáng cùng tôi - lần đầu tiên.
Tôi từng đặt ánh sáng lên vai người khác, và khi họ biến mất, cả hệ thống của tôi cũng tắt. Tôi từng tự thề sẽ không bao giờ dùng ánh sáng để gắn bó. Nhưng giờ, chính tôi đang là kẻ thắp đèn.
-
Tối hôm đó, tôi về nhà và nghe lại một đoạn nhạc cũ:
«"Tera naam dil rakh diya..."
Em đặt tên trái tim mình là tên của chị.»
Tôi mở một file trắng, viết một dòng duy nhất:
[Tôi chưa biết đặt tên cho cảm giác này. Nhưng tôi muốn giữ lại nó, như giữ ánh sáng không nguồn.]
Tôi nhớ có lần năm 23 tuổi, tôi từng thử yêu. Cô gái ấy thích mọi thứ có mã hóa: cả cảm xúc. Nhưng tôi nhận ra mình chỉ đang xây ngôi nhà bằng dữ liệu. Và rồi, khi cảm xúc thật sự đến, nó phá hủy hệ thống. Tôi mất ngủ suốt 14 đêm chỉ để xử lý lỗi màu đỏ.
Từ đó tôi tự khóa mình trong những định nghĩa. Và giờ đây, chị bước vào, mang theo ánh sáng không tên.
Chị đã đi khỏi phòng sáng ấy. Nhưng tôi thì chưa bước ra khỏi vùng ánh sáng mà chị để lại.
Tôi không biết lần tới chị có đến nữa không. Nhưng tôi biết, tôi sẽ thiết kế không gian ấy như thể chị luôn quay lại.
-
Khi Nàng Gọi Tên Ta
“Khi tôi được yêu lại bằng ánh sáng không hề né tránh”.
Trạm Skansen sáng đèn sớm hơn bình thường sáng nay. Ánh sáng skumring từ các cửa sổ cổ kính lan ra vỉa hè ướt đẫm, phản chiếu từng nhịp bước người qua lại. Tôi đứng trước quầy cà phê nhỏ bên ga, tay cầm ly sô cô la nóng, mắt dõi theo những mảng sáng chuyển động như một cơ chế cảm xúc đang chờ được khởi động.
Có một bản nhạc phát ra từ loa trần phủ bụi:
«"Tujh mein rab dikhta hai, yaara main kya karoon..."
Trong em, tôi nhìn thấy Chúa... tôi biết phải làm sao với điều đó đây...»
Tôi mỉm cười, không rõ vì nhớ lại lần đầu gặp chị, hay vì âm nhạc như một sự hiện diện có ngữ nghĩa. Có một thứ nhịp nhẹ, đúng như ánh sáng đầu giờ ở Bryggen: vừa đủ làm dịu, nhưng không đủ để giấu được gió lạnh.
-
"Hôm nay trời lặng ha." – Tôi nói, khi bắt gặp ánh mắt June ở trạm tàu điện ngầm.
Chị gật nhẹ, tay vén tóc ra sau tai, ánh mắt vẫn chưa rời khỏi bầu trời.
“Ở đây họ tin nếu buổi sáng có sương thì tình cảm sẽ bền hơn, vì trời đã gói trong lòng sương những điều chưa dám nói.”
Tôi quay đầu đi, không dám để chị thấy khóe môi tôi đang động đậy vì câu đó. Tôi đã quen với những câu mang nghĩa vòng của chị. Nhưng vẫn như lần đầu, lòng tôi bị xé nhẹ một vết mảnh.
-
Trưa hôm đó, tôi đưa chị về lại studio ánh sáng. Đoạn code hôm qua tôi viết dang dở vẫn chưa được thử nghiệm. Trên màn hình, một dòng chữ xám hiện ra: emotional_response@undelivered. Tôi chưa từng gửi đi. Đó là đoạn code tôi từng viết cho một người cũ - người tôi tưởng rằng sẽ ở lại khi thấy mình tắt ánh sáng đi. Nhưng người ấy chỉ lặng lẽ biến mất khi ánh sáng không còn chiếu vào mặt họ.
“Tôi thấy em vẫn chưa hoàn thiện thiết kế này.” - June nói, mắt lướt qua màn hình nhưng ngữ điệu thì lại như đang nhìn sâu hơn thế.
“Vì chị là biến số mà tôi chưa biết phải xử lý thế nào.” - Tôi nói, thật lòng hơn cả dự tính.
Chị quay nhìn tôi, không né. Đôi mắt ấy không toả sáng như nguồn đèn, mà như bầu trời trước cơn mưa: rộng, sâu và không hứa trước điều gì.
-
Ở Bryggen chiều nay, chúng tôi bước dọc hàng phố gỗ cổ, nơi từng ánh đèn skumring từ các ô cửa sổ đổ xuống vỉa hè như vệt kỷ niệm. Chị đưa tôi một lát pepperkaker, nói đó là loại chị từng ăn khi lần đầu đến Bergen.
“Em biết không,” – June bắt đầu, “hồi đó chị đến đây sau một cuộc tình không rõ hình dạng. Không có bắt đầu, không có kết thúc. Chỉ có những ngày trời quá ấm, ngập tràn ánh sáng mà lòng vẫn thấy lạnh.”
Tôi giữ im lặng. Có những nỗi buồn không nên chạm bằng lời. Nhưng tay tôi đưa ra, nắm nhẹ cổ tay chị một giây.
Chị không rút tay. Một điều nhỏ, nhưng với tôi, là một sự mở lòng.
-
“Chị có sợ yêu lại không?” – Tôi hỏi khi dừng lại dưới mái hiên tiệm sách cũ.
June nhìn tôi. Rất lâu. Ánh nhìn như tiếng lá rơi ban đêm, không ồn ào nhưng đủ làm lòng người chao.
“Có. Nhưng chị sợ hơn nếu mãi không thấy ai đủ dịu để khiến mình không muốn sợ nữa.”
Tôi lùi nửa bước. Trái tim tôi, vốn luôn ở trạng thái quan sát, đột ngột chuyển sang trạng thái nhập cuộc.
Tôi định nói: «Em không làm chị sợ». Nhưng tôi kìm lại.
-
Tối đó, trong studio, tôi bật một hệ thống ánh sáng thử nghiệm. Tầng ánh sáng chảy mềm xuống sàn, lan ra như ký ức ấm. Chị đứng giữa căn phòng, ánh đèn phủ lên vai áo, lên tóc, lên lòng bàn tay.
“Em từng đánh mất ai chưa?” – chị hỏi bất ngờ.
Tôi hít sâu. Rất lâu mới nói:
“Rồi. Nhưng điều đáng sợ không phải là mất đi, mà là mất xong không dám để ai bước vào vùng sáng ấy nữa.”
Chị không nói gì. Nhưng chị bước lại, đứng cạnh tôi.
“Từ lúc gặp em,” – chị nói rất khẽ, “chị không còn bật đèn vì sợ màn đêm nữa. Chị bật đèn để thấy em ở nơi đó.”
Tôi quay đi. Môi mím nhẹ. Mắt cay. Lần đầu tiên sau nhiều năm, tôi muốn ai đó thấy tôi mong manh.
-
Ở ga Skansen hôm sau, tôi đến sớm, cầm theo ly aquavit ấm trong tay, đứng cạnh trạm tàu nhỏ.
Đèn skumring phản chiếu vào mắt kính tôi. Tôi đọc được dòng tên tàu đến: Nannirin. Tôi biết đó không phải tên ga thật. Nhưng trong tôi, đã đặt tên cảm xúc là tên chị.
«"Rab ne bana di jodi..."
Chúa đã ghép đôi chúng ta lại với nhau...»
Tôi nhìn chị bước xuống tàu. Chậm. Nhưng chắc chắn.
Chị cười. Tôi cũng cười. Cả trạm tàu như được bật thêm một nguồn sáng nữa - không từ bóng đèn, mà từ đôi mắt chị.
Tối ấy, tôi mở file thiết kế dang dở. Tôi hoàn thiện đoạn cuối bằng một dòng code đơn giản: trigger_love_response = June
Và tôi gửi đi.
Không chờ đợi. Không rào chắn. Không sợ nữa.
-
Màn đêm không còn là điều cuối cùng
Tôi mất nhiều ngày để hoàn thiện căn phòng đó – nơi ánh sáng không phản chiếu từ bất kỳ nguồn cố định nào, nhưng sẽ phát sáng khi một người cụ thể bước vào. Đó không phải là một thiết kế đại chúng. Không dành cho bất kỳ khách hàng nào. Tôi lưu nó trong thư mục riêng biệt: Retina.June
Retina, vì đó là nơi ánh sáng dừng lại để trở thành hình ảnh. June, vì ánh sáng đó chỉ hiện ra khi chị ấy đứng trong nó.
Tôi không gọi điện, không gửi lời mời, không viết tin nhắn dài dòng. Tôi chỉ để lại một chiếc phong thư đơn giản trên bàn gỗ của chị trong triển lãm ảnh ở KODE:
"Nếu chị còn tin vào ánh sáng không nguồn, mời chị bước vào một không gian không tên. 22:00. Trạm tàu Nonneseteren. Cửa số 7. Em sẽ chờ."
-
Khi tôi đứng ngoài ga Nonneseteren, gió lùa nhẹ, đèn skumring dọc hành lang vừa lên. Ánh sáng tím thẫm và vàng cam hòa nhau như thể ban đêm đang được nhân từ giữ lại vài sắc ấm cuối cùng. Tôi chọn đúng thời khắc giữa ngày và đêm – để lời mời ấy không rơi vào cực đoan nào.
Tàu đến. Người bước xuống không nhiều. Nhưng June có ở đó.
Tôi thấy bàn tay chị nắm khẽ quai túi. Tóc buộc thấp. Môi hồng như mùa xuân ở Bergen – không rực rỡ, mà mềm như nắng non. Chị bước lại gần. Không hỏi gì, cũng không cười vội. Chúng tôi đi bộ chậm về studio.
Chỉ khi còn vài bước nữa đến cửa, tôi mới dừng lại:
"Chị… vẫn tin vào ánh sáng không nguồn chứ?"
June gật nhẹ. "Không nguồn, nhưng không vô lý."
Tôi mở cửa. Không gian đen hoàn toàn. Khi bước vào, ánh sáng chỉ hiện lên khi có bước chân chạm mặt sàn. Đầu tiên là một dải sáng hình xoắn, rồi mở dần thành vòm. Trên tường là những sóng ánh sáng luân chuyển theo nhịp thở của người đứng trong phòng. Nhưng lần này, nó không chuyển động theo tôi.
Khi chị bước vào, ánh sáng hổ phách hiện dần, rồi tím nhạt, rồi xanh lục. Chúng tôi đứng ở trung tâm – nơi ánh sáng tạo thành một vòng bán nguyệt.
Tôi không cần nói gì. Nhưng tôi đưa tay chỉ vào góc phòng – nơi dòng chữ nhỏ bắt đầu hiện dần:
Retina.June – ánh sáng này chỉ hình thành khi chị nhìn thấy.
Chị nhìn dòng chữ ấy rất lâu. Rồi quay sang tôi. Ánh mắt ấy không còn dè dặt. Không còn là phản xạ phòng vệ, không còn là ánh sáng của người đứng phía sau ống kính nữa.
“Tôi cứ nghĩ mình chỉ còn là ánh sáng phản chiếu trong mắt người khác,” – chị nói, giọng thấp nhẹ – “Nhưng em nhìn tôi như thể tôi phát sáng từ bên trong.”
Tim tôi bỏ qua một nhịp.
Tôi định đưa tay ra. Nhưng rồi dừng lại. Thay vào đó, tôi thở chậm – để ánh sáng trong phòng dịu xuống. Chị đặt tay lên mu bàn tay tôi, rất nhẹ, nhưng đủ để cảm nhận được sự thật: chị ấy không còn đang sợ tình yêu nữa.
-
Tôi đã từng lưu lại một đoạn code cho một người không còn ở lại. Dòng code đó tạo ra một màu ánh sáng ấm nhưng hay nhấp nháy – như những cam kết không rõ ràng. Tôi chưa từng sử dụng lại đoạn đó. Nhưng tôi vẫn giữ. Vì tôi sợ nếu xoá đi, mình sẽ quên rằng bản thân từng mù quáng thế nào.
Nhưng hôm nay, trong Retina.June, tôi mở một đoạn code mới – đơn giản hơn, nhẹ hơn, nhưng ổn định. Không cần hiệu ứng, không cần biểu đồ. Chỉ là ánh sáng lặng.
"Em... từng nghĩ nếu mình không thắp đèn nữa, sẽ không ai nhận ra căn phòng này. Nhưng chị đã nhìn thấy, ngay cả khi đèn chưa bật."
“Vì em là chính căn phòng đó.” - June ôm tôi.
Tôi không đáp. Nhưng tay tôi nắm lấy tay chị, lần đầu tiên, không còn là động tác kiểm tra nhiệt độ da người.
-
Chúng tôi ăn tối trong studio ánh sáng. Một bữa tối đơn giản: cá hồi nướng mềm, bánh mì lúa mạch, một chút aquavit làm ấm cổ họng. Chị kể về lần đầu tiên chị nhìn thấy ánh sáng cực quang – ở Alta, trong một đêm không có gió.
“Không phải lần nào cực quang cũng hiện ra. Có đêm em đứng chờ hàng tiếng ngoài trời lạnh, rồi về trắng tay.”
“Tình cảm cũng thế,” tôi nói, cười khẽ. “Không phải lúc nào đợi cũng sẽ thấy. Nhưng có đêm, chỉ một vệt sáng mỏng thôi, cũng đủ để mình biết mình đã không sai khi ngóng chờ.”
June nhìn tôi thật lâu, như thể muốn nhớ khung cảnh này chính xác đến từng sắc độ ánh sáng. Tôi đưa tay bật chuyển hệ thống studio sang chế độ mở. Màn hình nhỏ hiện lên một đường dẫn nhỏ: Aurora.Live
Tôi đã phối hợp với một vệ tinh theo dõi thời tiết cực Bắc, để kết nối dữ liệu cực quang theo thời gian thực. Và đêm nay, nó đang hiện ra trên bầu trời Bergen – một bất ngờ tôi không nói trước.
Tôi mở cửa dẫn ra ban công studio. Ngoài kia, gió mang hơi lạnh nhưng trong lành. Ánh cực quang bắt đầu trải dài như một dải lụa xanh tím mềm mại vắt qua trời.
Chị đứng bên tôi, im lặng. Tôi cảm nhận được nhịp thở chậm của chị, cảm nhận làn tóc dài nhẹ chạm vào má mình khi gió nổi lên.
Tôi thì thầm:
"Nếu June chưa từng có một nơi để gọi là nhà, Enjoy không dám hứa mình sẽ là ngôi nhà ấy. Nhưng em muốn là ngọn đèn hiên nhà – để chị biết, luôn có ai đó ngóng trông chị, để quay về."
Chị quay sang. Không trả lời. Nhưng ôm tôi rất chặt – như thể mọi câu nói khác đều không cần thiết.
-
Một bản nhạc vang lên từ chiếc loa nhỏ đặt ở góc studio – không phải tôi bật. Có lẽ hệ thống tự động cảm biến được không khí dịu lại.
«"Tera chehra jab nazar aaye, din ban jaaye..."
Khi khuôn mặt chị hiện ra, cả ngày của em trở nên trọn vẹn...»
Tôi đứng trong vòng tay chị, cảm thấy mọi thiết kế mình từng làm – dù kỳ công đến đâu – cũng không thể đẹp bằng khoảnh khắc này.
Tôi từng sợ ánh sáng sẽ lóa. Tôi từng lập trình một mình, không cho phép ai bước vào phần mềm chứa tâm trạng. Tôi từng nghĩ trái tim mình chỉ nên là cảm biến.
Nhưng hôm nay, tôi để bản thân là người bị cảm thấu.
-
Tôi sẽ không lập trình ngày mai. Không tạo giao diện dự phòng. Không lưu lại bản sao.
Tôi sẽ sống trong ánh sáng này – ánh sáng không có nguồn, không có điều kiện, không cần tên gọi. Vì chính chị là tên gọi.
Chị thì thầm:
“Kể từ giờ, nếu có ai hỏi ánh sáng trông như thế nào, em chỉ cần chỉ vào bản thân mình.”
Tôi cười. Không phải kiểu cười dữ liệu. Tôi đặt tên cho nhịp tim mình: June.
-
Cực quang vẫn còn trên trời. Nhưng chúng tôi đã không còn cần nó nữa – vì ánh sáng đã ở trong lòng nhau.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip