Ánh sáng từ quá khứ

Hà Nội sáng 30/4 – bầu trời trong vắt như gương, nắng sớm nhẹ nhàng như những dải lụa vàng óng vắt ngang qua những mái ngói rêu phong của phố cổ. Trên tầng cao của một khách sạn khá cổ kính, Đức Duy đứng lặng bên khung cửa sổ mở rộng, tay khẽ nâng cốc cà phê còn nghi ngút khói, làn hương nồng ấm quyện vào hương sớm mai phảng phất hương hoa sữa cuối mùa.Phía xa xa, Quảng trường Ba Đình hiện lên sừng sững giữa trời xanh, như một chiến đài bất tử, nơi linh hồn của dân tộc hội tụ, nơi từng bước chân diễu binh là tiếng vọng của hàng triệu anh hùng đã ngã xuống cho đất nước trường tồn - nơi linh thiêng mà từng viên gạch, từng cọng cỏ dường như cũng thấm đẫm dấu chân của lịch sử.Mặt trời vừa ló dạng đã nhuộm vàng mái Đài Lăng, ánh lên sắc đồng đỏ rực trên lá cờ Tổ quốc tung bay kiêu hãnh giữa trờ. Không khí nơi ấy không đơn thuần là buổi sáng thông thường, mà còn là một khúc nhạc hào hùng, nhịp trống hào sảng, tiếng kèn rộn rã gọi về bao tháng năm gian khó để có hoà bình hôm nay.Quang Anh bước đến từ sau, khẽ ôm lấy em vào lòng: " Cùng ra kia ngắm nhìn cái bức tranh lịch sử thiêng liêng mà đẹp đẽ vô cùng này nhé! " Hai người ra khỏi khách sạn, hòa vào dòng người tấp nập đang đổ về quảng trường. Khi tiếng trống, tiếng nhạc diễu binh vang lên, cả hai đứng im lặng, tay nắm chặt tay. Những bước chân của đoàn quân đi qua gợi cho họ nhớ đến bao thế hệ đã ngã xuống để bảo vệ dải đất hình chữ S này."Anh nghĩ gì khi nhìn thấy những người lính già kia?" Duy hỏi khẽ. "Anh thấy mình còn nợ họ một điều gì đó. Tụi mình được đứng đây, tự do là chính mình, hát những điều mình muốn, yêu người mình yêu. Tất cả là nhờ họ."Sau lễ diễu binh, cả hai đi bộ về Nhà hát Lớn. Dọc đường, họ bắt gặp một nhóm bạn trẻ đang phát cờ, dọn rác quanh hồ Gươm. Không ngần ngại, Duy xắn tay áo, cúi xuống nhặt rác cùng, còn Quang Anh thì phụ gom vào túi lớn.Một vài người nhận ra họ – những người nổi tiếng ăn mặc giản dị, không có vệ sĩ hay máy quay theo sau, chỉ có một lòng chân thành muốn giúp đỡ. Có người xin chụp ảnh, nhưng điều để lại ấn tượng nhất là cách họ cúi đầu chào một cụ ông mặc áo lính bạc màu, đeo huân chương đầy ngực, đang đứng tựa gậy nhìn vào khoảng trời xa xăm.Chiều hôm đó, hai người đăng lên trang cá nhân một đoạn video ngắn: cảnh diễu binh, ánh mắt của những cựu binh, các em nhỏ cười khi được nhận cờ, và cả tiếng Quang Anh hát mộc mạc đoạn điệp khúc:" Từng bước chân cha ông đi qua, giờ khắc sâu trong tim con / Mỗi nốt nhạc con cất lên là ngàn lời tri ân..." Video nhận hàng trăm nghìn lượt chia sẻ. Nhưng điều khiến họ vui nhất là những bình luận như: "Hôm nay, mình không chỉ nghe nhạc, mà còn cảm được trái tim của người hát."Tối 1/5, họ tham gia một đêm nhạc thiện nguyện tại một khu công nghiệp ở ngoại thành. Không ánh đèn hào nhoáng, không sân khấu lớn chỉ là một mái bạt dựng tạm, vài chục chiếc ghế nhựa, và hàng trăm công nhân trẻ ngồi chen chúc nhau nghe nhạc. Quang Anh ngồi xuống cạnh một chị công nhân, hát không micro, giọng hát vang trong không gian tĩnh lặng.— "Cảm ơn các anh chị. Các anh chị không chỉ đang làm việc, mà đang xây nên đất nước bằng chính đôi tay mình." Duy nói, khi kết thúc phần biểu diễn.Sau buổi diễn, hai người đi bộ quanh khu nhà trọ công nhân. Họ lắng nghe những câu chuyện đời thường: người mẹ xa con nhỏ, người trẻ mơ ước có một ngôi nhà nhỏ ở quê, người già vẫn gắn bó với dây chuyền vì cần tiền chữa bệnh cho chồng. Những câu chuyện ấy thấm vào tâm trí họ sâu hơn bất cứ bài phê bình âm nhạc nào từng viết về họ.Khi trở về phòng, Duy viết ngay những dòng đầu tiên cho một track mới. Lần này không phải về tình yêu đôi lứa, không phải về sân khấu, mà về lịch sử, về hy sinh, và về niềm tin rằng nghệ sĩ cũng có thể là chiến sĩ, chiến đấu bằng âm nhạc."Em định đặt tên bài là 'Hòa Bình Trong Từng Nốt Nhạc'. Anh thấy thế nào?" "Hay đấy. Chúng ta không thể chiến đấu bằng súng, nhưng có thể dùng lời hát và giai điệu để làm một gì đó tốt đẹp hơn."Trong hai ngày lễ lớn ấy, Quang Anh và Đức Duy không chạy show, không quảng bá, không đi nghỉ dưỡng. Họ chọn ở lại, sống chậm lại, nhìn về quá khứ và tự hỏi mình đã làm gì để xứng đáng với những gì đất nước đã hy sinh.Với họ, yêu là cùng nhau hướng về điều tử tế. Và âm nhạc nếu không thể chạm đến những giá trị cốt lõi như lòng biết ơn, sự hy sinh, thì dù có nổi tiếng đến đâu, cũng chẳng thể gọi là sâu sắc.

Là một người công dân Việt Nam nên em muốn chap này là để tri ân và gửi những lời biết ơn sâu sắc nhất đến với những người anh hùng dân tộc đã hi sinh cả bản thân mình để bảo vệ mảnh đất chữ S thiêng liêng. 

Dạ mng góp ý thêm cho em với ạ.

Lovv uuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu ❤️

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip