Chương 8:Hé nở
<<Gió đâu hay làm hoa lay
Người đâu hay ánh mắt này chờ ai.>>
____
Khưu Dung Tán năm nay đã mười sáu tuổi.
Cái tuổi chưa lớn hẳn nhưng cũng không còn bé. Cậu trai ấy tự học cách lặng lẽ, tự kiếm tiền mua chiếc xe đạp cũ để mỗi sáng lăn bánh qua con đường đất đỏ, đến ngôi trường ở thị trấn. Có hôm nắng gắt, có hôm mưa bất chợt, nhưng ngày nào cũng về qua lối nhỏ dẫn ngang nhà ai đó.
Chiều nay cũng vậy.
Nhưng vừa đổ dốc đến đầu ngõ, tay anh khựng lại trên tay lái.
Dung Tán dừng xe lại, không rõ vì lý do gì. Có thể là vì ánh nắng, cũng có thể vì... ánh mắt.
Ánh mắt ấy - không nhìn anh, chỉ nhìn xuống mặt sân bụi mờ, nhưng trong veo đến nao lòng.
Trong sân, cô bé đang quét lá.
Dáng người mảnh mai, đôi tay nhỏ ôm chặt cán chổi to gần bằng cả người, từng nhịp chậm rãi quét đi vệt nắng mỏng còn vướng lại trên nền xi măng xám. Váy xanh nhạt ô vuông trắng, cổ ren kem dịu nhẹ, tóc đen cột hờ, buông lơi vài sợi trước trán. Cô không nhìn lên.
Và gió - như sợ làm phiền - cũng khẽ lại.
Cô bé mười tuổi.
Nhưng trong mắt anh, cô như một mầm xanh còn khép lá – chưa kịp vươn mình, nhưng đã khiến người ta phải nhìn thật khẽ.
Làn da trắng hồng, không rám nắng như lũ trẻ khác trong xóm. Cô giữ mình sạch sẽ, e dè, như thể bản thân sinh ra đã là một món đồ sứ dễ vỡ. Nhưng chính cái mong manh ấy lại khiến người ta chẳng thể dời mắt.
Khóe mắt hơi đỏ. Có thể do nắng, cũng có thể vì đã khóc.
Anh không rõ. Chỉ thấy trong ánh sáng nhạt cuối ngày, gương mặt cô phủ một nét buồn rất ngoan. Không ồn ào, không giận hờn.
Hôm nay cô mặc một chiếc váy màu xanh phấn, vải kẻ ô nhỏ li ti như ô bàn cờ, cổ vuông và hai dây vai buộc nơ trắng. Gấu váy viền ren mỏng, phồng nhẹ theo dáng người. Nhìn từ xa, cô bé trông giống một nhành cúc dại đang lặng lẽ hé nở.
Khưu Dung Tán không gọi. Cũng không bước vào.
Chỉ đứng đó, tay giữ xe, mắt nhìn mãi không dứt.
Gió thổi một vạt nắng chao nhẹ giữa khoảng không. Và trong một khắc ngắn ngủi ấy, cô bé mười tuổi kia, dù vẫn nhỏ xíu giữa sân nhà,đã bắt đầu có dáng vẻ của một người đang lớn lên.
Nhưng dáng lớn ấy... không phải thứ ai cũng nhận ra.
Giống như một mầm cây lặng lẽ vươn
cao,chỉ những ai dõi theo từ đầu mới biết:
hoa đã chớm, dù chưa nở.
Cuối cùng, Khưu Dung Tán cũng không thể đứng đó thêm được nữa. Anh quay đầu, đạp xe đi, tiếng bánh lăn trên đường đất vang vọng trong chiều lặng gió.
Trưa đứng bóng, sân gạch dưới hiên nóng hầm hập, hơi đất bốc lên ngái ngái mùi tro bếp cũ. Lữ Hồi Hương lặng lẽ quét sân, mỗi nhát chổi chạm xuống nền là một nhịp lòng chùng xuống.
Góc tường - cái lồng tre nhỏ trống rỗng nằm yên, như thể chưa từng chứa gì bên trong. Cô bé liếc nhìn, đôi mắt hoe đỏ lại cụp xuống. Mắt quét đi nhưng lòng thì cứ mắc lại nơi đó, quẩn quanh mãi không thôi.
Con thỏ - quà sinh nhật Dung Tán tặng - đã không còn nữa.
Tối qua, lúc cô chưa kịp về thì Lữ Văn Đạt đã mang nó đi làm thịt.
Người đàn ông ấy là con ruột của ông Dậu, sống chung trong nhà, nhưng chưa bao giờ nhìn cô bằng ánh mắt có thân tình. Thấy con thỏ nuôi mấy năm, ông ta chỉ nhếch mép một câu:
-"Nuôi rồi không phải để ăn, chứ để ngắm à?"
Hồi Hương đứng chết lặng nơi ngưỡng cửa bếp, không tin nổi vào mắt mình khi thấy lưng con thỏ bé nhỏ bị chặt gọn bên mâm. Nồi nước thì sôi ùng ục, khói bốc lên cay xè, tanh nồng như xát muối vào lòng.
Cô bé không cãi. Cũng chẳng biết phải cãi sao.
Vì cô không có quyền.
Vì trong căn nhà này - cô chỉ là đứa trẻ được nuôi, không hơn.
Thứ duy nhất cô từng nhận được bằng cả sự trân trọng, lại bị hủy hoại dễ dàng như bó cỏ thừa.
Mà đó đâu chỉ là một con vật.
Nó là món quà đầu tiên trong đời cô.
Là một sinh mạng được Dung Tán liều cả tính mạng bắt về, giữa đêm mưa lạnh cắt da.
Là con thỏ mà cô từng ôm vào lòng, từng gọi bằng cái tên nhỏ xíu, từng cẩn thận đặt khăn, đan rơm làm ổ, từng thì thầm chuyện vặt mỗi tối...
Năm năm nuôi nấng, hóa ra, lại không đủ để bảo vệ.
Ông Dậu - người nhận nuôi cô từ lúc bé - nay đã già, ho từng cơn rạc người, chẳng còn đủ hơi sức để lo toan, lại càng không thể can thiệp chuyện cơm canh.
Hồi Hương cũng chẳng muốn ông phiền lòng vì mấy chuyện như vậy, chỉ cắn môi lặng thinh, chôn hết ấm ức vào ngực.
Chiều muộn, bóng nắng cuối ngày lăn dài trên mái ngói, loang một vệt vàng nhạt xuống sân đất. Khưu Dung Tán trở về sau một buổi phụ người quen gặt lúa, vai áo nhuộm mồ hôi, bùn đất bám lấm tấm quanh gấu quần.
Tầm chiều xuống, trời rộ lên cái nắng lưng chừng vàng sẫm - không còn gay gắt mà chỉ âm ấm, dịu như lòng bàn tay mẹ vuốt trán con. Khưu Dung Tán mang thau nước ra sân sau, nơi chỉ có hàng rào tre già và lu nước mưa đã đầy sẵn từ hôm trước.
Gió thổi nhè nhẹ, tiếng chim ríu rít bay về tổ. Trong khung giờ mà mấy bà mấy chị còn đang bận nhóm bếp, lo bữa chiều, sân sau hoàn toàn vắng. Anh cởi trần, không vội.
Tấm lưng rám nắng đón lấy ánh chiều vàng. Vai rộng, cơ lưng đổ dài, múi bụng rõ nhưng không gồng gân - là kiểu mạnh mẽ tự nhiên, không cần phô cũng khiến người khác phải ngoái nhìn.
Tấm lưng lộ ra dưới ánh nắng- vai rộng, lưng dài, từng múi cơ lộ rõ dưới làn da rám nắng. Thân thể ấy không phải kiểu đẹp như tượng, nhưng lại có sức hút lạ lùng: là thứ đẹp được mài qua nắng gió, qua lao động, qua những buổi chiều cày đồng mướt mồ hôi.
Cơ bụng không cần siết vẫn nổi đường nét, vững chãi và gọn gàng. Cánh tay dài, bắp chắc, gân guốc, trông như có thể dễ dàng nhấc cả bao lúa. Nhưng điều khiến người ta khó rời mắt lại là sống lưng - cao, dày, trượt từ gáy xuống tận thắt lưng, chỗ xương hông khẽ hõm vào.
Mỗi lần anh vươn tay múc nước dội lên người, cơ bắp dưới da khẽ chuyển động - chậm rãi.Dòng nước lạnh làm da anh co lại, vài giọt còn đọng nơi hõm xương quai xanh.
Dòng nước đầu tiên đổ xuống - lạnh, nhưng không khiến anh chớp mắt. Chỉ là một cái rùng mình nhẹ, da căng, mạch gân nổi khẽ. Anh đứng im vài giây, để nước chảy dọc sống lưng, qua thắt lưng, loang xuống mặt đất.
Mỗi cử động - từ động tác dội nước đến vắt khăn - đều mang vẻ bình thản đến khó hiểu. Không gấp, không vội, không bối rối, như thể đó là khoảng thời gian hiếm hoi trong ngày mà anh có thể trút hết mọi thứ - cả bụi bặm, mệt mỏi, và cả những điều không nói ra.
Vạt nắng cuối cùng trượt dọc theo xương vai, vẽ một vệt sáng nhòe lên tấm lưng trần. Bóng anh in dài trên nền đất ẩm, vừa cô độc, vừa mạnh mẽ.
Lau người bằng chiếc khăn cũ, anh mặc lại áo đã phai màu, ngồi xuống bậc hiên, lặng lẽ nhìn cảnh vật.
Khưu Dung Tán từng nghe người ta kể rất nhiều về mẹ ruột mình-Kim Tố Trân.
Họ bảo rằng bà đẹp - một vẻ đẹp mặn mà, say lòng người đến mức khiến cả làng trên xóm dưới khi nhắc đến đều chép miệng xuýt xoa. Nét đẹp ấy không chỉ khiến bao người ngẩn ngơ, mà còn khiến không ít kẻ mang lòng ghen tị. Có người bảo: "Bà ấy mà không sinh ở cái làng này, thể nào cũng thành người nổi danh nơi phố thị."
Và người ta cũng nói... anh giống bà.
Không phải chỉ một người nói như thế. Từ nhỏ đã nghe, lớn lên lại càng nghe nhiều hơn. Rằng anh có đôi mắt giống mẹ, sống mũi giống mẹ, và nét lạnh lạnh trầm mặc ấy - cũng là do mẹ để lại.
Khưu Dung Tán biết, và anh không phủ nhận.
Anh biết mình không xấu. Có đôi khi soi gương, anh cũng nhận ra đường nét của bản thân không đến nỗi tầm thường. Có thể gọi là "đẹp" - nếu cần một từ gọi.
Nhưng... đẹp thì đã sao?
Anh chưa từng nói với ai điều này – rằng đứng trước người mình thương, vẻ ngoài thật ra là thứ phù phiếm nhất.
Anh không tự tin khi ở trước mặt cô bé ấy. Không phải vì anh thấp kém, càng không phải vì sợ bị nhìn thấu.
Mà là vì ánh mắt cô – ánh nhìn trong veo như sớm mai sau mưa – khiến anh thấy chính mình... không đủ sạch sẽ để soi vào.
Có lẽ, cảm giác đó sẽ khó ai hiểu được. Giống như khi đứng trước một bông hoa vừa nở giữa làn sương đầu ngày–Dù có khoác áo gấm, vẫn cứ thấy mình là kẻ lấm bùn.
Đêm xuống. Trăng mười sáu vừa gượng lên khỏi đám tre đầu ngõ, ánh bạc rơi xuống mái rơm loang lổ như phủ một lớp sương mỏng. Trong căn bếp nhỏ sau nhà, Hồi Hương đang ngồi co mình trong chiếc chậu nhôm tròn, nước ấm bốc hơi mỏng tang, vấn vít quanh làn da trắng mịn như cánh sen non.
Cô bé múc nước từ chiếc gáo dừa, từng gáo rưới nhẹ lên vai, những giọt nước theo xương bả trượt xuống lưng rồi tan vào làn nước dưới chậu. Tóc xõa ngang lưng, ướt đẫm, dính thành từng lọn nhỏ. Gò má cô ửng hồng vì nước nóng và cả vì chút ngượng ngùng nào đó chẳng rõ tên.
Trên bờ mép chậu, một cánh bướm đêm đậu lại, lay động theo gió như cũng đang ghé xem người con gái nhỏ đang dần lớn lên từng ngày.
Hồi Hương ngồi im một lúc lâu, ánh mắt lặng lẽ nhìn lên khoảng trời qua ô cửa gỗ. Mặt trăng treo lơ lửng như chiếc đồng xu bạc, xa mà dịu dàng. Cô đưa tay lau giọt nước vương trên mi, rồi thở ra khe khẽ.
Dạo gần đây, mỗi khi đi ngang qua đầu xóm hay ghé tiệm tạp hóa, Hồi Hương lại nghe mấy lời trêu chọc quen tai từ các cô chú hàng xóm:
- "Con nhỏ Hồi Hương lớn rồi đẹp dữ ha, mai mốt thế nào chả có khối đứa mê."
- "Đẹp cỡ đó á hả, thôi để đó vài năm nữa tui dẫn thằng cháu qua coi mắt!"
- "Mặt mũi sáng sủa, nết lại ngoan... đem làm dâu là hết ý."
Nghe riết, Hồi Hương cũng chẳng biết nên cười hay nên cúi đầu. Cô bé mới chỉ vừa tròn mười tuổi - cái tuổi vẫn còn thơm mùi nắng, mùi vở mới, chưa kịp hiểu chữ "yêu" viết sao cho tròn, thì đã bị người lớn gán ghép đủ điều.
Thật ra, trong đầu cô bây giờ chỉ toàn những chuyện vu vơ: hôm nay có hái đủ bông bụp để nhuộm khăn chưa, con mèo trong chùa đẻ mấy lứa rồi, hay mai có nên làm lại tượng đất cho Khưu Dung Tán hay không...
Cô cũng không thân với ai ngoài hai người anh là Giang Diên và Khưu Dung Tán. Đám trẻ trong xóm thì lúc đến trường có chào nhau vài câu, nhưng cũng chỉ vậy. Không ai khiến cô muốn lại gần. Không ai khiến cô thấy đủ tin tưởng để chia sẻ điều gì.
Chỉ trừ hai người đó.
Một người hay cười, hay trêu, lúc nào cũng líu lo như chim chích.
Một người trầm mặc, kiệm lời, nhưng mỗi khi nhìn cô lại khiến lòng cô dịu đi lạ thường.
Những lời trêu chọc của người lớn, cô nghe rồi bỏ qua. Nhưng có đôi khi, vào những đêm lặng gió, nằm nghiêng nhìn ánh trăng in trên vách, cô lại bất giác đưa tay lên ngực - nơi có một cảm giác rất khẽ. Như bông hoa mới chớm nụ, chưa dám nở, chỉ biết rúc mình trong những cánh mỏng, đợi một mùa hạ đủ đầy...
Hồi Hương từng tận mắt thấy cảnh một người phụ nữ làm dâu mà trong lòng cứ thấy nghèn nghẹn mãi.
Hôm đó là một chiều oi, cô bé đi ngang qua nhà bà Sáu Thược để xin ít hoa lài về ướp trà cho ông Dậu. Mới vừa ghé đến hàng rào thì nghe từ trong bếp vọng ra tiếng la the thé:
-"Nấu cái gì mà khét lẹt, mắm kho chứ có phải nước sôi đổ gạo đâu! Dâu con kiểu gì mà hậu đậu thấy sợ!"
Tiếng bát đũa va loảng xoảng, tiếp sau đó là một giọng nữ nhỏ xíu, lí nhí xin lỗi. Là chị Luyến - vợ của con trai bà Sáu.
Hồi Hương níu mấy song tre, ngước mắt nhìn vào. Qua khe cửa mở hé, cô thấy chị Luyến đứng co ro bên bếp lửa, tay cầm chiếc vá bị gãy cán, mái tóc rối vương vài giọt mồ hôi. Đôi mắt chị đỏ hoe, sống mũi sưng sưng như vừa khóc xong. Còn ông chồng thì ngồi ngoài hiên, thản nhiên nhả khói thuốc, chẳng nói câu nào.
Chị Luyến lúc sau có đi ngang sân, bắt gặp Hồi Hương đang đứng, chỉ cười gượng:
- "Dâu mới á, riết rồi cũng quen..."
Câu nói nhẹ như gió thoảng, nhưng không hiểu sao lại khiến Hồi Hương thấy sống mũi cay cay. Cô không biết "quen" ở đây là quen với bếp núc, hay quen với việc không được ai bênh vực.
Hồi Hương khi đó chỉ mới chín, mười tuổi, còn chưa rõ chữ "làm dâu" nghĩa gì cho trọn. Nhưng cảnh ấy, âm thanh ấy... không hiểu sao lại hằn trong trí nhớ rất sâu.
Từ bữa đó, cô bé hay thầm nghĩ:
"Nếu một ngày nào đó mình cũng lớn, cũng làm dâu nhà người ta... liệu có phải cũng sẽ buồn như chị ấy không?"
Hồi Hương ngồi thu mình trong chiếc chậu gỗ, nước âm ấm lên tới ngực. Mái tóc xõa dài rũ xuống hai vai, từng giọt lăn tách tách xuống làn nước trong. Cô bé lấy gáo múc lên một ít, đổ xuống lưng, rùng mình khẽ vì hơi lạnh còn vương trong gió tối.
Tắm một mình trong bếp, bên ngọn đèn dầu leo lét, cô lại nhớ tới mấy câu trêu ghẹo của các cô các bác trong làng.
Lúc đó cô chỉ cười trừ, vừa mắc cỡ vừa không hiểu mấy... Nhưng đêm nay, trong nước ấm, nghe tiếng dế kêu ngoài vườn, tự nhiên lại nhớ. Rồi chợt nghĩ vẩn vơ: "Sau này, mình sẽ lấy ai vậy ta?"
Nghĩ tới đó, cô lại bật cười, nước trong chậu sóng sánh. Mặt đỏ lên vì ngại - như vừa nghĩ tới điều gì đó không nên nghĩ.
Nhưng rồi ánh mắt cô bé chợt trầm xuống một thoáng. Nhớ có lần thấy chị Luyến đầu xóm ngồi một mình ở bờ giếng, mặt sưng húp. Người ta nói chồng chị dữ lắm, hay nhậu rồi quát tháo. Tự nhiên Hồi Hương nghĩ thầm, "Sau này mình lớn, chắc mình không lấy người chồng như vậy đâu..."
Chỉ nghĩ vậy thôi, rồi quên ngay. Vì trong lòng cô bé lúc này, chuyện lớn nhất vẫn là... gội cho sạch tóc và chà cái đầu gối bị trầy bữa trước.
Cô cúi đầu xuống nước, mùi bồ kết thoang thoảng bay lên, dịu như mùi chiều muộn. Ngoài kia, tiếng gió lùa qua tán chuối, mảnh trăng khuyết treo nghiêng trên mái lá - cả ngôi làng đang chìm vào một đêm yên.
_____
Đêm Trung Thu, trời trong như mặt gương.
Trăng tròn, sáng đến mức tưởng chừng có thể nghe thấy tiếng ánh sáng rót xuống mặt ao.
Bờ nước trước chùa rộn ràng người lớn, trẻ nhỏ. Tiếng trống múa lân dội dồn vào ngực, hòa cùng tiếng cười, tiếng gọi nhau í ới. Ai cũng tay bưng một chiếc đèn - đèn hoa sen, đèn thuyền, đèn cá chép. Giấy sắc màu thắp lên từng ngọn sáng như hoa nổi trên sóng.
Lữ Hồi Hương ôm trong tay một chiếc đèn thiên nga.
Giấy dó trắng được cô bé cắt, gấp cẩn thận, từng lớp cánh mảnh như thật, ôm lấy ngọn nến nhỏ xíu đang nhấp nháy. Dưới ánh trăng, chiếc đèn ấy không rực rỡ như những cái khác - mà nhẹ, mát, và yên tĩnh.
Cô chẳng hiểu tại sao lại làm hình thiên nga. Chỉ là... thích. Vì nó đẹp. Và vì... hình như ở đâu đó, từng nghe người lớn bảo: "thiên nga là loài một đời không đổi bạn."
Phía xa, Giang Diên đứng gần đám đông, giơ chiếc đèn thuyền màu xanh lá, hào hứng vẫy tay:
- "Hồi Hương, lẹ lên, lẹ lên! Coi ai trôi xa nhất nè!"
Cách đó không xa, Khưu Dung Tán ngồi một bên bậc đá, tay cầm đèn sen màu đỏ sẫm. Anh không gọi, không giục. Chỉ lặng lẽ chờ - như mọi lần.
Hồi Hương quỳ xuống bên mép ao, thả thiên nga của mình.
Nước đón lấy rất nhẹ. Một vòng xoay chậm, rồi... chiếc đèn đứng yên.
Không trôi.
Nó chỉ xoay tròn tại chỗ, lặng lẽ như đang chần chừ. Ngọn nến bên trong vẫn cháy, không lay, không tắt - chỉ rực nhỏ nhẹ như một nhịp thở đang giữ kín một điều gì đó.
Người lớn đi ngang qua bật cười:
- "Ủa, sao đèn con bé không chịu đi vậy trời?"
- "Gấp thiên nga là cầu duyên đó nghen. Cẩn thận nha con, thả là dính!"
Cô bé đỏ mặt quay đi, tay nắm vạt áo, ngượng đến mức chẳng biết giấu mặt vào đâu.
Cô không biết "cầu duyên" là gì. Cô chỉ thấy con thiên nga đứng mãi ở đó... nhìn cứ tội tôi.
Giang Diên cười lớn, nghiêng người thả chiếc thuyền giấy - đèn cậu lướt đi vun vút như đang muốn đua với trăng.
Còn Khưu Dung Tán, vẫn là một động tác chậm rãi. Anh buông tay, để chiếc đèn sen rời khỏi mình như một lời gửi gắm không cần nói thành lời. Đèn anh trôi rất chậm, nhưng ổn định, như kiểu người ta không cần vội mà vẫn sẽ đến được nơi cần đến.
Cả ba đứng bên nhau, ai cũng im lặng.
Không ai cười, không ai nói. Chỉ có ánh sáng từ ba ngọn đèn chụm thành một vệt mong manh, trôi giữa làn nước loang ánh trăng.
Chiếc đèn thiên nga thì vẫn ở đó - xoay một vòng, rồi lại một vòng nữa.
Không trôi.
Không rời đi.
Cũng chẳng ai dám chạm vào, sợ làm hỏng cái "ở lại" dịu dàng đó.
Khưu Dung Tán ngước mắt, nhìn thấy ngọn đèn ấy giữa ao nước.
Ánh mắt anh khựng lại trong một khắc rất khẽ - như nhìn thấy một thứ gì đó quá gần, nhưng lại không thể với tay.
Rồi anh quay đi.
Không phải vì không muốn ở lại. Mà là vì... nếu đứng thêm một chút, anh sợ mình sẽ không rời đi được nữa.
Lữ Hồi Hương thấy anh bước đi, dáng lưng gầy gò như muốn hoà tan vào màn đêm. Cô bé hốt hoảng gọi với theo:
- "Anh Dung Tán... đợi em với!"
Giọng cô nhỏ nhưng gấp. Tiếng guốc gỗ va lên nền đất khô, lạch cạch như tiếng trái tim non trẻ đập vội vã. Dưới tán cây râm mát, Khưu Dung Tán dừng lại. Gió nhẹ lùa qua, thổi bay vạt áo trắng mỏng trên lưng anh - Cái lưng từng che mưa, chắn gió cho cô suốt bao mùa mưa nắng, giờ lại đang lặng lẽ khuất xa như một mái hiên cũ không còn đủ rộng cho ai đó trú vào thêm lần nữa.
Anh quay lại.
Hồi Hương chạy tới,thở lấy lại hơi,tóc hơi rối nhẹ. Mắt cô hoe hoe đỏ, vừa như tức, vừa như tủi.
- "Anh sao vậy? Dạo này... anh cứ lạnh nhạt với em..."
Cô cúi đầu, giọng lạc đi.
Dung Tán không trả lời ngay. Ánh mắt anh khẽ cụp xuống, như thể trong thoáng chốc có ngọn gió nào đó lùa qua lòng.
Đứa bé đứng trước mặt anh hôm nay...
Không còn là cô nhóc lon ton bám gấu áo gọi "anh ơi" ngày nào nữa.
Mười tuổi. Đã biết buồn vì một ánh mắt lạnh. Đã biết khóc khi bị né tránh.
Rồi một ngày... sẽ biết thương. Và một ngày... có thể sẽ biết đau.
Thương ai quá gần, hóa ra lại là tàn nhẫn.
Giữ ai quá lâu, hóa ra lại ngăn bước chân người ta lớn.
Nên anh lùi một bước, không phải vì hết quan tâm, mà vì sợ... ánh mắt của cô bị nhuốm bụi đời vì những lời thiên hạ.
Anh thương cô. Nhưng chính vì thương... nên không thể cứ mãi gần bên. Không phải điều gì gần gũi cũng là tốt. Và không phải cách yêu thương nào cũng nên rõ ràng.
Nếu cứ nắm tay cô mãi, khi cô đủ tuổi để hiểu, có lẽ người chịu tổn thương đầu tiên... lại chính là cô.
Cô còn nhỏ. Mà làng thì chẳng nhỏ chút nào.
Anh cúi xuống, nhẹ xoa đầu cô, giọng vẫn đều đều - dịu dàng như mọi khi:
- "Anh không lạnh nhạt gì cả. Chỉ là... muốn để em chơi với mấy đứa bạn cùng tuổi. Vui hơn."
Hồi Hương phụng phịu, mím môi:
- "Em không thích chơi với tụi nó. Nói chuyện chán lắm..."
Anh bật cười khẽ, ngón tay gõ nhẹ vào trán cô:
- "Lớn lên chút nữa, em sẽ gặp nhiều người hợp với mình hơn anh."
Cô bé lặng thinh. Không hiểu, nhưng vẫn gật đầu.
Còn Khưu Dung Tán... chỉ lặng lẽ quay lưng.
Vì có những tình cảm, nếu cứ giữ chặt, sẽ hóa gánh nặng.
Mà nếu buông ra... lại day dứt cả đời.
Anh chọn im lặng. Vì với cô, anh muốn là ký ức đẹp - không vướng bụi, không gợn sẹo.
_____
Cho ai không hiểu thì ý ổng là như thế này: Bây giờ cô còn nhỏ thì không ai nói gì nhưng sau này lớn hơn thì sao ?Chẳng phải sẽ bị đồn đại nhừng điều không hay,ảnh ưởng đến danh dự.
Nếu sau này Hồi Hương lớn (ví dụ 15-16 tuổi trở lên), vẫn thường xuyên thân thiết với Khưu Dung Tán (ảnh lớn hơn 6 tuổi) thì...
Có khả năng bị đồn đại, đặc biệt ở vùng quê Việt Nam xưa:
Không phải là ruột thịt,chênh lệch tuổi + nam nữ hay gần gũi, lại không có quan hệ họ hàng rõ ràng, thì người ngoài sẽ dễ hiểu lầm.
Các cụ thường nói những câu kiểu:
"Con gái mới lớn không nên sát cánh trai lạ"
"Cái tuổi đó, ở gần nhau là có chuyện không hay"...
-> Càng thân càng dễ bị để ý, thêu dệt.
_____
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip