Nữ hoàng Đan Mạch

 Nữ hoàng là biểu tượng của đất nước. Tuy người Đan Mạch đề cao quyền tự do ngôn luận, Nữ hoàng là chủ đề mà bạn nên cẩn trọng khi phát ngôn. Bất kỳ một phát biểu tiêu cực nào từ người nước ngoài cũng bị coi là một sự xúc phạm, cho dù người Đan có thế nói điều tương tự. Điều này giống như người da đen có thể tự giễu mình là "mọi đen", nhưng người các sắc dân khác thì không được phép.

 Nữ hoàng mang tên Margrethe đệ nhị. Đan Mạch có Nữ hoàng Margareth đệ nhất vào năm 1387. Nước này có truyền thống chỉ sử dụng một số tên nhất định cho người đứng đầu vương quốc. Nếu là vua thì sẽ chỉ dùng thay đổi hai tên: Christian hoặc Frederik. Có lẽ khi Đan Mạch có nữ hoàng mới trong tương lai, vị nữ hoàng cũng sẽ có tên là Margrethe hoặc là Margrete.

 Nữ hoàng Đan Mạch có chồng là Hoàng thân quá cố Henri, người Pháp lớn lên ở Hà Nội thời thuộc địa. Vì ảnh hưởng của Hoàng thân mà gia đình hoàng gia có sự ưu ái đặc biệt đối với Việt Nam. Nghe nói là khi còn sống, Hoàng thân đã cố gắng hết sức vận động để chính phủ Việt Nam trả lại ngôi nhà cũ của gia đình ông trên phố Phan Đình Phùng, Hà Nội. Ngôi nhà đó hiện nay là trụ sở của Văn phòng Ủy ban Dân tộc Việt Nam*.

 Phong cách ăn mặc của hoàng gia là nguyên nhân tôi đọc tạp chí lá cải, bởi vì chắc chắn các nhân vật hoàng gia là chủ đề xuất hiện nhiều nhất. Nữ hoàng Đan Mạch là một nghệ sĩ thật sự. Bà là một nghệ sĩ vẽ tranh và minh họa cho sách (dùng tên giả), và thiết kế trang phục sân khấu. Hiện tại ở tuổi tám mươi, phong cách ăn mặc của bà vẫn hơn đứt nhiều người trẻ hơn và giàu hơn mình. 

*Ông nội của Hoàng thân Henri di cư sang Đông Dương vào thời kỳ đầu và khá thành công, kinh doanh đồn điền và in báo.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip