các thể loại

I. Thần thoại

2. Đặc trưng của thần thoại

- thần thoại kể về nguồn gốc của muôn loài

- kể về sự chinh phục của thiên nhiên và sáng tạo văn hóa

- là tư liệu quý cho các ngành KH-XH ( nó cho ngườita thấy cái bóng của những sự kiện lịch sử thời xa xưa, tình trạng sinh hoạt xã hội loài người thời xa xưa)

- đặt nền móng cho tôn giáo ( thế giới các vị thần)

- là nguồn cảm hứng vô tận cho các loại hình nghệ thuật ( văn học, hội họa...)

3. Nghệ thuật

- cốt tuyện: đơn giản - có một trục chính

- nhân vật: các vị thần...

- nghệ thuật phóng đại. ẩn dụ

II. Truyền thuyết

2. Đặc trưng

- cốt lõi là sự thực lịch sử

- truyền thuyết tồn tại dưới dạng những câu chuyện nhỏ có cốt kể và lời kể đơn giản

3. Con người Việt Nam qua truyền thuyết

- những người anh hùng  trong sự nghiệp dựng nước

- những câu chuyện kể về anh hùng dựng nước

- những câu truyện kể về văn hóa

4. Ngệ thuật

- truyền thuyết có kết cấu chuỗi: sự ra đời kì lạ, tướng lạ của nhân vật -> hành trang cuộc đời và những chiến công ( tài đức, sự nghiệp) -> kết thúc cuộc đời (linh hiển hoặc hóa thân)

- thời gian trong truyenf thuyết được xác định cụ thể mang tính thời đại rõ rệt. Tuy nhiên thời gian trong truyền thuyết và thời gian kể có sự ko đồng nhất.

- nhân vật có lai lịch rõ  ràng gắn với địa phương hay thời đại. càng về sau nhân vật trong truyền thuyết càng gắn bó với hiện thực hơn ( có tên cụ thể)

III. Truyện cổ tích

2. Đặc trưng

- mang đậm tính nhân văn ( loài vật, truyền kì, thế sự SH)

- ca ngợi những con người bình thường, thậm chí nghèo khó nhưng thông minh, có phẩm chất tốt đẹp: cần cù, yêu thương...

- bênh vực những người có hoàn cảnh khó khăn

- quá trình hoàn thiện truyện cổ tích là quá trình biến đổi ko ngừng, mang tính quy luật, chịu sự chi phối của xã hội, thời đại

- phản ánh hiện thực 1 cách độc đáo. Các câu chuyện bắt rễ từ hiện thực nhưng kại có những ước mơ kì diệu, bay bổng, đứng trên và vượt xa hiện tại

3. Chân dung người VN trong truyện cổ tích

- họ có đ/s lao động nghề nghiệp vất vả, bị áp bức nặng nề nhưng rất chăm chỉ cần cù

- họ luôn luôn đấu tranh, ko khoan nhượng với cái ác cái xấu

- họ có tinh thần lạc quan, giàu lòng nhân đạo

4. Nghệ thuật

cốt tuyện ngắn gọn, phương thức trần thuật đơn giản, cơ cấu lặp đi lặp lại. nhân vật theo những mô típ quen thuộc. Các yếu tố kì ảo được đưa vào để phát triển cốt truyện.

IV. Truyện cười

2. Đặc trưng

- nhận thức thực tại một cách độc đáo

- nhận thức qua việc phát hiện cái trái quy luật, trái tự nhiên

- giúp người đọc nhận thức lại. hoặc nhận thức sâu hơn về bản chất của sự vật hiện tượng vì nó phát hiện ra sự trái ngược, sự đối lập giữa ND- Hình thức, quy luật - trái quy luật, tự nhiên- trái tự nhiên.

- luôn mang nội dung phê phán, phủ nhận cái xấu, cái trái tự nhiên, cái lạc hâun giả dối.

3, Phân loại

- Hài hước: phê phán nhẹ nhàng

- Trào phúng: phê phán mạnh mẽ ( quan lại giàu có, các loại thầy)

4, Hình ành nhân dân

- những con người lạc quan

- những con người có phương pháp giáp dục nhẹ nhàng, sâu sắc

- những con người luôn mang trong mình ý chí chiến đấu mạnh mẽ

5. Nghệ thuật

- kết cấu: ngắn gọn có 3 chặng

c1: mở đầu, đặt nv vào tình huống

c2: giới thiệu tình huống

c3: gây cười

- nhân vật: từ 1-2 nv ( 3 - rất ít)

- tình huống: càng căng thẳng khả năng gây cười càng lớn

V. Truyện ngụ ngôn

2. Đặc trưng

- là những truyện có ngụ ý: truyện ko trình bày 1 số phận, ko có những tình tiết rắc rối li kì, chỉ tập chung vào 1 vài tình tiết liên quân đến bài học kinh nghiệm nêu ra

- ý tứ được " ngụ" trong truyện rất phong phú: đó là thái độ phê phán xã hội, 1 kinh nghiệm ứng xử, 1 bài học về đạo lí hay một bài học về nhận thức lệch lạc của con người.

- là những câu truyện bịa đặt hoàn toàn để tạo ra sự hấp dẫn sinh động nhằm diễn đạt được những tư tưởng và những kinh nghiệm khó diễn đạt nhất

3. Chân dung con người

- có kinh nghiệm sống phong phú và sâu sắc

có quan niệm và nhận thức thế giới đúng với bản chất của nó

- có tinh thần phản kháng, phê phán xã hội

- ý " ngụ" trong truyện : thái độ phê phán xã hội, kinh nghiệm ứng xử, bài học về đạo lí, uốn nắn sự lệch lạc của con  người/

4. Ngệ thuật

- kết cấu đơn giản, ngắn gọn, ít tình tiết, có 2 phần: kể. ngụ ý, những phần ngụ ý ẩn trong phần kể là đa số.

- thế giới nhân vật: đa số là thế giới loài vật: con vật. cây cối, con người, các bộ phận con người

- biện pháp NT: ẩn dụ

VI. Tục ngữ

2. Đặc trưng

- là những câu nói dân gian ngắn gọn, hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn 1 ý nghĩa

- tổng kết và khái quát kinh nghiệm

- có tính đa nghĩa: đen, bóng: sự vật hiện tượng cụ thể, gần gũi > để nói cái sâu xa hơn

3. Phân loại

- kinh nghiệm sản xuất

- xã hội LS

- q/s tự nhiên

4. HÌnh ảnh con người

- có cái nhìn thực tế và tích cực trước tự nhiên và LĐSX, từ thực tế người xưa qs, chắt lọc để tích lũy thành những kinh nghiệm truyền lại cho mọi thế hệ. Sự tích kũy kinh nghiệm ấy thể hiện thái độ quan tâm, ko thụ động, ko trông chờ của người xưa.

- là những người thông minh, mền dẻo trong kinh nghiệm XH - LS ( ứng xử)

- có thái độ trân trọng và cái nhìn nhân văn trong cách nhìn nhận và đánh giá con người.

- thái độ mâu thuẫn, ko đồng nhất trong tư duy và quan niệm

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: