Việt Nam và việc dùng chữ Hán
Thật sự về vấn đề này có rất rất nhiều bạn hiểu lầm nên mình để nó lên đầu luôn!
Việt Nam thời xưa không hoàn toàn dùng chữ Hán trong xưng hô:
Thật ra ta chỉ sử dụng chữ Hán để làm quốc gia văn tư, văn kiện và trong sách vở. Nhân dân ta vẫn nói tiếng Việt với nhau, từ dân thường đến vua quan trong triều đình cũng thế. Chỉ khác là trong giao tiếp dân thường có phần giản dị hơn các quan lại. Do ảnh hưởng của nhiều thế kỷ bị Trung Quốc cai trị nên từ vựng tiếng Việt không tránh khỏi chứa đựng nhiều yếu tố Hán mà bây giờ ta hay gọi là từ Hán Việt
Vậy những từ chỉ quan hệ thân tộc như "huynh", "đệ", "tỷ", "muội",... cũng chỉ là những từ dùng trong văn bản Hán văn Việt Nam chứ không hẳn là những từ quen thuộc trong dân gian
Dân chúng thì xưng hô với nhau giản dị, tự nhiên, chẳng hạn giữa vợ chồng, thì chồng có thể gọi vợ là "mình", "bà nó", "mẹ nó", "bu nó", "bủ nó", "bầm nó", "má nó", "mạ nó", "mợ nó". Vợ có thể gọi chồng là "mình", "ông nó", "bố nó", "ba nó", "cha nó", "cậu nó". Còn giữa trai, gái thì "anh" và "em"
Bằng chứng là các ca dao tục ngữ như:
"Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương"
Mẹ già anh ở nơi nao?
Để em tìm vào hầu hạ thay anh
hoặc tiêu biểu hơn là truyện Kiều của Nguyễn Du khi cụ giữ đúng tinh thần Việt
"Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân"
hay
"Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về"
Trang trọng hơn thì là chàng - nàng - thiếp
– Cha gọi: là áng
– Bác (là chú, bác như ngôn ngữ hiện đại).
– Mẹ (như ngôn ngữ hiện nay), nhưng mẹ còn gọi là nạ.
– Tôi, ta gọi là min, mỗ, giáp.
– Nó, hắn gọi là nghĩ.
– Chúng bay gọi là phô bay.
– Chúng tôi, chúng ta gọi là phô min giáp.
– Tôi, tao, mày. Ta. Vợ. Bà phu nhân. Ngươi. Mi, chúng mi. Thiếp, chàng. Tiên sinh
Phần lớn những từ ngữ này đã gần như không được sử dụng nhiều trong thời này
Chương sau sẽ là cách xưng hô trong cung đình
mọi người đọc cho mình một vote + follow nhaaaaa
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip