June 25th 2016
Câu chuyện số 1:
Hồi cấp 1, có lần cô giáo ra bài tập là vẽ một bức tranh về vũ trụ.
Tôi còn nhớ bài tập đó tôi được điểm kém (trên dưới điểm trung bình gì đấy), bởi vì tôi đã tô vũ trụ bằng...màu đen.
Thực ra lúc ấy tôi cũng khá phân vân bởi nhìn quanh thấy đứa nào cũng tô vũ trụ bằng màu xanh cả, nhưng dựa trên chút ký ức về mấy chương trình khám phá trên kênh VTV2 thời đó và những gì tôi thấy trên bầu trời đêm, thì tôi vẫn quyết định đi theo thực tế và tô màu đen cho nó.
Sau đó, chẳng biết cô giáo đã nói gì mà bố tôi lại bảo rằng "Sao con lại tô màu đen cho bức tranh?"
Câu chuyện số 2:
Ngày xưa, khi học môn Đạo Đức hay Giáo Dục Công Dân, mỗi lần gặp mấy câu đại loại như:
"Nếu thấy bạn bị bắt nạt, em sẽ làm gì?
A. Đứng im quan sát
B. Ra tay cứu giúp
C. Nói thầy cô"
Thì thể nào tôi cũng chọn B, vì đó là đáp án mà tôi được dạy trên trường.
Nhưng lớn lên, thực tế lại không dạy tôi như vậy. Thế nên tôi bắt đầu phân vân.
Cơ bản thì thực tế chứng minh nhiều điều khá trái ngược với những gì tôi học khi xưa. Lúc đầu thì tôi cảm thấy khó hiểu, nhưng dần dà thì tôi mới ngẫm ra "À, thì ra là vậy."
Và bài học tôi nhận được là:
Đầu tiên, người ta luôn cho bạn là "Quý ngài biết tuốt".
Điều này có nghĩa là họ luôn mặc định trong đầu rằng chúng ta luôn biết một chút gì đó về mọi thứ. Thế nên khi ta phạm lỗi, thay vì tha thứ lần đầu, họ lại khiển trách chúng ta.
Đơn cử như thế này nhé, vì sao khi cô giáo thấy tôi tô bức tranh màu đen, cô không lại hỏi rằng "vì sao em lại tô như vậy?" rồi sau đó giải thích cho tôi rằng trên thực tế vũ trụ màu đen, nhưng trong những bức tranh người ta sẽ dùng màu khác để bức tranh thêm đẹp hơn? Chẳng phải là vì cô giáo đã "mặc định" rằng tôi phải biết bức tranh được tô màu xanh ấy à.
Thứ hai là, đừng tin vào những gì bạn được "dạy" nếu bạn không tự mình kiểm chứng nó, mà kiểm chứng rồi, tin rồi và làm theo hay không là một chuyện khác.
Như ngày xưa học tiếng Anh, có một chữ 'was' mà giáo viên dạy tôi mỗi lần lại đọc một kiểu.
Hay như chuyện người ta hay bảo "Sống trên đời phải tốt với nhau. Mình không làm gì họ thì họ cũng chẳng làm gì mình", nhưng cơ bản thì đời chẳng phải thế.
Thứ ba, đời có nhiều mâu thuẫn, quen là ổn ề. Lúc đầu còn thấy shock vì những mâu thuẫn ấy, sau này quen thì riết chẳng buồn nói luôn.
Cuối cùng, những gì bạn học đúng hay sai không quan trọng. Vấn đề là nó có được áp dụng đúng chỗ không thôi.
Bạn được dạy rằng phải công chính liêm minh. Nhưng đến lúc bạn nằm trong bệnh viện hay nặng hơn là "nằm dưới ba tấc đất" mà không biết vì sao mình lại nằm ở đó thì bạn phải hiểu rằng bạn áp dụng "công chính liêm minh" sai chỗ rồi.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip