NGOẠI TRUYỆN: THEO BÓNG SƯ PHỤ - 4: CHUYỆN NGƯỜI NGHĨA PHỤ Ở KHOÁI CHÂU.

🎵”Em có chắc không tìm ai mới đủ với em
Đừng nên dang tay cho người khi mới ngủ với em
Nếu anh ta vô hại
Nếu em không thơ dại
Tôi vẫn sẽ hỏi lại
Tôi mong em không ngại
Nếu anh ta vô hại
Nếu em không thơ dại
Tôi vẫn sẽ hỏi lại
Liệu em có chắc? “

“Mày lại lảm nhảm rồi đấy, câm một lúc cho mồm ăn da non đi”.

“Thầy ơi, chúng ta đi đâu đây?”

“Khoái Châu. Nhanh lên, đi tìm cái nhà trọ nào đó đi, tối rồi”.

2 thầy trò đang đi thì gặp một người ăn xin. Hắn ta bám lấy chân Lê Khiết mà xin xỏ:

“Lão gia, tiểu thư, xin rủ lòng thương”.
Lê Khiết vốn có lòng thương người, nàng liền lấy cho anh ta một chiếc bánh bao nàng mới mua, nhưng tên này được voi lại đòi cả Hai Bà Trưng, hắn ta muốn xin nốt  chiếc còn lại. Lê Phụng Hiểu thấy vậy liền mắng:

“Này tên kia, thanh niên sức dài vai rộng mà lại đi xin ăn phụ nữ, không thấy nhục à?”

“Bẩm đại nhân, giờ ông chửi con thế nào con cũng xin nghe, chỉ vì 2 đứa con còn nhỏ, nên con đành mặt dày đi xin ăn thế này”.

“Được rồi, nể ngươi có con nhỏ, ta cho ngươi đấy. Khiết, mày đừng ki bo nữa, tí tao mua lại cho, mày cho hắn nốt cái bánh đi”.

“CÁI GÌ? CON CÓ BẢO LÀ CON KHÔNG CHO HẮN ĐÂU? MÀ RÕ LÀ CÁI BÁNH NÀY LÀ CON BỎ TIỀN MUA, CÓ PHẢI THẦY ĐÂU MÀ ĐẠO LÝ?”
___

Tình hình là không tìm được nhà trọ rồi, nên 2 thầy trò đành dựng lều mà ngủ ngoài trời. Khiết đang gom cành khô để nhóm lửa, bỗng, nàng thấy 2 đứa bé cũng đang gom củi. Thấy Khiết không lấy được nhiều, 2 thằng bé mới đưa cho nàng một bó củi:

“Cho chị này”.

“Chị cảm ơn, 2 đứa là ai, sao giờ này không về nhà? Ở ngoài lạnh lắm”.

“Bọn em không có nhà”.

Lê Khiết thấy tội nghiệp 2 đứa, lại thấy cái lều khá rộng, nàng liền kéo 2 đứa bé về cùng.

Hóa ra chúng là con của tên ăn xin.

Lê Khiết có phần hơi ghét tên ăn xin này. Sao lại để 2 đứa con khổ sở thế này chứ? Trẻ con mà, trừ trẻ con Everton ra, đứa trẻ nào cũng là thiên thần – Nàng thầm nghĩ. Nhẽ ra nàng sẽ mặc kệ tên ăn xin, nhưng bọn trẻ không chịu đi nếu không có cha nó, nên đành vậy, nàng kéo cả 3 cha con tới chỗ mình.

“Được rồi, hôm nay 3 cha con ngủ trong căn lều đó đi, còn ta và thằng ranh này sẽ ngủ một lều”.

“Cái gì? 4 người ngủ với nhau, con ngủ 1 mình”.

“Mày điên à? Bọn tao ngủ 4 người thế đ*o nào được? Chật bỏ con mẹ ra”.

“Nam nữ thụ thụ bất thân, thầy đừng có tào lao”.

“Mày ảo tưởng ít thôi Khiết ạ, tao xin mày. Mày làm như mày đẹp lắm ấy, nghĩ mình là Điêu Thuyền à?”

“Xì, cái đứa không có thật, Lê Khiết này không thèm chấp”.😏

“Thôi tao xin mày, mày cứ ảo tưởng tiếp đi. Thằng nào chịu rước mày tao gọi thằng đó là cụ xưng con”.
___

Rốt cuộc thì Khiết cũng phải nghe lời, dù có chút hậm hực. Nói thì nói vậy, nhưng vừa đặt lưng xuống, Lê Khiết đã ngủ như chết rồi. Lê Phụng Hiểu thì khác, ông trằn trọc mãi không ngủ được.

Ông bước ra ngoài, thấy tên ăn xin đang tựa vào gốc cây mà thở dài. Thấy hắn cũng đang không ngủ được, ông tiến tới bắt chuyện.

“Không ngủ được à?”

“Dạ vâng, ông cũng vậy ạ?”

“2 đứa con ngươi kháu khỉnh như vậy, thế mà ngươi lại để chúng ăn đói mặc rét sao? Đi kiếm cái nghề gì mà làm đi chứ?”

Hắn ta lại thở dài:

“Con đúng là thằng khốn nạn, chỉ biết làm khổ vợ con”.

“Mà nói mới nhớ, vợ ngươi đâu rồi?”

“Cô ấy chết rồi ạ, cũng là do con cả”.

Hắn ta kể với Lê Phụng Hiểu cuộc đời của mình:

“Con tên là Phùng Trọng Quý, cha con là Phùng Lập Ngôn, năm xưa cũng là quan trong triều. Cha con có một người bạn thân là Từ Đạt. Người có một cô con gái rất xinh đẹp là Nhị Khanh...”

Nghe thấy 2 cái tên này, Lê Phụng Hiểu nhớ ra ngay. Phùng Lập Ngôn trong trí nhớ của ông là một người có tài nuôi quân. Đợt đó đi đánh Chiêm Thành, ông ta quản quân lương không thiếu một hạt thóc. Tiếc thay mắc bệnh nên bỏ mạng nơi ở nơi sa trường, Thái Tông cũng vô cùng thương xót.

“...Hồi đó nhờ 2 bên làm mối, con rước được nàng. Nhưng cái tính của con lại ham chơi, dù nàng có khuyên can, con tuy có nể, nhưng không nghe theo”.
May cho ngươi là lấy được Nhị Khanh, chứ ngươi lấy Lê Khiết chắc con điên đó băm ngươi thành trăm mảnh rồi – Lê Phụng Hiểu thầm nghĩ.

“Năm đó, vua đem quân đi đánh Chiêm Thành, cha con phải theo hầu. Con thì là con một nên không phải đi lính. Nhưng nàng ấy khuyên con nên theo giúp cha, còn nàng thì ở lại chăm sóc cha mẹ vợ và mẹ con.

Sau đó không lâu, họ lần lượt ra đi. Nàng về ở cùng bà cô họ Lưu. Bà ấy muốn gả nàng cho một người khác, nhưng nàng vẫn giữ tiết chờ con quay về. Tiếc là lúc đó con ăn chơi, chẳng nhớ tới nàng”.

“Rồi sao?”

“Nàng cho người tới nghe ngóng tình hình của con, con nghe sự tình, biết nàng còn chờ, nên cũng trở về. Thế mà con vẫn quen cái thói ăn chơi bài bạc. Lần đó đánh bạc hết tiền, con mê muội lấy cô ấy ra cược”.

“Tiên sư cha mày, trần đời tao chưa thấy thằng nào đánh bạc cược cả vợ. Rồi sao, vợ mày thế nào?”

“Vợ con không chịu nổi nỗi nhục đó, về nhà treo cổ tự vẫn”.

“Nếu mày thấy hổ thẹn với vợ, thì phải nuôi con cho tốt chứ? Sao lại...”

“Ngặt một nỗi con chưa xin lỗi được nàng, đêm ngày nhớ mong, nên chẳng làm được cái gì. Nàng có nỗi oan, chắc sẽ được thần phật bảo vệ, nhưng nàng cũng chưa bao giờ hiện về. Nàng hận con bạc tình thì đúng, nhưng 2 đứa bé kia, lẽ nào nàng không muốn thấy chúng hay sao?”

“Có lẽ mày ăn nói không thể chạm tới lòng người”.

“Con văn dốt võ nát, nên...”

“Có lẽ con bé kia sẽ giúp được mày”.
Lê Phụng Hiểu hất cằm về hướng Lê Khiết đang nằm.

“Cô gái đó sao?"

“Miệng lưỡi con nhỏ đó so với Tô Tần, Trương Nghi chỉ có hơn không có kém. Nếu mày có thể thuyết phục nó viết cho một bài văn tế, có lẽ vợ mày nghe thấy sẽ xuất hiện”.

“Nhưng...”

“Yên tâm đi, con nhỏ đó có thể khiến trời đất rung chuyển, chắc chắn sẽ thành công. Quan trọng là mày có thuyết phục được con nhỏ đó không?”
___

Quả đúng như những gì Lê Phụng Hiểu nghĩ, Lê Khiết nghe được chuyện, tức giận vô cùng. Nàng nhất quyết không chịu viết hộ. Chỉ đến khi 2 đứa bé cầu xin thay cha, nàng mới chấp thuận.

Lê Khiết lấy đất thay giấy, lấy kiếm thay bút, nhanh chóng viết ra bài văn tế cho Phùng Trọng Quý.

“Đó, đọc đi”.

Phùng Trọng Quý quỳ xuống mà lạy Lê Khiết. Sau đó, hắn vừa khóc vừa khấn:

“Hỡi ơi nương tử!
Khuê nghi đáng bậc,
Hiền đức vẹn mười.
Tinh thần nhã đạm,
Dáng điệu xinh tươi.
Khi về với ta,
Vợ chồng thân thiết.
Ai biết giữa đường,
Phút nên ly biệt.
Cha làm quan xa,
Ta theo hầu hạ.
Trải sáu năm dư,
Bặt tin nhạn cá.
Buồng xuân trướng lạnh.
Hạc oán vượn sầu.
Than ôi đường trước,
Gieo neo đến đâu!
Bên giời góc bể,
Nệm khách lẻ loi.
Tin nhà chợt đến,
Ngựa về quất roi,
Sắt cầm dìu dặt,
Lại gắn keo loan.
Vừa vui sum họp,
Phút bỗng lìa tan.
Ta sao bạc quá!
Nàng đáng thương thay!
Nói năng gì nữa,
Đã đến nỗi này.
Hoa bay trước viện,
Quế rụng giữa trời.
Phù dung ủ rũ,
Dương liễu tả tơi.
Phong cảnh còn đây,
Người đã xa chơi.
Lấy gì độ em?
Một lễ lên chùa
Lấy gì khuây em?
Duyên sau đền bù.
Non mòn bể cạn,
Mối hận khôn khuây.
Hỡi ôi nương tử,
Hâm hưởng lễ này”.

Bỗng dưng, trời đất tối tăm, mây đen bao phủ, từ trên trời, bỗng vang lên tiếng của một người con gái:

“Có phải Phùng lang đấy không? Nếu còn nghĩ đến tình xưa thì ngày mai xin đến chờ thiếp ở cửa đền Trưng Vương. Ân tình thiết tha, đừng coi là âm dương cách trở”.

Lê Khiết nghe vậy lại có cớ để ngạo nghễ. Nàng không viết thì thôi, chứ một khi đã viết thì trời nghiêng đất lở.
___

Nửa đêm, Phùng Trọng Quý tự mình đi tới đến Trưng Vương. Sau khi thắp hương cho Hai Bà Trưng, hắn ngồi đó chờ đợi. Cho tới khi phía Đông hửng nắng, nàng vẫn chưa tới. Chờ mãi chờ mãi, tới khi ánh sáng tắt dần ở phía Tây, nàng vẫn không xuất hiện.

Trọng Quý hổ thẹn với vợ, nên chẳng dám bỏ đi. Hắn định đi kiếm chỗ ngủ, thì nghe có tiếng khóc của một cô gái cách đó vài ba bước chân. Hắn tới nơi phát ra tiếng khóc, nhìn kĩ, ra là Nhị Khanh.

“Nương tử, là nàng sao?”

“Phu quân, chàng đến thật sao?”

Nhị Khanh cúi người hành lễ:

“Đa tạ ơn chàng, từ xa lặn lội tới đây, biết lấy gì để tặng chàng được?”

“Nương tử, ta xin lỗi, là lỗi do ta mê muội, lỗi do ta bạc tình”.

“Thiếp không có trách chàng”.

Dù nói vậy, nhưng Trọng Quý vẫn vô cùng xấu hổ. Nhận thấy vậy, Nhị Khanh liền nói đỡ cho hắn:

“Thiếp sau khi mất đi, Thượng đế thương là oan uổng bèn ra ân chỉ, hiện thiếp được lệ thuộc vào tòa đền này, coi giữ về những sớ văn tấu đối, không lúc nào nhàn rỗi để thăm nhau được. Mấy lần chàng gọi, nhưng Thượng Đế không nghe. Nhân hôm nay đi xem tướng quý nhân, ai ngờ chàng mời được người đó giúp, thiếp mới nhân đó xin Thượng Đế cho đi gặp, nếu không cũng chẳng biết tới khi nào hội ngộ cùng chàng”.

Lại nhận thấy Trọng Quý đã chờ cả ngày, mới nói:

“Vừa rồi thiếp nhân theo xe mây, lên có việc ở nơi Đế sở. Vì cớ có chàng nên thiếp đã phải bẩm xin về trước đấy; thành ra cũng sai hẹn với chàng một chút”.

Rồi cả 2 cứ nắm lấy tay nhau, thủ thỉ đủ thứ chuyện. Nói tới 2 đứa con, nàng chợt nhớ:

“Thiếp nghe trộm Thượng Đế nói với chư tiên, ở đất Thổ Lỗi có sinh ra một thánh nhân họ Lê, là bậc Mẫu nghi Thiên hạ, Quan âm Tái thế. Xem chừng chính là cô gái đã giúp chàng viết ra bài văn khấn đó”.

“Cô ta sao? Cô ta thực ra là ai?”

“Cô ấy sẽ lưu danh sử sách như vị Thiên Cổ Đệ Nhất Thái Hậu -  Linh Nhân Hoàng Thái Hậu”.

Nếu vậy thì quả là điềm may cho hắn. Nếu không có cô ấy giúp, có lẽ hắn đã không thể gặp lại được vợ của mình.

“Phu quân chàng ơi, Linh Nhân luận tài đức, so với Trưởng Tôn Hoàng Hậu còn là phần hơn. Chàng nên khuyên các con theo phò Thái Hậu, sau để lại tiếng thơm cho đời, thiếp dẫu chết cũng không nát”.

“Được, ta nghe nàng”.

“Còn nữa, thiên cơ bất khả lộ, chàng đừng nói gì về việc ngày hôm nay”.

“Ta nhớ rồi”.

Cả 2 nằm bên nhau thủ thỉ bao điều, cho tới khi Trọng Quý ngủ say, Nhị Khanh ôm lấy hắn lần cuối rồi biến mất.
___

Trọng Quý trở lại thì 2 thầy trò đã đi từ lâu. Lê Phụng Hiểu đưa cho lũ trẻ một túi gấm, dặn bao giờ cha về thì đưa cho. Trọng Quý mở ra, trong đó có một ít tiền và một lá thư:

“Đi về phương Bắc 50 dặm”.

Trọng Quý nghe theo, 3 cha con đi mãi đi mãi, cuối cùng cũng đến nơi mà Lê Phụng Hiểu nói, đó là một ngôi làng nhỏ.

“Này, cậu kia, tìm ai?”

“Chị cho tôi hỏi đây là đâu?”

“Thổ Lỗi”.

Thổ Lỗi, là nơi sinh của Thái Hậu Linh Nhân đó sao? Hắn ta hoang mang không biết sao Lê Phụng Hiểu lại đưa hắn tới đây thì người phụ nữ lại nói:

“Cậu là người mới, thế có ruộng để cày chưa? Nếu chưa mau tới nhà ông Lê Phụng Hiểu ở đầu làng mà xin ruộng”.

“Tôi không có tiền”.

“Cần gì tiền, cứ lên đó xin. Cả cái hương Thổ Lỗi này đều là đất phong của ông ấy cả. Cứ lên xin ruộng xin giống mà cày. Gia đình khó khăn ông ấy còn miễn thuế cho cơ...”

Trọng Quý được phát cho mảnh ruộng nhỏ. 3 cha con chăm chỉ làm ăn, cũng gọi là có của ăn của để. Trọng Quý hổ thẹn, lại vẫn còn nặng tình với Nhị Khanh, nên không nạp thêm thiếp, cũng chẳng còn dám ăn chơi cờ bạc, chỉ chăm chỉ làm ăn và dạy 2 đứa con nên người.
Sau này, 2 đứa trẻ đó vào cung làm cấm vệ quân. Được sự dìu dắt của Lý Kế Nguyên, tâm phúc của Ỷ Lan, 2 đứa trẻ trưởng thành vượt bậc, trở thành những mật vụ tài năng, góp công không nhỏ trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip