các ý trong nghị luận xã hội
I/ loại: nghị luận xã hội bao gồm:
+) nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+) nghị luận về một hiện tượng đời sống.
+) nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
II/ thao tác: đều sử dụng các thao tác lập luận: là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận... Ba thao tác cơ bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận.
PHẦN I: LƯU Ý CÁC TRIỂN KHAI Ý TRONG ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
- Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn.
- Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn.
- Trong trường hợp không đặt trực tiếp ba câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào bài làm thì người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó.
- Tùy theo thực tế của đề và thực tế bài làm, bước NHƯ THẾ NÀO có khi không nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc.
PHẦN II: CÁC BƯỚC LÀM TỪNG DẠNG BÀI CỤ THỂ:
1. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ:
1.1. Đề tài:
- Về nhận thức (lia tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...)
- Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, lòng độ lượng, tính trung thực, tính cương quyết, tính hòa nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ...)
- Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, anh em...)
- Về quan hệ xã hội (tình thầy trò, tình bạn...)
1.2. Về cấu trúc triển khai tổng quát:
- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (hiểu vấn đề cần nghị luận là gì).
- Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
- Nêu ý nghĩa của vấn đề (bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí).
1/ loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội.
2/ Đề tài: Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt cần được nhìn thêm.
2. NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG:
2.1. Đề tài: Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt cần được nhìn nhận thêm.
2.2. Về cấu trúc triển khai tổng quát:
- Nêu rõ hiện tượng
- Nêu nguyên nhân. Phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại.
- Bày tỏ thái độ, ý kiến về hiện tượng xã hội đó.
3. DẠNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT VẤN ĐỀ RÚT RA TRONG TÁC PHẨM:
3.1. Đề tài:
Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học, vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản ngắn gọn mà học sinh chưa được học.
3.2. Về cấu trúc triển khai tổng quát:
a/ Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện).
b/ Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện).
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip